Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Thái Bình mại ca giả (Nguyễn Du) ; đọc hiểu thái bình mại ca giả ; trắc nghiệm thái bình mại ca giả ; thái bình mại ca giả đọc hiểu ; thái bình mại ca giả trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc bài thơ sau: 

(1) Ở phủ Thái Bình[1] có ông lão,

Hai mắt mù mặc áo vải thô.

Nắm tay trẻ dắt ngoại ô,

Ven sông hát dạo lần mò kiếm ăn.

Thuyền bên có kẻ ham nghe hát,

Dẫn ông già xuống sát cửa thuyền.

Lúc này thuyền tối không đèn,

Cơm thừa canh cặn đổ tràn tứ tung.

Lò dò vô trong cùng, một góc,

Hai ba lần lóc ngóc cám ơn.

Miệng ca, tay nắn dây đàn,

Một hơi đàn hát chẳng lần nghỉ ngơi.

[…]

(2) Chục người xem mà đành phăng phắc,

Gió ru trăng vằng vặc trên sông.

Miệng sùi, tay mỏi lão ông,

Cất đàn, ngồi lại, thưa rằng đã xong.

Gần một canh, hết lòng hết sức,

Năm sáu đồng kiếm được thế thôi.

Ðứa em dẫn khỏi thuyền rồi,

Còn quay đầu lại gửi lời chúc may.

Chợt nhìn thấy cảnh này đau xót,

Phàm người ta chết tốt hơn nghèo.

Trung Hoa no ấm, nghe nhiều,

Trung Hoa cũng có người nghèo thế ư?

Kìa không thấy sứ từ xa lại,

Gạo thịt đầy thuyền cái thuyền con.

Người ăn no ứ vẫn còn,

Ðáy sông cơm ngọt món ngon đổ chìm.

(Trích Thái Bình mại ca giả – Nguyễn Du, Đặng Thế Kiệt dịch, in trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1978)

Lựa chọn đáp án đúng: thái bình mại ca giả ; đọc hiểu thái bình mại ca giả ; trắc nghiệm thái bình mại ca giả ; thái bình mại ca giả đọc hiểu ; thái bình mại ca giả trắc nghiệm 

Câu 1. Đoạn (2) của bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

  1. Lục bát
  2. Ngũ ngôn
  3. Tự do
  4. Song thất lục bát

Câu 2. Bài thơ trên có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào sau đây? (0,5 điểm)

  1. Tự sự và thuyết minh
  2. Thuyết minh và nghị luận
  3. Tự sự và nghị luận
  4. Tự sự và biểu cảm

Câu 3. Nhân vật chính trong bài thơ là?

  1. Sứ giả
  2. Người nghe hát
  3. Ông lão hát xẩm
  4. Đứa em

Câu 4. Những dòng thơ nào sau đây miêu tả cuộc sống của ông lão hát xẩm? (0,5 điểm)

  1. Nắm tay trẻ dắt ngoại ô/ Ven sông hát dạo lần mò kiếm ăn.
  2. Miệng ca, tay nắn dây đàn/ Một hơi đàn hát chẳng lần nghỉ ngơi.
  3. Miệng sùi, tay mỏi lão ông/ Cất đàn, ngồi lại, thưa rằng đã xong.
  4. Ðứa em dẫn khỏi thuyền rồi/ Còn quay đầu lại gửi lời chúc may.

