Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)  chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ

Đọc văn bản sau: chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ

CHUYẾN DU HÀNH VỀ TUỔI THƠ

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” như một chuyến tàu đưa ta trở về với tuổi thơ. Ta vừa vui sướng khi gặp lại hình ảnh của chính ta ngày thơ bé vừa bồi hồi vì những ngày tháng ấy sao mà xa xôi quá!

1. Với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, Nguyễn Nhật Ánh đã trao tận tay độc giả chiếc vé quý giá trở về những ngày ấu thơ xa vắng, cùng sống lại với những kỷ niệm tinh khôi, cùng đắm mình trong dòng suối mát của những năm tháng thiếu thời vô lo nghĩ. Một cuốn sách đáng đọc “cho tất cả những ai đã từng là trẻ con”.

2. Cuốn sách là lời tự thuật của cả Mùi bé và Mùi lớn, một là cậu bé tám tuổi tinh nghịch, lắm điều, hai là người đàn ông trải đời, biết suy nghĩ. Xuôi theo dòng hồi tưởng của Mùi về những năm tháng quá khứ, người đọc có dịp được tham gia vào thế giới đầy màu sắc của Mùi và những người bạn – Hải cò, con Tủn và Tí sún. Ở đó không có những nỗi lo thường trực về vật chất, cũng chẳng có những rạn vỡ đau đớn về tinh thần, có chăng cũng chỉ là những nỗi buồn bâng quơ khi trốn học đi chơi bất thành, khi bị cha mẹ la mắng và cùng lắm là ê ẩm mình mẩy khi bị phết nhẹ mấy roi vào mông.

Mỗi ngày mới trong thế giới kỳ diệu kia, lạ lùng thay, lại đều bắt đầu bằng những lời than thở: “Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”. Tuy nhiên, cái tẻ nhạt và buồn chán ấy không phải là cảm giác vô vị, bất lực trước cuộc đời mà nó thuần túy chỉ là vẻ chán ngán bởi phải thực hiện hàng tá những hành động lặp đi lặp lại: tỉnh giấc, ăn sáng, đi học, ngủ trưa, đi học rồi lại học bài, đi ngủ và tỉnh giấc. Bởi vậy, cậu chàng quyết định sẽ lấp đầy những ngày buồn tẻ bằng những “phi vụ” nghịch ngợm mà cũng hết sức đáng yêu. Bắt đầu từ trò chơi giả bộ làm phụ huynh, rồi tới việc đặt tên đồ vật bằng những cái tên chẳng-liên-quan-tẹo-nào, chưa kể tới việc xới tung cả khu vườn để lùng tìm một thùng báu vật không có thật, nuôi nấng một đàn chó hoang, hay thậm chí là mở cả tá phiên tòa để “xét xử” tội danh người lớn.

3. Từng câu chữ, từng trang viết trong “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” đều thấm đượm dư vị ngọt ngào của những ngày tấm bé, đều phảng phất hương thơm dịu ngọt của những kỷ niệm đẹp đẽ khó có thể phai mờ, khiến người đọc không khỏi bật cười thích thú. Đọc cuốn sách này, ta vừa vui sướng khi bắt gặp hình ảnh của chính bản thân ta, vừa ngỡ ngàng vì những tháng ngày xưa nhìn vậy sao mà xa xôi quá.

4. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” thực sự là một tác phẩm nhỏ xinh cho những ai mong muốn được trở về những ngày tháng xưa, được lắng đọng vài giây để chiêm nghiệm về quá trình trưởng thành của mỗi con người.

(Trần Mạnh Cường, nguồn: nxbtre.com.vn)

chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ

Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

  1. Thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm
  2. Thuyết minh, tự sự, nghị luận, biểu cảm
  3. Thuyết minh, tự sự, hành chính – công vụ, biểu cảm
  4. Thuyết minh, miêu tả, hành chính – công vụ

Câu 2. Đoạn văn sa-pô (in đậm) ở đầu văn bản có tác dụng gì? (0,5 điểm)

  1. Giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản
  2. Thu hút sự chú ý của người đọc
  3. Thể hiện quan điểm của người viết
  4. Cả A và B

Câu 3. Văn bản trên được triển khai theo cách nào sau đây:

  1. Diễn dịch
  2. Tổng – Phân – Hợp
  3. Quy nạp
  4. Song hành

Câu 4. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của phần 2? (0,5 điểm)

  1. Nêu giá trị của quyển sách
  2. Nêu thông điệp của quyển sách
  3. Tóm tắt nội dung của quyển sách
  4. Kể lại quá trình viết quyển sách

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của phần 3? (0,5 điểm)

  1. Nêu cảm nhận chung về quyển sách
  2. Nêu tác động của quyển sách đối với bản thân
  3. Thể hiện sự tiếc nuối đối với tuổi thơ đã đi qua
  4. Cả A và B

Câu 6. Mục đích của tác giả ở phần 4 là gì? (0,5 điểm)

  1. Đánh giá giá trị của quyển sách
  2. Đánh giá tài năng của tác giả
  3. Kêu gọi mọi người tìm đọc quyển sách
  4. Nhắc nhở mọi người nhớ về tuổi thơ của mình

Câu 7. Tác giả bảy tỏ thái độ gì đối với quyển sách qua văn bản trên? (0,5 điểm)

  1. Yêu thích
  2. Phê phán
  3. Ngưỡng mộ
  4. Tiếc nuối

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Nhận xét về các đặt nhan đề của tác giả? (0,5 điểm)

Câu 9. Mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì? (1,0 điểm)

Câu 10. Bạn có cảm nghĩ như thế nào về quyển sách sau khi đọc văn bản trên? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)

 

LÀM VĂN (4,0 điểm) chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ

Bạn hãy viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm “Cây chuối non đi giày xanh” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ
chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ

Gợi ý trả lời chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ

Đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ

Lựa chọn đáp đúng:

Câu 1. A Thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 2.  D Cả A và B

Câu 3. B Tổng – Phân – Hợp

Câu 4.  C Tóm tắt nội dung của quyển sách

Câu 5. D Cả A và B

Câu 6. C Kêu gọi mọi người tìm đọc quyển sách

Câu 7.  A Yêu thích

 

Trả lời câu hỏi sau chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ

Câu 8.

Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả:

Ngôn ngữ của nhan đề có tính hình tượng: với hình ảnh “chuyến du hành về tuổi thơ”, nhan đề không những hé lộ thông tin chính của văn bản, mà còn gợi trí tò mò đối với độc giả, hứa hẹn sẽ đem đến cho độc giả một chuyến du hành kì diệu, mang màu sắc cổ tích để trở về miền ấu thơ tươi đẹp của mình.

Câu 9.

Mục đích của tác giả:

– Giới thiệu nội dung tóm tắt, những giá trị của quyển sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” mang lại cho người đọc

– Ngầm kêu gọi mọi người tìm đọc quyển sách

Câu 10.

Cảm nhận về quyển sách sau khi đọc văn bản:

– Đó là một quyển sách viết về tuổi thơ, có nội dung hấp dẫn, với các nhận vật đáng yêu – mang tính cách hồn nhiên tinh nghịch của tuổi nhỏ

– Đó là một quyển sách tái hiện lại được những khoảnh khắc đẹp đẽ, trong sáng, ngọt ngào của tuổi thơ, khiến người đọc thích thú, say mê

chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ
Cây chuối non đi giày xanh

VIẾT chuyến du hành về tuổi thơ ; đọc hiểu chuyến du hành về tuổi thơ ; trắc nghiệm chuyến du hành về tuổi thơ

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học

b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh

Bạn hãy viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm “Cây chuối non đi giày xanh” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

c. Triển khai vấn đề:

MỞ BÀI

Giới thiệu khái quát về tác phẩm cần thuyết minh: “Cây chuối non đi dạy xanh” là một tác phẩm thể loại truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, viết về những kỉ niệm tình bạn tuổi ấu thơ tươi đẹp.

THÂN BÀI

1. Giới thiệu khái quát tác giả:

Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn đến từ mảnh đất Quảng Nam, chính vì vậy, các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh những địa danh ở miền quê này như Thị trấn Hà Lam, làng Đo Đo, ngã ba Cây Cốc… Chính những câu chuyện chân thực bước ra từ làng quê Việt Nam đã tạo được cảm giác chân thực cho độc giả, không chỉ riêng với độ tuổi mới lớn mà cho bất cứ ai đã từng trải qua độ tuổi này.

2. Tóm tắt nội dung tác phẩm:

– “Cây chuối non đi giày xanh” xoay quanh câu chuyện của đôi bạn trẻ Thắm và Đăng từ cấp 1, lên cấp 2 đến cái siết tay thật chặt ở cuối truyện. Từ tình bạn đẹp thuở đi học, có những lúc giận hờn vu vơ, có những kỉ niệm cùng đám bạn ở trường làng đã gieo mầm cho tình cảm đẹp đẽ của họ mãi sau này.

– Truyện còn là kỉ niệm về nỗi sợ tuổi thơ mang tên ông Cứ, là đám bạn nghịch ngợm nhưng đáng yêu (Phan “quân sư tình yêu”, chú tiểu Khôi tốt bụng, thánh thiện, nhỏ Lan, nhỏ Ngọc, thằng Định, thằng Biểu…) cùng những lần trốn nhà đi tập bơi, là bờ suối yên bình nơi Thắm – Đăng hò hẹn, là những rung động đầu đời và còn còn là trận chiến “thập tử nhất sinh” với chúng bạn ở cầu Hà Kiều…

– Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nhân vật như ông Cứ, ông Hoạch, bà Ước, thầy Lãm, cô Sa, anh Thắm, chị Hoè… cũng làm tăng thêm tính mới mẻ cho câu chuyện, mang lại những tiếng cười từ những nhận thức còn ngô nghê của trẻ nhỏ về thế giới của người lớn. Đồng thời, thông qua câu chuyện, tác giả còn thể hiện sự phản đối với hôn nhân sắp đặt bằng cách để Thắm đứng lên đấu tranh giành lấy hạnh phúc cho chính mình, tuy chỉ là những hành động rất bản năng nhưng lại rất phù hợp với lứa tuổi của nhân vật.

3. Đánh giá giá trị của tác phẩm:

Cuốn sách không chỉ lôi cuốn người đọc bởi giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành.

KẾT BÀI

Nêu tác động của tác phẩm đối với người đọc: Qua tác phẩm, người đọc sẽ rút ra cho mình những bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,… Từ đó mà thêm trân trọng những tình cảm ấy.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *