Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mớiMời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Đề 16    Đề 16 đề thi ĐGNL ĐHQG

Câu 1.   Đề 16 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Chuồng gà hướng …, cái lông chẳng còn”

  1. đông
  2. tây
  3. nam
  4. bắc

Câu 2. Đề 16 đề thi ĐGNL ĐHQG

Nội dung của tác phẩm Đại cáo bình Ngô là:

  1. Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của nghĩa quân Lam Sơn
  2. Tố cáo tội ác quân xâm lược
  3. Tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  4. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

Câu 3. Đề 16 đề thi ĐGNL ĐHQG

Văn bản Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 thuộc kiểu văn bản gì?

  1. Văn bản tự sự
  2. Văn bản nhật dụng
  3. Văn bản khoa học
  4. Văn bản nghệ thuật

Câu 4. Đề 16 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Mùa hè đến, màu áo xanh nhuộm biếc trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc.”

Từ nào trong câu trên được dùng với nghĩa chuyển?

  1. màu áo xanh
  2. biếc
  3. nẻo đường
  4. tổ quốc

Câu 5. Đề 16 đề thi ĐGNL ĐHQG

Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Thằng giặc…thằng chúa đất/ Đứa đè cổ đứa lột da” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

  1. Pháp
  2. Tây
  3. kia

Câu 6. Đề 16 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi bóng những hàng tre/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh” (Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

  1. dân gian
  2. trung đại
  3. thơ Mới
  4. hiện đại

Câu 7. Đề 16 đề thi ĐGNL ĐHQG

Qua tác phẩm Việt Bắc, Tố Hữu thể hiện rõ điều gì?

  1. Đất nước là sự kết tinh, hội tụ bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
  2. Cảm hứng lãng mạn và bi tráng về người lính ở Việt Bắc
  3. Khúc hùng ca, khúc tinh ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người trong cuộc kháng chiến
  4. Vận động đồng bào miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng núi Tây Bắc

Câu 8. Đề 16 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

  1. nóng nảy
  2. lảy mầm
  3. tiếng nóng
  4. nong nanh

Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Cậu ấy … phát hiện ra chỗ tiền mình ….bấy lâu đã không cánh mà bay. “

  1. giật mình, dành dụm
  2. giật mình, giành dụm
  3. dật mình, dành dụm
  4. dật mình, rảnh rụm

Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Chị Quỳnh là một người phụ nữ tháo dát, khó khăn nào trong công việc cũng được chị giải quyết một cách nhanh gọn.”

  1. tháo dát
  2. khó khăn
  3. công việc
  4. giải quyết

Câu 11. Các từ “quần bò, áo len, sách toán” thuộc nhóm từ nào?

  1. Từ ghép đẳng lập
  2. Từ ghép chính phụ
  3. Từ láy bộ phận
  4. Từ láy phụ âm đầu

Câu 12. “Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh” Đây là câu:

  1. thiếu chủ ngữ
  2. thiếu vị ngữ
  3. thiếu chủ ngữ và vị ngữ
  4. sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu

Câu 13. “Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám”

(Truyện cổ tích Tấm Cám)

Nhận xét về kiểu văn bản của đoạn trích trên:

  1. Văn miêu tả
  2. Văn thuyết minh
  3. Văn biểu cảm
  4. Văn tự sự

Câu 14. “Anh ấy là một mắt xích quan trọng trong hoạt động lần này của chúng ta.” Trong đoạn văn trên, từ “mắt xích” được dùng với ý nghĩa gì?

  1. Bộ phận đồng chất với nhau, móc nối với nhau tạp thành dây xích
  2. Tên người
  3. Giữ vị trí quan trọng, có quan hệ chặt chẽ trong một hệ thống nào đó.
  4. Tên của một loại mắt

Câu 15. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi:

I. Vịnh Hạ Long, một kì quan của thiên nhiên thế giới.

II. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục thước cao, gió bão không thể quật ngã.

III. Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy sắt, xông thẳng vào quân thù đã gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

IV. Con thuyền lật nhào rồi chòng chành.

  1. I và III
  2. I và IV
  3. II và IV
  4. III và IV

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến 20 :

CÁT VÀ ĐÁ

Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình.

Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI”

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.

Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dòng chữ: “HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI”. Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?”

Và câu trả lời anh nhận được là: “Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn”. Nhưng “Khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi”.

 (Sưu tầm)

Câu 16. Người bạn đã khắc lên đá dòng chữ gì?

  1. Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi
  2. Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi
  3. Hai đáp án trên đều đúng
  4. Hai đáp án trên đều sai

Câu 17. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Nghị luận
  4. Biểu cảm

Câu 18. Đâu là câu tục ngữ về tình bạn.

  1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  2. Có công mài sắt, có ngày nên kim
  3. Có chí thì nên
  4. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở

Câu 19. Theo em một người bạn tốt cần những phẩm chất nào?

  1. Trung thực
  2. Vị tha
  3. Chân thành
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 20. Thông điệp nào được gửi gắm từ câu chuyện trên ?

  1. Bài học về thích nghi với điều kiện khắc nghiệt
  2. Bài học về lòng nhân ái
  3. Bài học về sự tha thứ và lòng biết ơn
  4. Bài học về sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

 

Gợi ý trả lời

  1. A đông
  2. C Tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  3. B Văn bản nhật dụng
  4. A màu áo xanh
  5. C Tây
  6. D hiện đại
  7. C Khúc hùng ca, khúc tinh ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người trong cuộc kháng chiến
  8. A nóng nảy
  9. A . giật mình, dành dụm
  10. A . tháo dát
  11. B Từ ghép chính phụ
  12. D . sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu
  13. D Văn tự sự
  14. C Giữ vị trí quan trọng, có quan hệ chặt chẽ trong một hệ thống nào đó.
  15. B I và IV
  16. B Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi
  17. A Tụ sự
  18. D Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở
  19. D Tất cả các phương án trên
  20. C Bài học về sự tha thứ và lòng biết ơn

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *