Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mớiMời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐỀ 7 Đề 7 đề thi ĐGNL ĐHQG

Câu 1.   Đề 7 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ráng mỡ…, có nhà thì giữ”

  1. heo
  2. trâu

Câu 2. Đề 7 đề thi ĐGNL ĐHQG

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thuộc thể loại văn học dân gian nào?

  1. Thần thoại
  2. Sử thi
  3. Truyền thuyết
  4. Cổ tích

Câu 3. Đề 7 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Bác già tôi cũng già rồi/ Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! / Muốn đi lại tuổi già thêm nhạc/ Trước ba năm gặp bác một lần;” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ:

  1. Song thất lục bát
  2. Lục bát
  3. Thất ngôn bát cú
  4. Tự do

Câu 4. Đề 7 đề thi ĐGNL ĐHQG

(1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa

(Huy Cận)

(2) Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

(Xuân Quỳnh)

(3) “Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe …

(Nguyễn Ngọc Tư)

Từ “biển” trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?

  1. câu 2
  2. câu 3
  3. câu 2,3
  4. Không có câu nào

Câu 5. Đề 7 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét/ Tình yêu… như cánh kiến hoa vàng”

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

  1. anh
  2. em
  3. ta
  4. mình

Câu 6. Đề 7 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời/ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ Ngày mai trong đám xanh xuân ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…” (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

  1. dân gian
  2. trung đại
  3. thơ Mới
  4. hiện đại

Câu 7. Đề 7 đề thi ĐGNL ĐHQG

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu thương của Mị, dẫn đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm tình mùa xuân?

  1. Mùa xuân ở Hồng Ngài
  2. Tiếng sáo gọi bạn tình
  3. Hơi rượu
  4. Giọt nước mắt của A Phủ

Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

  1. cọ sát
  2. lỗ nực
  3. sắc sảo
  4. sáng lạng

Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh ấy là người…. làm gì cũng suy nghĩ…………. rồi mới quyết định.”

  1. chín chắn, cẩn trọng
  2. chín chắn, cẩn chọng
  3. chính chắn, cẩn trọng
  4. chính chán, cẩn chọng

Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Bởi vì tính chất nguy hiểm của dịch corona, anh ấy buột phải tự cách ni khi bị sốt, họ.”

  1. nguy hiểm
  2. buột
  3. cách ni
  4. cả B và C

Câu 11. Các từ “lơ lửng, nao núng, lung linh” thuộc nhóm từ nào?

  1. Từ ghép tổng hợp
  2. Từ ghép chính phụ
  3. Từ láy bộ phận
  4. Từ láy phụ âm đầu

Câu 12. “Vì Bích kiên trì trong học tập nhưng bạn ấy đạt kết quả tốt.”

Đây là câu:

  1. thiếu chủ ngữ
  2. thiếu vị ngữ
  3. sai cặp quan hệ từ
  4. sai logic

Câu 13. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)

Nhận xét phép liên kết của hai câu văn trên:

  1. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng
  2. Hai câu trên không sử dụng phép thế
  3. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp
  4. Hai câu trên sử dụng phép liên kết nối

Câu 14. Tại cuộc họp nóng chiều 31/1, trước cơn sốt khẩu trang y tế tăng giá gấp nhiều lần, khan hiếm hàng, Bộ Y tế cho biết: Hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì khi đến những chỗ nguy cơ cao như đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện có thể dùng khẩu trang y tế thông thường, thậm chí có thể dùng khẩu trang vải.

Trong đoạn văn trên, từ “cơn sốt” được dùng với ý nghĩa gì?

  1. Quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong xã hội.
  2. Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh
  3. Cách nói ẩn dụ chỉ những người tính cách đột nhiên khác biệt so với ngày thường.
  4. Tên một căn bệnh nguy hiểm mà con người thường mắc phải.

Câu 15. Trong các câu sau:

  1. Cuộc triển lãm tranh cổ động “cả thế giới khát khao” làm chúng ta thấm thía hơn về việc tiết kiệm nước cũng như bảo vệ nguồn nước.
  2. Từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường làng tới lúc trưởng thành bước chân vào cổng trường đại học.
  3. Chị ấy đẹp nhưng lao động giỏi
  4. Dù khó khăn đến đâu tôi cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Những câu nào mắc lỗi:

  1. II và III
  2. II và IV
  3. II và I
  4. III và IV

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rõ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

(Trích Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 16. Cả hai đoạn thơ trên đều sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Biểu cảm
  2. Miêu tả
  3. Tự sự
  4. Nghị luận

Câu 17. Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong những câu thơ nào của đoạn thơ thứ hai?

A. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

 B. Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

C. Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

D. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Câu 18. Nếu biện pháp tu từ trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”.

  1. So sánh
  2. Ẩn dụ
  3. Nhân hóa
  4. Ẩn dụ và nhân hóa

Câu 19.

Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ.

  1. Sự hi sinh của người mẹ
  2. Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho mẹ
  3. Thời gian vô thường làm tuổi xuân mẹ qua nhanh
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 20. Chỉ ra thông điệp của hai đoạn thơ trên.

  1. Thời gian không chờ đợi ai
  2. Công lao sinh dưỡng của mẹ không gì sánh bằng
  3. Cần biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Gợi ý trả lời

Câu 1. D

Câu 2. C Truyền thuyết

Câu 3. A Song thất lục bát

Câu 4. C câu 2,3

Câu 5. C ta

Câu 6. C thơ Mới

Câu 7. D Giọt nước mắt của A Phủ

Câu 8. C sắc sảo

Câu 9. A chín chắn, cẩn trọng

Câu 10. D cả B và C

Câu 11. D Từ láy phụ âm đầu

Câu 12. C sai cặp quan hệ từ

Câu 13. B Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng

Câu 14. A Quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong xã hội.

Câu 15. A II và III

Câu 16. A Tự sự

Câu 17. A Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Câu 18. C Nhân hóa

Câu 19. D Tất cả các đáp án trên

Câu 20. D Tất cả các đáp án trên

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *