Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Truyện kiều (Nguyễn Du); đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề 1:
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Đọc đoạn trích sau: truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Lược dẫn: Trong tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng với Thúy Vân và Vương Quan đi chơi xuân, khi trở về, gặp một nấm mộ vô danh ven đường, không người hương khói. Kiều hỏi thì được Vương Quan cho biết đó là mộ Đạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc nhưng bạc mệnh.
Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Phũ phàng chi bấy hoá công,
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
Sống làm vợ khắp người ta,
Hại thay thác xuống làm ma không chồng.
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tích lục tham hồng là ai ?
Đã không kẻ đoái người hoài,
Sẵn đây ta thắp một vài nén nhang.
Gọi là gặp gỡ giữa đàng,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.
Lầm rầm khấn vái nhỏ to,
Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.
Một vùng cỏ áy bóng tà,
Gió hiu hiu thổi một và bông lau.
Rút trâm giắt sẵn mái đầu,
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần.
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.
Lại càng ủ dột nét hoa,
Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nxb Dân Trí, Hà Nội, 2013)
Lựa chọn đáp án đúng: truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích? (0,5 điểm)
- Lục bát
- Tự do
- Song thất lục bát
- Ngũ ngôn
Câu 2. Đoạn trích trên có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào sau đây? (0,5 điểm)
- Tự sự và thuyết minh
- Thuyết minh và nghị luận
- Tự sự và nghị luận
- Tự sự và biểu cảm
Câu 3. Đoạn trích sử dụng điểm nhìn của nhân vật nào?
- Đạm Tiên
- Thúy Kiều
- Thúy Vân
- Vương Quan
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bốn câu thơ cuối? (0,5 điểm)
- Nhân hóa
- Hóa dụ
- So sánh
- Điệp
Câu 5. Tâm trạng của Thúy Kiều khi nghe câu chuyện về Đạm Tiên là? (0,5 điểm)
- Nhớ nhung
- Thương xót
- Buồn tủi
- Yêu mến
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của đoạn trích? (0,5 điểm)
- Nỗi thương cảm của Thúy Kiều đối với Đạm Tiên
- Nỗi thương cảm của Thúy Kiều đối với những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh
- Nỗi căm phẫn của Thúy Kiều đối với những người đàn ông bạc tình
- Cả A và B
Câu 7. Tác giả thể hiện thái độ gì qua đoạn trích trên? (0,5 điểm)
- Đồng cảm, xót thương đối với những kiếp người hồng nhan bạc mệnh
- Lên án chế độ trọng phong kiến nam khinh nữ
- Phê phán những kẻ đàn ông vô tình vô nghĩa
- Thể hiện ước mơ về một xã hội mà ở đó nam nữ được bình đẳng
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Câu 8. Nêu chủ đề của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 9. Theo bạn, quan niệm Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung có còn đúng với xã hội hiện nay không? Lí giải?
Câu 10. Bạn có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến sau khi đọc đoạn trích? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề của đoạn trích.
Gợi ý trả lời truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Đọc hiểu truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. A Lục bát
Câu 2. D Tự sự và biểu cảm
Câu 3. B Thúy Kiều
Câu 4. D Điệp
Câu 5. B Thương xót
Câu 6. D Cả A và B
Câu 7. D Thể hiện ước mơ về một xã hội mà ở đó nam nữ được bình đẳng
Câu 8.
Chủ đề của đoạn trích: Thông qua tâm trạng xót xa, thương cảm của Thúy Kiều dành cho Đạm Tiên, đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du: đồng cảm, xót thương đối với những người phụ nữ hồng nhan, bạc mệnh nói riêng và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
Câu 9.
Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:
– Quan niệm Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung không còn đúng với xã hội hiện đại.
– Lí giải: Vì trong xã hội hiện đại, nam nữ đã bình quyền, người phụ nữ đã tự chủ được cuộc sống, số phận của mình.
Câu 10.
Suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến sau khi đọc đoạn trích:
– Với quan điểm trọng nam khinh nữ, người phụ nữ trong xã hội phong kiến thường không có tiếng nói, không tự quyết định được cuộc đời của mình
– Là phái đẹp, họ vừa được nâng niu, nhưng cũng dễ trở thành món đồ chơi trong tay nam giới
– Khi còn hương sắc, họ được yêu mến, nhưng khi hương sắc tàn phai, họ lại bị hắt hủi, bỏ rơi.
VIẾT truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Phân tích, đánh giá chủ đề của đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
Sau đây là một số gợi ý:
MỞ BÀI truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một kiệt tác trong nền văn học dân tộc, chứa đựng trong nó những tư tưởng vô cùng sâu sắc.
– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề của đoạn trích để làm nổi bật những giá trị tư tưởng đó.
THÂN BÀI
1. Xác định chủ đề:
Thông qua tâm trạng xót xa, thương cảm của Thúy Kiều dành cho Đạm Tiên, đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du: đồng cảm, xót thương đối với những người phụ nữ hồng nhan, bạc mệnh nói riêng và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
2. Phân tích, đánh giá chủ đề:
– Thông qua lời nói và tâm trạng của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện nỗi xót thương đối với những kiếp người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Họ là những người con gái đẹp, tài năng. Khi còn nổi danh tài sắc, họ được yêu chiều, được vây bọc bởi bao trang nam tử. Nhưng khi họ bạc phận, lại chẳng kẻ đoái hoài.
– Cùng với lòng thương cảm những người phụ nữ là thái độ phê phán đối với sự bạc bẽo, vô tâm của xã hội nam quyền. Họ đến với Đạm Tiên vì tài sắc của nàng, vì thỏa mãn thú vui của họ. Họ không có một tấm lòng tri âm đối với nàng, và khi nàng chết, vô vàn những con người trước đó đã đến với nàng, đều đã quay lưng. Họ chỉ xem nàng như một trò tiêu khiển.
– Qua hình ảnh nấm mồ Đạm Tiên, Nguyễn Du cũng cất lên tiếng khóc cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh nói chung. Những kiếp người trời cho tài hoa nhưng lại đày ải họ trong bao nỗi đau khổ, nhục nhằn. Ở đây, lời khóc cho Đạm Tiên cũng chính là lời khóc cho chính Nguyễn Du, một người có tài nhưng lại phải chịu nhiều truân chuyên, chìm nổi. Như vậy, tư tưởng của Nguyễn Du không chỉ bó hẹp ở người phụ nữ trong xã hội cũ, mà còn nói về con người muôn thuở, những con người “nhất phiến tài tình thiên cổ lụy”.
KẾT BÀI
– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du đối với số kiếp bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói riêng và những kiếp người tài hoa bạc mệnh nói riêng.
– Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ: Đoạn trích đã cho ta hiểu hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, hiểu hơn về tấm lòng của Nguyễn Du đối với nhân sinh, từ đó mà biết sống yêu thương, nhân ái hơn đối với con người.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
———————
ĐỀ 2
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Đọc đoạn trích sau: truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Lược dẫn: Sau khi bị mắc mưu Sở Khanh lừa đi trốn và bị Tú Bà bắt lại, Thúy Kiều buộc phải ra tiếp khách làng chơi. Đoạn trích sau đây nói về tâm trạng của Thúy Kiều khi sống trong hoàn cảnh ấy.
Ôm lòng đòi đoạn xa gần,
Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau!
Nhớ ơn chín chữ cao sâu ,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Dặm nghìn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này.
Sân hoè đôi chút thơ ngây,
Trần cam ai kẻ đỡ thay việc mình?
Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!
Tình sâu mong trả nghĩa dày,
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa ?
Mối tình đòi đoạn vò tơ,
Giấc hương quan luống lần mơ canh dài.
Song sa vò võ phương trời ,
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nxb Dân Trí, Hà Nội, 2013)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích? (0,5 điểm)
- Lục bát
- Tự do
- Song thất lục bát
- Ngũ ngôn
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là? (0,5 điểm)
- Tự sự
- Thuyết minh
- Nghị luận
- Biểu cảm
Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói về đặc điểm của lời nhân vật trong đoạn trích? (0,5 điểm)
- Đối thoại
- Độc thoại
- Độc thoại nội tâm
- Cả A và B
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau? (0,5 điểm)
- Liệt kê
- Hoán dụ
- Nhân hóa
- Tiểu đối
Câu 5. Những đối tượng nào được Thúy Kiều nhắc tới trong đoạn trích? (0,5 điểm)
- Cha mẹ và các em
- Các em và người yêu
- Cha mẹ và người yêu
- Cha mẹ, các em và người yêu
Câu 6. Tâm trạng chủ đạo của Thúy Kiều trong đoạn trích là? (0,5 điểm)
- Nhớ thương
- Luyến tiếc
- Tuyệt vọng
- Chán chường
Câu 7. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với Thúy Kiều qua đoạn trích trên? (0,5 điểm)
- Đồng cảm, xót thương
- Yêu mến, trân trọng
- Tôn kính, ngưỡng mộ
- Bàng quan, lãnh đạm
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Câu 8. Nêu chủ đề của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 9. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên? (1,0 điểm)
Câu 10. Phân tích ngắn gọn về bút pháp ước lệ tượng trưng được tác giả sử dụng trong đoạn trích? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
LÀM VĂN (4,0 điểm) truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên.
Gợi ý trả lời truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Đọc hiểu truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
Câu 1. A Lục bát
Câu 2. D Biểu cảm
Câu 3. C Độc thoại nội tâm
Câu 4. D Tiểu đối
Câu 5. D Cha mẹ, các em và người yêu
Câu 6. A Nhớ thương
Câu 7. A Đồng cảm, xót thương
Câu 8.
Chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện nỗi nhớ thương, nỗi lo âu của Thúy Kiều đối với gia đình và với Kim Trọng, người đã cùng nàng đính ước trăm năm; qua đó ta thấy được nỗi khổ tâm mà Thúy Kiều đang phải chịu đựng, đồng thời cũng thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.
Câu 9.
Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích:
– Là một người con hiếu thảo, nặng lòng vì cha mẹ
– Là một người có trách nhiệm, lo lắng cho gia đình
– Là một người con gái chung thủy, luôn hướng về người mình yêu.
Câu 10.
Phân tích ngắn gọn về bút pháp ước lệ tượng trưng được tác giả sử dụng trong đoạn trích:
– Sử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất ước lệ, nhiều điển tích điển cố:
+ Nói về gia đình và bố mẹ: chín chữ cao sâu, bóng dâu, sân hòe…
+ Nói về người yêu: nguyện ước ba sinh, liễu Chương Đài, giấc hương quan
– Những hình ảnh đó làm cho lời thơ trở nên ngắn gọn, súc tích, nhiều sức gợi.
VIẾT truyện kiều ; đọc hiểu truyện kiều ; trắc nghiệm truyện kiều ; truyện kiều đọc hiểu ; truyện kiều trắc nghiệm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
Sau đây là một số gợi ý:
MỞ BÀI
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một kiệt tác trong nền văn học dân tộc. Đoạn trích đã cho ở đề bài thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”, nói về tâm trạng của Thúy Kiều khi phải vào chốn lầu xanh.
– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên.
THÂN BÀI
1. Hai câu thơ đầu nói lên tâm trạng rối bời, đau đớn, ngổn ngang trăm mối của Thúy Kiều.
2. Sáu câu tiếp nói về nỗi lòng của Thúy Kiều đối với cha mẹ và gia đình:
– Nỗi day dứt vì cha mẹ ngày một già yếu mà mình thì lưu lạc phương trời, không thể kề cận chăm sóc.
– Nỗi lo lắng vì hai em còn thơ ngây, sợ chưa biết lo toan việc gia đình, chăm sóc cha mẹ.
3. Bốn câu tiếp nói về nỗi lòng của Thúy Kiều đối với Kim Trọng:
– Nàng nhớ lại lời hẹn ước cùng Kim Trọng, và nỗi băn khoăn không biết Kim Trọng có hiểu cho tình cảnh phải bán mình chuộc cha, phải phụ lời thề với chàng hay không.
– Nàng cũng xót xa cho thân phận của mình, giờ không còn giữ được lòng chung thủy với Kim Trọng, phải trở thành món đồ chơi trong tay kẻ khác.
4. Hai câu thơ tiếp nói về nỗi đau đớn, băn khoăn của Thúy Kiều về việc trao duyên cho Thúy Vân: Nàng không biết Thúy Vân đã chịu kết duyên cùng Kim Trọng, để thay nàng trả nợ mối tình sâu nghĩa nặng cho Kim Trọng hay chưa.
5. Bốn câu cuối một lần nữa nhấn mạnh tâm trạng đau khổ rối bời của Thúy Kiều:
– Tình cảnh của nàng thật tội nghiệp: thui thủi vò võ một mình nơi đất khách quê người
– Ngày lại ngày, trong những giấc ngủ, luôn mơ về, nhớ về gia đình, nhớ về người yêu.
KẾT BÀI
– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích đã miêu tả một cách tinh tế và sâu sắc diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi phải tha hương, sống trong hoàn cảnh bất hạnh.
– Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ: Đoạn trích đã cho ta hiểu được thân phận chìm nổi bất hạnh, nỗi lòng đau đớn rối bời của Thúy Kiều, qua đó cũng thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nàng và tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.