Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Tiễn dặn người yêu ;  đọc hiểu tiễn dặn người yêu ; trắc nghiệm tiễn dặn người yêu ; tiễn dặn người yêu đọc hiểu ; tiễn dặn người yêu trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đề 1: 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau:

Lược dẫn: Cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng bố mẹ cô gái lại ham giàu, gả cô cho một người khác. Đoạn trích dưới đây nói về tâm trạng và hành động của cô gái khi biết tin cha mẹ đã gả mình cho một người mà mình không yêu.

Nghĩ đến anh mà nát ruột gan

Như nặn nến sáp không nên

Như ôm cây to không xuể

Em lập cập chạy vào đằng quản

Cất tiếng xa gần trách chú:

– “Giúp cháu với bác trai gái nhà trên

Giúp cháu với ơi chú ơi thím nhà dưới!”

– “Chúng ta không giúp nổi cháu ơi!

Ta đã ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi

Gói cau con người mang tới dạm

Dây trầu không người đã tới cuốn leo!”

Em yêu lại kêu:

– “Giúp tôi với hỡi chị em dâu rể trong nhà!”

Chị em dâu rể trong nhà cũng đáp:

– “Không giúp được em ơi!

Ta cũng ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi

Gói cau con người mang tới dạm

Dây trầu không người đã tới cuốn leo!”

Nghe chim cu trên ngọn cây cúc cu:

“Cũng đừng khóc cô ơi!

Cây tre nó thành giấy

Cây nứa nó thành ống

Con gái thành nàng dâu

Bố gả chồng cho đừng chối cô à!”

[…]

Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu

Lời chắc đanh như dao sắc chặt dong

Như lá dong kia đã lót ủ men nồng

Dẫu van xin cha cũng không buông không thả

Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Bằng con chẫu chuộc thôi.

(Trích Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao, Mạc Phi dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1973)

tiễn dặn người yêu ;  đọc hiểu tiễn dặn người yêu ; trắc nghiệm tiễn dặn người yêu ; tiễn dặn người yêu đọc hiểu ; tiễn dặn người yêu trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Nhân vật chính của đoạn trích trên là: (0,5 điểm)

  1. Cô gái
  2. Chàng trai
  3. Chú thím
  4. Chị em dâu rể

Câu 2. Đoạn trích trên nói về đề tài gì? (0,5 điểm)

  1. Gia đình
  2. Hôn nhân
  3. Chiến tranh
  4. Lễ hội

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ: “Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa/ Bằng con chẫu chuộc thôi” ? (0,5 điểm)

  1. Ẩn dụ
  2. Hoán dụ
  3. Nhân hóa
  4. So sánh

Câu 4. Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

  1. Ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba
  4. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói về tâm trạng của nhân vật “em” trong đoạn trích? (0,5 điểm)

  1. Tâm trạng hạnh phúc
  2. Tâm trạng đau khổ
  3. Tâm trạng nuối tiếc
  4. Tâm trạng giận dữ

Câu 6. Đoạn trích gián tiếp phê phán tập tục gì trong xã hội xưa? (0,5 điểm)

  1. Mê tín dị đoan
  2. Tin vào số mệnh
  3. Hôn nhân sắp đặt
  4. Thách cưới nặng nề

Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói về nội dung khái quát của đoạn trích? (0,5 điểm)

  1. Tình yêu tươi đẹp của cô gái và chàng trai
  2. Sự đổ vỡ trong cuộc sống gia đình
  3. Nỗi đau khổ khi bị ép buộc trong tình yêu
  4. Sự đối xử bất công đối với người phụ nữ

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Bạn rút ra được thông điệp gì cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên? (0,5 điểm)

Câu 9. Nêu chủ đề của đoạn trích? (1,0 điểm)

Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, bạn có suy nghĩ gì về những hậu quả của tục lệ hôn nhân ép buộc? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

 

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên.

tiễn dặn người yêu ;  đọc hiểu tiễn dặn người yêu ; trắc nghiệm tiễn dặn người yêu ; tiễn dặn người yêu đọc hiểu ; tiễn dặn người yêu trắc nghiệm
tiễn dặn người yêu ;  đọc hiểu tiễn dặn người yêu ; trắc nghiệm tiễn dặn người yêu ; tiễn dặn người yêu đọc hiểu ; tiễn dặn người yêu trắc nghiệm

Gợi ý trả lời tiễn dặn người yêu ;  đọc hiểu tiễn dặn người yêu ; trắc nghiệm tiễn dặn người yêu ; tiễn dặn người yêu đọc hiểu ; tiễn dặn người yêu trắc nghiệm

ĐỌC HIỂU tiễn dặn người yêu ;  đọc hiểu tiễn dặn người yêu ; trắc nghiệm tiễn dặn người yêu ; tiễn dặn người yêu đọc hiểu ; tiễn dặn người yêu trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng tiễn dặn người yêu ;  đọc hiểu tiễn dặn người yêu ; trắc nghiệm tiễn dặn người yêu ; tiễn dặn người yêu đọc hiểu ; tiễn dặn người yêu trắc nghiệm

Câu 1. A Cô gái

Câu 2. B Hôn nhân

Câu 3. D So sánh

Câu 4. A Ngôi thứ nhất

Câu 5. B Tâm trạng đau khổ

Câu 6. C Hôn nhân sắp đặt

Câu 7. C Nỗi đau khổ khi bị ép buộc trong tình yêu

 

Trả lời câu hỏi sau: 

Câu 8.

Học sinh được tự do rút ra thông điệp, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung câu chuyện. Tham khảo:

– Cha mẹ không nên ép buộc con cái trong tình yêu

– Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức về tự do yêu đương, bài trừ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội hiện đại

Câu 9.

Chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích là nỗi lòng đau khổ của cô gái khi bị gả bán cho người mà mình không yêu. Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với cô gái nói riêng và những người phụ nữ bị ép buộc tình duyên nói chung; đồng thời phê phán những hủ tục hôn nhân sắp đặt trong xã hội cũ. 

Câu 10.

Suy nghĩ về hậu quả của tục hôn nhân ép buộc:

– Dẫn đến hôn nhân không hạnh phúc, có thể đổ vỡ

– Đẩy con mình vào đau khổ, có thể dẫn tới cái chết

– Làm tan vỡ những mối tình tươi đẹp

tiễn dặn người yêu ;  đọc hiểu tiễn dặn người yêu ; trắc nghiệm tiễn dặn người yêu ; tiễn dặn người yêu đọc hiểu ; tiễn dặn người yêu trắc nghiệm
tiễn dặn người yêu ;  đọc hiểu tiễn dặn người yêu ; trắc nghiệm tiễn dặn người yêu ; tiễn dặn người yêu đọc hiểu ; tiễn dặn người yêu trắc nghiệm

VIẾT

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

Sau đây là một số gợi ý:

MỞ BÀI

– Giới thiệu đoạn trích: “Tiễn dặn người yêu” là một truyện thơ đặc sắc về cả mặt chủ đề tư tưởng lẫn nghệ thuật của dân tộc Thái.

Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một đoạn trích tiêu biểu – đó là đoạn trích nói về tâm trạng đau khổ của cô gái khi tình yêu tan vỡ vì bị cha mẹ ép gả cho người mà mình không yêu.

THÂN BÀI

1. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề:

a. Xác định chủ đề: Đoạn trích là nỗi lòng đau khổ của cô gái khi bị gả bán cho người mà mình không yêu. Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với cô gái nói riêng và những người phụ nữ bị ép buộc tình duyên nói chung; đồng thời phê phán những hủ tục hôn nhân sắp đặt trong xã hội cũ. 

b. Phân tích, đánh giá chủ đề:

– Chủ đề hôn nhân ép buộc là một chủ đề tương đối quen thuộc trong truyện thơ nói riêng và trong văn học nói chung.

– Đoạn trích đã tập trung diễn tả cái tâm trạng đau đớn đến cùng cực: “nát ruột gan”, hoàn cảnh đơn độc một mình của cô gái, khi mà cô bị ép gả cho người mình không yêu, và cũng đồng nghĩa với việc không đến được với người mà cô yêu mến. Việc cha mẹ gả cô khi “em còn trên nương/ khi em đang ngoài ruộng” cho thấy sự độc đoán của cha mẹ đối với con cái trong xã hội cũ, ở đó, quyền tự do yêu đương không được tôn trọng. Chi tiết cô gái gọi mọi người giúp mình nhưng ai cũng từ chối cho thấy việc ép gả đã trở thành một tập quán xã hội, và những chàng trai cô gái tự do yêu đương trở thành đơn độc, yếu ớt trước số đông. Cái tập quán hôn nhân sắp đặt mạnh tới nỗi mà dường như nó đã trở thành một lẽ tự nhiên, hình ảnh con chim cúc cu hót: “bố gả chổng cho đừng chối cô à” cho thấy điều đó.

– Dù không phát biểu trực tiếp, nhưng qua đoạn trích, ta cũng có thể thấy được thái độ của tác giả dân gian, họ đứng về phía cô gái, đứng về phía hạnh phúc chính đáng của những người yêu nhau. Chính vì đồng cảm với cô gái và căm phẫn hôn nhân sắp đặt, nên những lời thơ nói về cô gái vang lên thật tha thiết, chất chứa biết bao những nỗi niềm. Những câu thơ cuối của đoạn trích vừa là lời tự thán của cô gái, nhưng cũng đồng thời là lời bình luận của tác giả dân gian về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ: “ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa/ bằng con chẫu chuộc thôi”.

3.Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật:

– Ngôi kể: Đoạn trích được kể từ ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “em”. Từ điểm nhìn của người trong cuộc này, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được bộc lộ một cách trực tiếp, chân thực, có sức tác động mạnh đến người đọc/ nghe.

– Hình ảnh: Tất cả các hình ảnh trong đoạn trích này đều tập trung làm nổi bật tâm trạng đau khổ của cô gái khi bị cha mẹ ép gả cho người mình không yêu.

+ Đó là tâm trạng tan nát “như nặn nến sáp không nên/ như ôm cây to không xuể”. Nỗi đau khổ quá lớn vượt ra ngoài tầm tưởng tượng, ngoài tầm kiểm soát của con người.

+ Hình ảnh “bác trai bác gái nhà trên”, chú thím nhà dưới, chị em dâu rể trong nhà vừa nói về những người thân thích, vừa biểu tượng cho xã hội. Họ đã “ăn miếng trầu người mang tới gửi/ Miếng cau người mang tới dạm/ Dây trầu không người đã tới cuốn leo”. Hình ảnh cau trầu biểu tượng cho hôn nhân, cho tập tục cưới hỏi của xã hội, và việc họ đã ăn miếng trầu, miếng cau, hình ảnh “dây trầu không người đã tới cuốn leo” là biểu tượng cho việc họ đã bị ràng buộc vào tập tục hôn nhân ép buộc, họ tuân phục tập tục đó, nên không thể giúp đỡ cô gái. Như vậy, vì tuân theo hủ tục, mọi người đều quay lưng, cả xã hội đều quay lưng lại với cô gái.

+ Hình ảnh “con chim cúc cu” là biểu tượng của thiên nhiên. Con chim cúc cu cũng khuyên cô gái nên chấp thuận việc cha mẹ gả chồng cho cô gái, có nghĩa là tập tục ấy đã quen thuộc đến nỗi dường như trở thành một thứ quy luật hiển nhiên, một sức mạnh không thể chống trả, hiển nhiên như “cây tre nó thành giấy/ cây nứa nó thành ống”.

+ Sức mạnh của tập tục ấy còn thể hiện ở những hình ảnh ở đoạn cuối: “Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu/ Lời đã trao như dao sắc chặt dong/ Như lá dong kia đã lót ủ men nồng”. Đó là một sức mạnh ghê gớm mà cô gái không thể cưỡng lại.

– Bút pháp miêu tả: Đoạn trích sử dụng ngôn ngữ vừa giàu cảm xúc, vừa giàu hình ảnh, nhiều so sánh ví von. Chính những yếu tố đó đã góp phần miêu tả một cách sinh động, sâu sắc tình trạng cô độc cũng như tâm trạng đau đớn của cô gái.

KẾT BÀI

– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ở trên đã thể hiện một cách thấm thía nỗi đau của cô gái khi bị ép gả cho người mình không yêu, nỗi đau vì tình yêu tan vỡ. 

– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích đã cho ta có thêm hiểu biết về đời sống sinh hoạt và tình cảm của người dân tộc Thái trong xã hội xưa; đồng thời là lời nhắn nhủ hãy lên án những hủ tục, hãy bảo vệ quyền tự do yêu đương của mỗi con người.  

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

……………………………………

Đề 2: 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Tóm tắt nội dung: Cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng bố mẹ cô gái lại ham giàu, gả cô cho một người khác. Đoạn trích dưới đây nói về nỗi lòng của cô gái:

Em đã tính mà tính không đủ

Em đã lo mà lo chẳng tròn

Làm không nổi, sống coi như chết

Như ăn lá ngón lìa đời

Như nậy đá to đá sập

Vần đá tảng đè tay

Đè tay đè tay phải ngón út

Máu không rớt mà đau tận ruột

Máu không rơi mà buốt tận tim

Đau trong ruột không người đoái hoài

Buốt trong tim thăm hỏi nào ai?

Xót xa em trùm chăn thầm khóc

Cúi mặt nước mắt rỏ

Ngẩng lên hàng lệ rưng

Nước mắt rỏ hai dòng

Rỏ ba dòng

Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ

Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn.

(Trích Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao, Mạc Phi dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1973)

 

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: (0,5 điểm)

  1. Tự sự
  2. Biểu cảm
  3. Nghị luận
  4. Thuyết minh

Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng lời kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

  1. Ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba
  4. Cả A và C

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Em đã tính mà tính không đủ/ Em đã lo mà lo chẳng tròn”? (0,5 điểm)

  1. Điệp
  2. Ẩn dụ
  3. Hoán dụ
  4. So sánh

Câu 4. Phát biểu nào sau đây nói về đề tài của đoạn trích? (0,5 điểm)

  1. Tình bạn
  2. Tình yêu
  3. Tình vợ chồng
  4. Tình mẫu tử

Câu 5. Dòng thơ nào sau đây KHÔNG nói về tâm trạng của cô gái trong đoạn trích? (0,5 điểm)

  1. Xót xa em trùm chăn thầm khóc
  2. Máu không rơi mà buốt tận tim
  3. Làm không nổi, sống coi như chết
  4. Đè tay đè tay phải ngón út

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của đoạn trích? (0,5 điểm)

  1. Tâm trạng đau đớn của cô gái khi không đến được với người mình yêu
  2. Tâm trạng đau đớn của cô gái khi không người sẻ chia, thấu hiểu
  3. Tâm trạng đau đớn của cô gái khi phải sống một mình
  4. Cả A và B

Câu 7. Qua đoạn trích, tác giả dân gian gián tiếp bày tỏ thái độ gì đối với nhân vật “em”? (0,5 điểm)

  1. Lên án, tố cáo
  2. Đồng cảm, xót thương
  3. Mỉa mai, chế giễu
  4. Không bày tỏ thái độ

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Nêu tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong hai dòng thơ “Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ/ Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn” ? (0,5 điểm)

Câu 9. Xác định chủ đề của đoạn trích? (1,0 điểm)

Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, bạn có suy nghĩ gì về sự cần thiết của tự do yêu đương? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

 

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích tâm trạng của nhân vật “em” ở đoạn trích trên.

 

Gợi ý trả lời

ĐỌC HIỂU

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1. B Biểu cảm

Câu 2. A Ngôi thứ nhất

Câu 3. A Điệp

Câu 4. B . Tình yêu

Câu 5. D Đè tay đè tay phải ngón út

Câu 6. A Tâm trạng đau đớn của cô gái khi không đến được với người mình yêu

Câu 7. B Đồng cảm, xót thương

 

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 8.

Tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong hai dòng thơ: “Dòng rơi đằng trước đủ rửa rau muôn rổ/ Dòng rơi đằng sau đủ rửa rau muôn vườn”: Nhấn mạnh, làm nổi bật tâm trạng đau khổ vô bờ bến của cô gái.

Câu 9.

Chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau khổ của cô gái khi tình yêu tan vỡ, khi bị ép buộc lấy người mình không yêu. Qua đó, tác giả dân gian bày tỏ sự đồng cảm, nỗi xót thương đối với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ; đồng thời gián tiếp tố cáo hủ tục hôn nhân sắp đặt.

Câu 10.

Suy nghĩ về sự cần thiết của tự do yêu đương:

– Được tìm hiểu và chọn lựa cho mình một người đồng điệu, một con người mà mình thực sự yêu thương

– Giúp cho tình yêu và hôn nhân được bền vững

– Trao cho con người quyền tự do quyết định, do đó mà tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình, không đổi lỗi hay trách cứ người khác

 

VIẾT

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích tâm trạng của nhân vật “em” trong đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

Sau đây là một số gợi ý:

MỞ BÀI

Giới thiệu đoạn trích: “Tiễn dặn người yêu” là một truyện thơ đặc sắc của dân tộc Thái về chủ đề tình yêu và hôn nhân. Đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu là một trong những đoạn trích tiêu biểu, nói về tâm trạng của nhân vật “em” khi bị cha mẹ ép buộc lấy người mình không yêu, và cô phải lìa xa mối tình của mình.

– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích tâm trạng của nhân vật “em” được thể hiện qua đoạn trích.

THÂN BÀI

Ở hai câu thơ đầu, cô gái tự trách mình đã “tính không đủ”, “lo chẳng tròn”, để đến nỗi giờ tình yêu tan vỡ, không có cách gì cứu vãn. Hai câu thơ cũng thể hiện sự bất lực của cô gái. Trong một xã hội mà tập tục hôn nhân sắp đặt được chấp nhận, thì cô gái dù có cố gắng thế nào cũng không thể tính, không thể lo để mọi chuyện theo như ý muốn của mình được.

Những câu thơ tiếp theo diễn tả tâm trạng đau đớn của cô gái.

+ Nỗi đau là quá lớn. Cô tâm niệm rằng, nếu không đến được với người mình yêu thì cuộc sống sẽ thành vô nghĩa, “sống coi như chết”.

+ Hàng loạt các hình ảnh so sánh ví von được sử dụng để cụ thể hóa nỗi đau ấy: “như ăn lá ngón lìa đời”, “như nậy đá to đá sập”, “vần đá tảng đè tay”. Việc cô bị cha mẹ ép gả, việc cô không đến được với người mình yêu cũng giáng xuống đầu cô như những tảng đá, đè nát cuộc đời cô, như lá ngón, giết chết cuộc đời cô.

+ Nỗi đau đớn tiếp tục được bộc lộ ở những câu tiếp: Nỗi đau ấy không phải là nỗi đau bề ngoài, nỗi đau thể xác, mà nó thương tổn bên trọng, ở trong tận đáy tâm hồn: “đau tận ruột”, “buốt tận tim”.

+ Nỗi đau ấy lại nhân lên gấp bội khi không có người sẻ chia, thấu hiểu: “không người đoái hoài”, “thăm hỏi nào ai”. Hình ảnh cô gái hiện lên thật đơn độc, tội nghiệp: “Xót xa em trùm chăm thầm khóc”.

+ Nỗi đau ấy được hữu hình hóa ở hình ảnh những dòng nước mắt. Đó là một nỗi đau bật ra mạnh mẽ, không kìm nén được, dù cúi xuống hay ngẩng lên thì nỗi đau cũng khiến cho nước mắt tuôn rơi. Biện pháp thậm xưng ở hai câu cuối đẩy nỗi đau lên đến đỉnh điểm: Những dòng nước mắt chảy xuống đủ để “rửa rau muôn rổ”, “rửa rau muôn vườn”. Cô gái như bị nhấn chìm trong nỗi đau khổ của chính mình.

KẾT BÀI

– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ta thấy được những diễn biến tâm trạng của nhân vật “em” khi tình yêu tan vỡ. 

– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích khiến ta cảm thấy xót xa, thương cảm đối với thân phận của người phụ nữ xưa, khi họ là nạn nhân của hủ tục cưới xin ép buộc. Nó cũng giúp ta thêm trân quý quyền được tự do yêu đương trong xã hội hiện nay.  

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *