Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Tạp thi (Nguyễn Du), trắc nghiệm tạp thi ; đọc hiểu tạp thi ; tạp thi đọc hiểu ; tạp thi trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Tạp thi , trắc nghiệm tạp thi ; đọc hiểu tạp thi ; tạp thi đọc hiểu ; tạp thi trắc nghiệm
Đọc bài thơ sau:
Trai tài đầu bạc ngóng trời than,
Dựng nghiệp, mưu sinh luống lỡ làng.
Thu cúc xuân lan thành chuyện hão,
Hạ nồng đông rét giục ngày tàn.
Chó vàng thủ mãi quanh Hồng Lĩnh,
Mây trắng đau nằm cạnh Quế Giang.
Vẫn thích ở quê luôn có rượu,
Ba mươi đồng sẵn túi còn mang.
(Tạp thi 1 – Nguyễn Du, Nguyễn Thạch Giang dịch, in trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1978)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Thất ngôn bát cú Đường luật
- Song thất lục bát
- Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là? (0,5 điểm)
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Thuyết minh
Câu 3. Gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: Trai tài đầu bạc ngóng trời than? (0,5 điểm)
- Nhân hóa
- So sánh
- Hoán dụ
- Thậm xưng
Câu 4. Tác giả thể hiện tâm trạng gì qua câu thực: Thu cúc xuân lan thành chuyện hão/ Hạ nồng đông rét giục ngày tàn? (0,5 điểm)
- Buồn bã trước sự trôi chảy của thời gian
- Buồn bã trước sự ngắn ngủi của cuộc đời
- Buồn bã trước sự luân chuyển của bốn mùa
- Cả A và B
Câu 5. Phát biểu nào sau đâu nói lên nội dung của hai câu luận: Chó vàng thủ mãi quanh Hồng Lĩnh/ Mây trắng đau nằm cạnh Quế Giang? (0,5 điểm)
- Cuộc sống quẩn quanh, tù túng ở chốn quê nhà
- Thú vui điền viên ở chốn quê nhà
- Công việc thường ngày ở chốn quê nhà
- Những ngày đau ốm ở chốn quê nhà
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên cảm xúc chủ đạo của bài thơ? (0,5 điểm)
- Vui tươi
- Lạc quan
- Chán nản
- Âu lo
Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của bài thơ? (0,5 điểm)
- Nỗi lòng của tác giả khi con đường sự nghiệp còn dang dở
- Nỗi lòng của tác giả trước sự phù du của kiếp người
- Nỗi lòng của tác giả trước sự trôi nhanh của thời gian
- Nỗi lòng của tác giả khi tuổi già đã đến
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh “trai tài đầu bạc” ở câu đầu của bài thơ? (0,5 điểm)
Câu 9. Bạn có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? (1,0 điểm)
Câu 10. Từ nội dung bài thơ, bạn có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người đối với xã hội? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: khát vọng cống hiến.
Gợi ý trả lời Tạp thi , trắc nghiệm tạp thi ; đọc hiểu tạp thi ; tạp thi đọc hiểu ; tạp thi trắc nghiệm
Đọc hiểu
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. B Thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2. C Biểu cảm
Câu 3. C Hoán dụ
Câu 4. D Cả A và B
Câu 5. A Cuộc sống quẩn quanh, tù túng ở chốn quê nhà
Câu 6. C Chán nản
Câu 7. A Nỗi lòng của tác giả khi con đường sự nghiệp còn dang dở
Trả lời câu hỏi: Tạp thi , trắc nghiệm tạp thi ; đọc hiểu tạp thi ; tạp thi đọc hiểu ; tạp thi trắc nghiệm
Câu 8.
Hình ảnh “trai tài đầu bạc” ở câu đầu của bài thơ nói lên tâm trạng phẫn uất của tác giả: là người có tài nhưng không gặp thời, tuổi già đã đến mà đường công danh vẫn còn dang dở.
Câu 9.
Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Đó là một con người chất chứa trong lòng nhiều nỗi ưu tư, phiền muộn: có tài mà không gặp thời, chưa lập được công danh, trong khi đó cứ phải sống mãi cuộc sống quẩn quanh tù túng ở chốn quê nhà, với những thú vui thường ngày, nhìn thời gian cứ vùn vụt trôi qua mà bất lực.
Câu 10.
Suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người đối với xã hội:
– Con người là một phần tử của xã hội, cho nên, mỗi người cần phải có trách nhiệm đối với xã hội
– Con người cần phải ra sức học tập, lao động, cống hiến để xã hội phát triển
– Con người cần biết sống yêu thương người khác, cần biết lên tiếng đấu tranh đối với những cái xấu, cái ác trong xã hội, để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
VIẾT Tạp thi , trắc nghiệm tạp thi ; đọc hiểu tạp thi ; tạp thi đọc hiểu ; tạp thi trắc nghiệm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Suy nghĩ của bản thân về vấn đề: khát vọng cống hiến.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
Sau đây là một số gợi ý:
MỞ BÀI
– Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Con người là một phần tử cấu thành nên xã hội, cần phải có trách nhiệm với xã hội. Một trong những trách nhiệm đó là cần phải biết sống cống hiến,
– Nêu ý nghĩa/ tính cấp thiết/ tầm quan trọng của vấn đề: Sống cống hiến có vai trò vô cùng quan trọng, cấp bách, quyết định đến sự sống còn của một xã hội, một đất nước.
THÂN BÀI
1. Giải thích:
Sống cống hiến là nguyện đem hết tài năng, sức lực, tâm huyết của mình để góp phần cải thiện cuộc sống của mọi người, xây dựng một xã hội ngày càng ấm no, tốt đẹp.
Biểu hiện:
– Lao động, học tập hăng say
– Làm những việc có ích cho xã hội một cách vô vị lợi
– Lên tiếng đấu tranh trước những sự bất công trong xã hội
2. Lợi ích của việc sống cống hiến:
– Góp phần làm cho cuộc sống của những người xung quanh trở nên tốt đẹp hơn
– Góp phần làm cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển
– Góp phần đẩy lùi những cái xấu cái ác trong xã hội
– Góp phần phát huy hết năng lực của bản thân, hoàn thiện bản thân, làm cho đời sống tinh thần của mỗi cá nhân trở nên hạnh phúc, cuộc đời của mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa.
– Sống cống hiến cũng giúp bản thân người cống hiến được người khác tri ân, tôn trọng, yêu mến.
3. Các giải pháp để sống cống hiến:
– Ý thức được việc cống hiến là một trách nhiệm tự nhiên của cá nhân sống trong xã hội
– Nhận thực được những thành quả tốt đẹp mà lối sống cống hiến mang lại, cũng như những tác hại nếu không biết sống cống hiến.
– Tích cực, hăng say trong mọi công việc, luôn tâm niệm cho đi một cách vô tư, vô điều kiện
– Cổ vũ mọi người cùng nhau cống hiến cho xã hội
4. Mở rộng:
– Cần phê phán những người sống ích kỉ, không cống hiến cho xã hội.
– Cần lên án, ngăn chặn những hành vi gây tổn hại đến lợi ich của mọi người trong xã hội.
KẾT BÀI
– Khẳng định lại vấn đề: Sống cống hiến là một vấn đề quan trọng, cần thiết, nhất là trong cuộc sống hiện nay, khi mà con người ngày càng có tư tưởng vị kỉ, sống chỉ vì mình.
– Nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề: Mỗi người chúng ta cần phải ý thức được vai trò quan trọng của việc sống cống hiến, để từ đó xây dựng được một xã hội tốt đẹp.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.