Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Không gia đình (Văn bản thông tin); trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)   Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 

Đọc văn bản sau:  Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 

“Không gia đình” là tiểu thuyết nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn chương của Hector Malot. Hơn một trăm năm nay, tác phẩm giành giải thưởng của Viện Hàn Lâm Văn học Pháp này đã trở thành người bạn thân thiết của tất cả những người yêu mến trẻ em trên khắp thế giới.

1. “Không gia đình” kể chuyện một em bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, đi theo một đoàn xiếc, rồi dẫn đầu đoàn ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rêmi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, “Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương”. Em đã tự lao động để sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của ông già tốt bụng, cụ Vitali, về sau thì tự lập và không những lo cho mình mà còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong.

Đã có khi em và cả đoàn lang thang suốt mấy ngày không có chút gì trong bụng. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan, bị giải ra trước toà án và bị ở tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali: giữ phẩm chất làm người.

2. Cuốn tiểu thuyết đã phản ánh cuộc sống lao động của nhân dân và công nhân trong chế độ tư sản, đồng thời ca ngợi sự lao động bền bỉ, tinh thần tự lập, chịu đựng gian khó, khích lệ tình bạn chân chính và lòng nhân ái, tình yêu cuộc sống, ý chí vươn lên không ngừng. Nó mang đến một bài học quý giá cho mỗi chúng ta về tình yêu thương giữa con người với con người, về tính tự lập, tự bước đi trên đường đời. Quan trọng nhất, để những ai có gia đình phải suy ngẫm, trân trọng may mắn, hạnh phúc mà mình đang có. Cuốn sách chứa đựng giá trị của tình thân mà không bao giờ lỗi thời. Một câu chuyện cảm động về tình yêu thương con người trong những hoàn cảnh gian nan nhất. “Không gia đình” có lẽ vì thế đã vượt qua biên giới nước Pháp và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả toàn thế giới trong suốt hơn một thế kỉ qua.

 (Theo http://thcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn)

Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 

Lựa chọn đáp án đúng: Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 

Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

  1. Thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm
  2. Thuyết minh, tự sự, nghị luận, biểu cảm
  3. Thuyết minh, tự sự, hành chính – công vụ, biểu cảm
  4. Thuyết minh, miêu tả, hành chính – công vụ

Câu 2. Đoạn văn sa-pô (in đậm) ở đầu văn bản có tác dụng gì? (0,5 điểm)

  1. Giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản
  2. Thể hiện quan điểm của người viết
  3. Thu hút sự chú ý của người đọc
  4. Cả A và C

Câu 3. Văn bản trên được triển khai theo cách nào sau đây:

  1. Diễn dịch
  2. Quy nạp
  3. Song hành
  4. Tổng – Phân – Hợp

Câu 4. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của phần 1? (0,5 điểm)

  1. Nêu giá trị của quyển sách
  2. Nêu thông điệp của quyển sách
  3. Tóm tắt nội dung của quyển sách
  4. Kể lại quá trình viết quyển sách

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của phần 2? (0,5 điểm)

  1. Nêu giá trị nội dung của quyển sách
  2. Nêu tác động của quyển sách đối với bản thân
  3. Nêu lên bối cảnh xã hội được phản ánh trong quyển sách
  4. Nêu lên vẻ đẹp của tâm hồn con người được thể hiện trong quyển sách

Câu 6. Mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì? (0,5 điểm)

  1. Đánh giá giá trị của quyển sách
  2. Đánh giá tài năng của tác giả
  3. Cung cấp những thông tin cơ bản về quyển sách
  4. Cả A và C

Câu 7. Tác giả bảy tỏ thái độ gì đối với quyển sách qua văn bản trên? (0,5 điểm)

  1. Ca ngợi
  2. Phê phán
  3. Ngưỡng mộ
  4. Không thể hiện thái độ

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 

Câu 8. Bạn hãy thử đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 9. Thông điệp nào từ quyển sách được tác giả trình bày ở phần 2 có ý nghĩa nhất đối với bạn? Lí giải? (1,0 điểm)

Câu 10. Trình bày cảm xúc của bản thân về quyển sách “Không gia đình” sau khi đọc văn bản trên? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)

 

LÀM VĂN (4,0 điểm) Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 

Bạn hãy viết bài văn thuyết minh về lối sống vô cảm trong xã hội hiện đại.

 

Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 
Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình

Gợi ý trả lời Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 

Đọc hiểu  Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình  

Lựa chọn đáp án đúng  Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 

Câu 1. A Thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 2. D Cả A và C

Câu 3. A Diễn dịch

Câu 4. C Tóm tắt nội dung của quyển sách

Câu 5. A Nêu giá trị nội dung của quyển sách

Câu 6. D Cả A và C

Câu 7. A Ca ngợi

Câu 8.

Học sinh được tự do lựa chọn cách đặt nhan đề, miễn là khái quát được nội dung của văn bản. Tham khảo:

– Về quyển sách “Không gia đình”

– Một bài ca về lòng nhân ái

– “Không gia đình” – Thông điệp không biên giới

Câu 9.

Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lý giải thuyết phục. Tham khảo:

– Thông điệp: Quan trọng nhất, để những ai có gia đình phải suy ngẫm, trân trọng may mắn, hạnh phúc mà mình đang có

– Lí giải:

+ Gia đình là chỗ dựa vững chắc và ấm áp nhất của mỗi con người.

+ Tuy nhiên, đôi khi, do nó luôn ở đó, nó quá quen thuộc, nên nhiều người trong chúng ta lại quên mất giá trị của nó. Thông điệp của tác giả như một lời cảnh tỉnh, rằng mỗi chúng ta, khi đang có một gia đình để trở về, để yêu thương, để nương tựa, thì hãy biết trân trọng điều đó.

Câu 10.

Trình bày cảm xúc của bản thân về quyển sách “Không gia đình” sau khi đọc văn bản:

– Đó là một cuốn sách nổi tiếng, có nội dung hấp dẫn

– Đó là một quyển sách chứa đựng nhiều giá trị nhân văn cao đẹp, dạy cho chúng ta biết sống yêu thương, biết trân trọng gia đình, trân trọng những tài sản tinh thần vô giá mà chúng ta đang có.

Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 
Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình

VIẾT Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh về một vấn đề xã hội đương đại

b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh

Bạn hãy viết bài văn thuyết minh về lối sống vô cảm trong xã hội hiện đại.

c. Triển khai vấn đề:

MỞ BÀI

– Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: Vô cảm là một trong những lối sống ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay.

– Nêu định hướng của bài viết: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu về hiện tượng này, qua đó đề ra một số giải pháp cần thiết để khắc phục hiện tượng.

THÂN BÀI

1. Giải thích: Vô cảm là lối sống mà ở đó con người thờ ơ, lãnh đạm với bản thân mình hoặc/ và với những người xung quanh.

2. Biểu hiện của lối sống vô cảm:

– Thờ ơ, lãnh đạm với bản thân: bỏ bê bản thân, không biết cách chăm sóc bản thân, thờ ơ với tương lai của chính mình

– Không yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh: từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội

– Không quan tâm đến các vấn đề xã hội lớn nhỏ, kể cả những vấn đề có tác động trực tiếp tới bản thân

3. Tác hại của lối sống vô cảm:

– Lối sống vô cảm khiến tâm hồn con người ngày càng trở nên lãnh đạm, chai sạn, không biết rung cảm, yêu thương.

– Lối sống vô cảm khiến con người tự thu mình lại, sống khép kín, không xây dựng được các mối quan hệ với người khác

– Lối sống vô cảm khiến con người bỏ bê bản thân, bỏ bê tương lai của chính mình

– Lối sống vô cảm khiến cho xã hội bị suy nhược, bởi cái xấu, cái ác ngang nhiên hoành hành mà không có những người biết phẫn nộ, dám đấu tranh

4. Giải pháp khắc phục lối sống vô cảm:

– Học cách quan tâm, chăm sóc bản thân

– Học cách quan tâm và yêu thương người khác, bắt đầu từ những người trong gia đình

– Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động thiện nguyện

KẾT BÀI Không gia đình ; trắc nghiệm không gia đình ; đọc hiểu không gia đình 

– Khẳng định lại vấn đề: Lối sống vô cảm là một lối sống cần được khắc phục, loại bỏ.

– Từ những hiểu biết về lối sống vô cảm, mỗi bản thân cần tự suy ngẫm, có những hành động thiết thực để khắc phục, dần dẫn đến loại bỏ lối sống vô cảm ra khỏi xã hội loài người.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *