Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mớiMời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐỀ 8 Đề 8 đề thi ĐGNL ĐHQG

Câu 1.   Đề 8 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ruộng bốn bề không bằng…trong tay”

  1. nghề
  2. vàng
  3. tiền
  4. của

Câu 2. Đề 8 đề thi ĐGNL ĐHQG

Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?

  1. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa đả kích các tầng lớp trên của xã hội
  2. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục các tầng lớp trên của xã hội
  3. Tiếng cười trào phúng phê phán trong nội bộ nông dân và có ý nghĩa giáo dục
  4. Tiếng cười phê phán thầy đồ dốt trong xã hội cũ

Câu 3. Đề 8 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Không Phật, không Tiên, không vướng tục/ Chẳng Trái, Nhạc cũng phường Hàn Phú/ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung/ Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” (Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ)

Đoạn thơ được viết theo thể nào?

  1. Hát nói
  2. Cáo
  3. Văn vần
  4. Phú

Câu 4. Đề 8 đề thi ĐGNL ĐHQG

(1) Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Từ “chân” trong câu thơ nào được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?

  1. Câu (1) – chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
  2. Câu (2) – chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
  3. Câu (1) và (2) – cùng chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
  4. Câu (2) – chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ

Câu 5. Đề 8 đề thi ĐGNL ĐHQG

Điền vào chỗ trống trong câu thơ “Người nói…lay trong rừng rậm/ Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con” (Dọn về làng – Nông Quốc Chấn)

  1. bông
  2. cỏ
  3. hoa

Câu 6. Đề 8 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hội/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi/ Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi” (Mời trầu – Hồ Xuân Hương) :

Bài thơ trên thuộc dòng thơ

  1. dân gian
  2. trung đại
  3. thơ Mới
  4. hiện đại

Câu 7. Đề 8 đề thi ĐGNL ĐHQG

Qua bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã khắc họa điều gì?

  1. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, tráng lệ và thơ mộng.
  2. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng.
  3. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Nam Bộ với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng.
  4. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Nguyên với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng.

Câu 8. Đề 8 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

  1. bạt mạn
  2. chính chắn
  3. chua xót
  4. giành dật

Câu 9. Đề 8 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bà cụ ……… cậu con trai, ăn tiêu …để tiết kiệm tiền cho con.”

  1. giấu diễm, dè xẻn
  2. giấu diếm, dè xẻn
  3. dấu diếm, dè sẻn
  4. giấu giếm, dè sẻn

Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Chị Ngọc là người chính chắn, làm việc gì cũng rất chỉn chu.”

  1. chính chắn
  2. làm
  3. chỉn chu
  4. cả A và C

Câu 11. Các từ “tươi tốt, chùa chiền, hoàng hôn” thuộc nhóm từ nào?

  1. Từ ghép
  2. Hai từ đơn
  3. Không xác định được
  4. Từ láy phụ âm đầu

Câu 12. “Giữa sự náo nhiệt của khu chợ cạnh nhà và sự ồn ã của còi xe vào giờ tan tầm” Đây là câu:

  1. thiếu chủ ngữ
  2. thiếu vị ngữ
  3. thiếu chủ ngữ và vị ngữ
  4. sai logic

Câu 13. Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)

Nhận xét phép liên kết của hai câu văn trên:

  1. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng
  2. Hai câu trên sử dụng phép nối, phép lặp
  3. Hai câu trên sử dụng phép thế
  4. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp

Câu 14. Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,… Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người cùng thời.

(“Vua Tàu Thủy” Bạch Thái Bưởi)

Trong đoạn văn trên, từ “kinh tế” được dùng với ý nghĩa gì?

  1. Trị nước cứu đời, là hình thức nói tắt của câu “kinh bang tế thế”
  2. Toàn bộ hoạt động của con người trong lao động, sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.
  3. Những người có đầu óc nhanh nhạy, tính toán hơn người.
  4. Tên gọi khác của lĩnh vực kinh doanh tàu thủy

Câu 15. Trong các câu sau:

  1. Hai chúng ta làm bài tập này nhé.
  2. Trước khi về quê nhà dạy học, tôi đã sống ở thủ đô Nam Vang mấy năm, tôi hiểu người dân Khơme muốn cái gì?
  3. Trong tác phẩm “Tắt đèn”, Nguyễn Công Hoan đã lên án sự bất công trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
  4. Qua nhân vật chị Dậu, ta thấy rõ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Những câu nào mắc lỗi:

  1. I và II
  2. II và III
  3. III và IV
  4. I và III

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20

“Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình

Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá

Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả

Nơi bão tổ dập dồn, chăng lưới, bủa vây

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!

Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ

Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã

Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

 

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình

Chủng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc

Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước

Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

 

Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu

Sóng quặn đỏ máu những người đã mất

Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc

Chín mươi triệu mỗi người thao thức tiếng “Việt Nam”

 

Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng

Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố

Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa

Tôi lắng nghe

Tổ quốc

Gọi tên mình!”

(Nguyễn Phan Quế Mai)

Câu 16. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 17. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

  1. Năm chữ
  2. Tám chữ
  3. Tự do
  4. Lục bát

Câu 18. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau “vạn tấc đất đớn đau”.

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Hoán dụ
  4. Điệp từ

Câu 19. Nêu nội dung chính của bài thơ trên.

  1. Khích lệ nhân dân cùng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
  2. Sự xót xa của tác giả với những nỗi đau của đất nước
  3. Lòng căm thù đối với bọn đế quốc xâm lăng
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 20. Ở khổ thơ thứ ba, tác giả đã miêu tả kẻ lạ mặt bằng những từ ngữ “rập rình”, “ngang nhiên”, “giẫm đạp”. Mục đích tác giả sử dụng những từ ngữ để miêu tả kẻ lạ mặt là gì?

  1. Thể hiện sức mạnh của kẻ lạ mặt
  2. Chúng ta phải đề phòng trước sự nguy hiểm của kẻ lạ mặt
  3. Khắc họa chân dung bạo ngược, tàn nhẫn của kẻ thù
  4. Thể hiện sự kém cỏi của kẻ lạ mặt

Gợi ý trả lời

Câu 1. A nghề

Câu 2. D Tiếng cười phê phán thầy đồ dốt trong xã hội cũ

Câu 3. A Hát nói

Câu 4. B Câu (2) – chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ 

Câu 5. C cỏ

Câu 6. B trung đại

Câu 7. A Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, tráng lệ và thơ mộng.

Câu 8. C chua xót

Câu 9. D giấu giếm, dè sẻn

Câu 10. A chính chắn

Câu 11. A Từ ghép

Câu 12. C thiếu chủ ngữ và vị ngữ

Câu 13. C Hai câu trên sử dụng phép thế

Câu 14. B Toàn bộ hoạt động của con người trong lao động, sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra

Câu 15. B II và III

Câu 16. C Biểu cảm

Câu 17. C Tự do

Câu 18. B Nhân hóa

Câu 19. D Tất cả các đáp án trên

Câu 20. C Khắc họa chân dung bạo ngược, tàn nhẫn của kẻ thù

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *