Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Bức tượng (S. Antov); đọc hiểu bức tượng ; trắc nghiệm bức tượng ; bức tượng đọc hiểu ; bức tượng trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc truyện ngắn sau: bức tượng ; đọc hiểu bức tượng ; trắc nghiệm bức tượng ; bức tượng đọc hiểu ; bức tượng trắc nghiệm
Có một người đàn ông miệt mài đào đất. Cái hố ông đào cứ sâu dần, một dòng nước chảy ra và dưới đó, cuối cùng đã lộ ra một lớp đất sét màu xanh.
– Đây chính là thứ mình cần – người đàn ông reo lên, hăng hái xúc đầy những xô đất sét.
Có lẽ ông ta đã đào tới cả ngàn xô đất cho tới khi bên cạnh cái hố mọc lên một đống đất sét cao ngút. Khi ấy người đàn ông mới yên tâm chui lên từ cái hố, lúc này đã là một cái giếng khá sâu. Sau đó người đàn ông bắt đầu dùng đống đất sét để hì hục nặn tượng chính mình.
Sau ba ngày lao động cật lực, bức tượng đã hoàn thành. Người đàn ông chăm chú nhìn nó và mỉm cười mãn nguyện:
– Rồi mai đây, nhiều thế hệ sẽ ngắm bức tượng này và nhớ đến ta. Giờ thì ta có thể yên tâm chết được rồi.
Năm tháng qua đi. Vào một buổi trưa hè nóng bức, sau khi múc một xô nước mát lạnh lên uống cho dịu cơn khát, một đám khách qua đường quay sang nhìn đống đất sét lùm lùm bên cạnh và nói với nhau:
– Ai đã đào cái giếng này quả là một con người tuyệt vời.
(Bức tượng, S. Antov – Trích từ 100 truyện cực ngắn thế giới, Hà Việt Anh dịch, Nxb Hội Nhà Văn, 2001, Tr.75)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong truyện là: (0,5 điểm)
- Biểu cảm
- Thuyết minh
- Nghị luận
- Tự sự
Câu 2. Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
- Ngôi thứ ba
- Ngôi thứ hai
- Ngôi thứ nhất
- Ngôi thứ nhất và thứ ba
Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của lời kể trong truyện? (0,5 điểm)
- Chỉ có lời nhân vật
- Chỉ có lời người kể chuyện
- Bao gồm cả lời người kể chuyện và lời nhân vật
- Bao gồm cả lời người kể chuyện, lời nhân vật và lời tác giả
Câu 4. Người đàn ông trong truyện đã miệt mài đào đất nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)
- Đào giếng để lấy nước uống
- Đào đất để tìm kho báu
- Đào để lấy đất sét nặn tượng chính mình
- Đào giếng để người đời sau có nước uống
Câu 5. Đáp án nào sau đây nói lên nội dung khái quát của truyện? (0,5 điểm)
- Kể về việc một người đàn ông đào đất để lấy đất sét nặn tượng chính mình
- Kể về việc một người đàn ông đào đất để lấy đất sét nặn tượng chính mình, nhưng rốt cuộc, việc làm có ích của ông ta không phải là nặn bức tượng, mà là để lại cái giếng nước.
- Kể về việc một người đàn ông đào đất và để lại cái giếng nước cho những người đời sau.
- Kể về việc một người đàn ông đào đất để lấy đất sét nặn tượng chính mình, với hy vọng được người đời sau nhớ tới.
Câu 6. Chủ đề của truyện ngắn trên là: (0,5 điểm)
- Mọi việc mà chúng ta làm chỉ có ý nghĩa khi nó hướng đến lợi ích của người khác
- Chúng ta sẽ bị lãng quên khi chỉ làm việc vì lợi ích của chính bản thân mình
- Khi làm việc, chúng ta cần nghĩ đến lợi ích của bản thân trước khi nghĩ đến lợi ích của người khác.
- Cả A và B
Câu 7. Thông qua câu chuyện trên, người kể đã gián tiếp bộc lộ thái độ gì? (0,5 điểm)
- Phê phán suy nghĩ và việc làm ích kỉ của người đàn ông
- Ca ngợi tinh thần lao động hăng say của người đàn ông
- Ca ngợi những con người lao động quên mình vì người khác
- Ca ngợi lòng biết ơn của những người đời sau đối với người đi trước.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Hãy thử đặt một nhan đề thích hợp cho câu chuyện trên? (0,5 điểm)
Câu 9. Theo bạn, chi tiết bức tượng qua năm tháng chỉ còn là “một đống đất sét lùm lùm” có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 10. Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết một bài văn nghị luận khuyên người khác từ bỏ lối sống ích kỉ.
Gợi ý trả lời bức tượng ; đọc hiểu bức tượng ; trắc nghiệm bức tượng ; bức tượng đọc hiểu ; bức tượng trắc nghiệm
Đọc hiểu
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. D Tự sự
Câu 2. A Ngôi thứ ba
Câu 3. C Bao gồm cả lời người kể chuyện và lời nhân vật
Câu 4. C Đào để lấy đất sét nặn tượng chính mình
Câu 5. B Kể về việc một người đàn ông đào đất để lấy đất sét nặn tượng chính mình, nhưng rốt cuộc, việc làm có ích của ông ta không phải là nặn bức tượng, mà là để lại cái giếng nước.
Câu 6. D Cả A và B
Câu 7. A Phê phán suy nghĩ và việc làm ích kỉ của người đàn ông
Câu 8.
Học sinh được tự do đặt nhan đề, miễn là ngắn gọn và phù hợp với nội dung, chủ đề của câu chuyện. Tham khảo: Bức tượng; Cái giếng nước; Bức tượng đích thực;…
Câu 9.
Chi tiết bức tượng qua năm tháng chỉ còn là “một đống đất sét lùm lùm” có ý nghĩa: khi chúng ta sống ích kỉ, thì mọi việc làm của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa, sẽ bị lãng quên.
Câu 10.
Suy nghĩ sau khi đọc câu chuyện:
– Con người cần suy nghĩ và hành động vì lợi ích của người khác chứ không chỉ cho lợi ích của bản thân mình.
– Những việc làm vì lợi ích của người khác sẽ giúp chúng ta luôn được người khác nhớ đến và trân trọng, biết ơn.
VIẾT bức tượng ; đọc hiểu bức tượng ; trắc nghiệm bức tượng ; bức tượng đọc hiểu ; bức tượng trắc nghiệm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Khuyên người khác từ bỏ lối sống ích kỉ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
Sau đây là một số gợi ý:
MỞ BÀI
– Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.
– Nêu lí do hay mục đích viết bài luận.
THÂN BÀI
1. Giải thích:
Sống ích kỉ là lối sống chỉ nghĩ đến cái lợi cho bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích của người khác.
2. Trình bày tác hại của lối sống ích kỉ:
– Lối sống ích kỉ khiến chúng ta bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, thậm chí bị cô lập, từ đó ta không thể tạo dựng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp.
– Lối sống ích kỉ khiến chúng ta trở nên đơn độc, khó nhận được sự giúp đỡ từ những người khác khi ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
– Lối sống ích kỉ khiến tâm hồn ta ngày càng trở nên chai sạn, dẫn đến vô cảm.
– Lối sống ích kỉ khiến cho một tập thể, một cộng đồng khó phát triển, bởi khi đó người ta chỉ chăm chút cho lợi ích của mình mà bỏ quên lợi ích chung.
v.v…
3. Trình bày lợi ích của việc từ bỏ lối sống ích kỉ:
– Chúng ta sẽ được mọi người yêu mến, biết ơn, từ đó mà xây dựng và duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp.
– Chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ từ người khác khi ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
– Chúng ta sẽ có đời sống tinh thần thoải mái, hạnh phúc.
– Chúng ta sẽ góp phần làm cho tập thể, xã hội ngày càng phát triển.
4. Gợi ý giải pháp khắc phục lối sống ích kỉ:
– Trước hết, cần phải nhận thức được những tác hại ghê gớm mà lối sống ích kỉ gây ra, cũng như những lợi ích to lớn nếu chúng ta từ bỏ được lối sống ích kỉ.
– Trong mọi suy nghĩ và hành động, cần biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình; hoặc làm sao để hài hòa giữa lợi ích bản thân và lợi ích của người khác.
– Việc từ bỏ lối sống ích kỉ cũng cần đến một ý chí kiên cường, một sự nỗ lực bền bỉ.
KẾT BÀI
– Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ lối sống ích kỉ.
– Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hy vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.