Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới. Mời các bạn cùng tham khảo.
ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Đề 11 Đề 11 đề thi ĐGNL ĐHQG
Câu 1. Đề 11 đề thi ĐGNL ĐHQG
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mống đông vồng tây, chẳng mưa…cũng bão giật”
- dây
- dông
- dai
- lâu
Câu 2. Đề 11 đề thi ĐGNL ĐHQG
Tiếng đàn “Ngu cầm” trong bài thơ Cảnh ngày hè thể hiện ước mong gì của Nguyễn Trãi?
- Ước mong về sự an nhàn
- Ước mong về sức mạnh của con người
- Ước mong về xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc, ấm no
- Ước mong về việc mở rộng lãnh thổ
Câu 3. Đề 11 đề thi ĐGNL ĐHQG
Thể loại của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là:
- Sử thi
- Cổ tích
- Truyền thuyết
- Thần thoại
Câu 4. Đề 11 đề thi ĐGNL ĐHQG
“Công viên là lá phổi xanh của thành phố”. Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
- công viên
- lá
- xanh
- thành phố
Câu 5. Đề 11 đề thi ĐGNL ĐHQG
Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Đâu những… thân tự thuở xưa/ Những hồn quen dãi gió dầm mưa” (Nhớ đồng –Tố Hữu)
- người
- hồn
- tình
- nhà
Câu 6. Đề 11 đề thi ĐGNL ĐHQG
“Vàng tỏa non tây, bóng ác tà/ Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa/ Ngàn mai lác đác, chim về tổ/ Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà” (Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
- dân gian
- trung đại
- thơ Mới
- hiện đại
Câu 7. Đề 11 đề thi ĐGNL ĐHQG
Qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi thể hiện điều gì?
- Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Nguyên
- Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ
- Vẻ đẹp tâm hồn của người Tây Bắc
- Những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương
Câu 8. Đề 11 đề thi ĐGNL ĐHQG
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
- súc tiến
- súc tích
- xinh sắn
- xung sức
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Từ ngày mai……., công ty A sẽ chính thức……….. vào công ty B.”
- trở đi, sát nhập
- chở đi, sát nhập
- trở đi, sáp nhập
- chở đi, sáp nhập
Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Bởi vì đường sá xa xôi, anh ấy đã nỡ hẹn với chúng tôi.”
- đường sá
- xa xôi
- nỡ hẹn
- chúng tôi
Câu 11. Các từ “xinh xinh, xanh xanh, rầm rầm” thuộc nhóm từ nào?
- Từ ghép đẳng lập
- Từ ghép chính phụ
- Từ láy toàn bộ
- Từ láy bộ phận
Câu 12. “Ngọc không những mua bút máy mà bạn ấy còn mua cả đồ dùng học tập.” Đây là câu:
- thiếu chủ ngữ
- thiếu vị ngữ
- thiếu chủ ngữ và vị ngữ
- sai logic
Câu 13. “Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc, có kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay, mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình” (Nguyễn Đăng Mạnh)
Nhận xét về cách thức trình bảy đoạn văn:
- Đoạn văn diễn dịch
- Đoạn văn tổng phân hợp
- Đoạn văn quy nạp
- Đoạn văn song hành
Câu 14. “Chị ấy gấu lắm. Từ thời đi học đến giờ không ai dám bắt nạt chị ấy đâu.”
Trong đoạn văn trên, từ “gấu” được dùng với ý nghĩa gì?
- Tên của một loài động vật
- Cách gọi khác của người yêu
- Tính cách hùng hổ, mạnh mẽ, không sợ ai cả
- Tên một loại đồ ăn
Câu 15. Trong các câu sau:
I. Tiếng giọt danh đổ ồ ồ, xói lên những rãnh nước sâu.
II. Hoa ban Tây Bắc nở rộ lung linh, hoa trắng núi trắng giời, hoa ban nở không kịp rụng.
III. Càng đổ dần về hướng mũi cà mau, thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chỉ chít như mạng nhện.
IV. Bằng những cố gắng không ngừng, anh đã tốt nghiệp đại học.
Những câu nào mắc lỗi:
- IV và III
- IV và II
- IV và I
- III và I
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ cầu từ câu 16 đến 20:
NGƯỜI TIỀU PHU
Tiều phu cùng học giả đang đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đã đề nghị chơi trò đoán chữ để cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mà mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua thì sẽ chi mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.
Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:
– Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?
Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏitiều phu câu trả lời là gì.
– Tôi cũng không biết! – Tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:
– Thật ngại quả, tôi kiếm được năm đồng rồi. Học giả vô cùng sửng sốt.
Câu 16. Xác định phương thức biểu đạt chính?
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Tự sự
- Nghị luận
Câu 17. Nội dung chính của câu chuyện trên là gì?
- Bác tiều phu ngu muội
- Cuộc thi tài của vị học giả và bác tiều phu
- Vị học giả khôn ngoan
- Câu chuyện chiếc thuyền
Câu 18. Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Làm một người khiêm tốn
- Không dùng tiền để thử tài
- Không nên thi thố với người khác
- Tất cả các phương án trên
Câu 19. Khiêm tốn thể hiện qua yếu tố nào?
- Lời nói
- Cử chỉ
- Hành động
- Tất cả các đáp án trên
Câu 20. Vị học giả hiện lên là người như thế nào?
- Tự tin
- Xấc xược
- Kiêu ngạo
- Nhút nhá
Gợi ý trả lời
- A dây
- C Ước mong về xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc, ấm no
- B Truyền thuyết
- B lá
- B hồn
- B trung đại
- D Những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương
- B súc tích
- C trở đi, sáp nhập
- C nỡ hẹn
- C Từ láy toàn bộ
- D sai logic
- B Đoạn văn tổng phân hợp
- C Tính cách hùng hổ, mạnh mẽ, không sợ ai cả
- D III và I
- C Tự sự
- B Cuộc thi tài của vị học giả và bác tiều phu
- A Làm một người khiêm tốn
- D Tất cả các đáp án trên
- C Kiêu ngạo