Câu 5. Bài thơ vẽ lên hai bức tranh tương phản giữa: (0,5 điểm)

  1. Cuộc sống của ông lão hát xẩm và đứa bé
  2. Cuộc sống người nghèo và người giàu
  3. Cuộc sống của chủ nhà và sứ từ xa lại
  4. Cuộc sống của nhân dân và nhà vua

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên thái độ của tác giả được thể hiện qua bài thơ? (0,5 điểm)

  1. Lên án cuộc sống xa hoa lãng phí của tầng lớp quan lại
  2. Lên án cuộc sống xa hoa lãng phí của vua chúa
  3. Đồng cảm, xót thương đối với những người dân đói khổ
  4. Cả A và C

Câu 7. Bài thơ trên chứa đựng những giá trị nào sau đây? (0,5 điểm)

  1. Giá trị hiện thực và giá trị thẩm mĩ
  2. Giá trị thẩm mĩ và giá trị giáo dục
  3. Giá trị nhân đạo và giá trị nhận thức
  4. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: thái bình mại ca giả ; đọc hiểu thái bình mại ca giả ; trắc nghiệm thái bình mại ca giả ; thái bình mại ca giả đọc hiểu ; thái bình mại ca giả trắc nghiệm 

Câu 8. Hai câu thơ: Trung Hoa no ấm, nghe nhiều/ Trung Hoa cũng có người nghèo thế ư? thể hiện thái độ gì của tác giả? (0,5 điểm)

Câu 9. Nêu chủ đề của bài thơ? (1,0 điểm)

Câu 10. Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện qua bài thơ? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)

 

LÀM VĂN (4,0 điểm) thái bình mại ca giả ; đọc hiểu thái bình mại ca giả ; trắc nghiệm thái bình mại ca giả ; thái bình mại ca giả đọc hiểu ; thái bình mại ca giả trắc nghiệm 

Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ trên. 

thái bình mại ca giả ; đọc hiểu thái bình mại ca giả ; trắc nghiệm thái bình mại ca giả ; thái bình mại ca giả đọc hiểu ; thái bình mại ca giả trắc nghiệm 
thái bình mại ca giả ; đọc hiểu thái bình mại ca giả ; trắc nghiệm thái bình mại ca giả ; thái bình mại ca giả đọc hiểu ; thái bình mại ca giả trắc nghiệm

Gợi ý trả lời thái bình mại ca giả ; đọc hiểu thái bình mại ca giả ; trắc nghiệm thái bình mại ca giả ; thái bình mại ca giả đọc hiểu ; thái bình mại ca giả trắc nghiệm 

Đọc hiểu thái bình mại ca giả ; đọc hiểu thái bình mại ca giả ; trắc nghiệm thái bình mại ca giả ; thái bình mại ca giả đọc hiểu ; thái bình mại ca giả trắc nghiệm 

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1. D Song thất lục bát

Câu 2. D Tự sự và biểu cảm

Câu 3. C Ông lão hát xẩm

Câu 4. A Nắm tay trẻ dắt ngoại ô/ Ven sông hát dạo lần mò kiếm ăn.

Câu 5. B Cuộc sống người nghèo và người giàu

Câu 6. D Cả A và C

Câu 7. D Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

 

Trả lời câu hỏi sau: thái bình mại ca giả ; đọc hiểu thái bình mại ca giả ; trắc nghiệm thái bình mại ca giả ; thái bình mại ca giả đọc hiểu ; thái bình mại ca giả trắc nghiệm 

Câu 8.

Hai câu thơ: Trung Hoa no ấm, nghe nhiều/ Trung Hoa cũng có người nghèo thế ư? thể hiện thái độ ngạc nhiên của tác giả trước cảnh sống đói nghèo của ông lão hát xẩm; nó cũng cho thấy được nhận thức của tác giả về khoảng cách giữa những điều nghe thấy và cuộc sống thực tế.

Câu 9.

Chủ đề của bài thơ:

Bài thơ dựng lên hai bức tranh có sự tương phản gay gắt, giữa cuộc sống nghèo khổ của ông lão hát xẩm mù và tầng lớp quan lại, sứ giả; qua đó, tác giả vừa bộc lộ tấm lòng thương cảm đối với những cảnh đời cơ cực, vừa lên án sự sống xa hoa lãng phí của tầng lớp quan lại.

Câu 10.

Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện qua bài thơ:

– Đồng cảm, xót thương với những phận đời cơ cực

– Lên án giai cấp thống trị sống xa hoa, lãng phí

– Phê phán sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội

 

VIẾT thái bình mại ca giả ; đọc hiểu thái bình mại ca giả ; trắc nghiệm thái bình mại ca giả ; thái bình mại ca giả đọc hiểu ; thái bình mại ca giả trắc nghiệm 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

Sau đây là một số gợi ý:

MỞ BÀI

– Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Thái Bình mại ca giả” là bài thơ bằng chữ Hán được tác giả viết về những điều mắt thấy tai nghe trong đợt đi sứ sang Trung Quốc. Bài thơ chứa đựng những giá trị tư tưởng sâu sắc, qua đó cho thấy được tấm lòng nhân đạo cao đẹp của Nguyễn Du.

– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ.

THÂN BÀI

1. Xác định chủ đề:

Bài thơ dựng lên hai bức tranh có sự tương phản gay gắt, giữa cuộc sống nghèo khổ của ông lão hát xẩm mù và tầng lớp giàu có, quan lại, sứ giả; qua đó, tác giả vừa bộc lộ tấm lòng thương cảm đối với những cảnh đời cơ cực, vừa lên án sự sống xa hoa lãng phí của tầng lớp quan lại.

2. Phân tích, đánh giá chủ đề:

Bài thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc hai hình ảnh đối lập:

2.1. Hình ảnh hai ông cháu hát xẩm:

– Đó là một ông lão mù, nghèo khổ (mặc áo vải thô), vất vả mưu sinh (Ven sông hát dạo lần mò kiếm ăn).

– Cách hành xử của ông lão cũng thật tội nghiệp: khi được người ta thuê hát, ông bày tỏ lòng cảm ơn một cách tha thiết. Đối với ông, được người ta thuê hát chính là được ban ơn, để có cái ăn mà sống qua ngày. Khi rời khỏi thuyền, ông còn không quên gửi lời chúc may tới người thuê hát.

– Dù tuổi cao sức yếu, đói khổ, ông vẫn phải làm việc một cách thật vất vả: suốt một canh hết lòng hết sức đàn hát để mua vui cho người khác.

2.2. Hình ảnh tầng lớp giàu có:

Tong khi ông lão xẩm mù phải sống cuộc sống vất vả mưu sinh, đàn hát hết hơi để kiếm được miếng ăn thì cuộc sống của bọn giàu có thật thừa mứa, xa hoa, lãng phí:

– Đó là hình ảnh “cơm thừa canh cặn đổ tràn tứ tung” trên chiếc thuyền mà ông lão bước lên.

– Đó là hình ảnh Người ăn no ứ vẫn còn/ Ðáy sông cơm ngọt món ngon đổ chìm trên chiếc thuyền của sứ từ xa lại.

Quả là người ăn không hết, kẻ lần không ra, một thực trạng thật đau xót, ai oán.

2.3. Thái độ của tác giả:

– Bằng việc vẽ lên hai hình ảnh cuộc sống đối lập nhau, Nguyễn Du đã bày tỏ thái độ thương cảm, đau xót đối với ông cháu người xẩm mù nói riêng và những kiếp người cơ cực nói chung; đồng thời tỏ thái độ phê phán, phẫn nộ trước sự vô cảm, tàn nhẫn, xa hoa lãng phí của bọn người giàu có.

– Qua bài thơ, ta thấy được tấm lòng nhân đạo rộng lớn của Nguyễn Du: ông không chỉ nói về một xã hội cụ thể với những con người cụ thể, mà đó là tấm lòng đối với con người, đối với mọi xã hội nói chung.

KẾT BÀI

– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề của bài thơ: Bài thơ vừa mang giá trị hiện thực, vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

– Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ: Bài thơ không chỉ cho ta hiểu hơn về xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời, mà còn giúp ta thấy được tấm lòng nhân ái bao la của Nguyễn Du, con người có “con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn năm”.   

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

[1] Phủ Thái Bình, Trung Quốc

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *