Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mớiMời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Đề 18    Đề 18 đề thi ĐGNL ĐHQG

Câu 1.  Đề 18 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Tôm đi …, cá đi rạng đông”

  1. ráng chiều
  2. chạng vạng
  3. chập choạng
  4. nhá nhem

Câu 2.Đề 18 đề thi ĐGNL ĐHQG

Nội dung của tác phẩm Cảnh ngày hè là:

  1. Hình ảnh người nam tử với hào khí Đông A của thời đại nhà Trần.
  2. Khung cảnh mùa thu và nỗi niềm tha hương của tác giả.
  3. Tấm lòng xót thương cho những thân phận tài hoa bạc mệnh.
  4. Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của tác giả.

Câu 3. Đề 18 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi/ Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ:

  1. Lục bát
  2. Thất ngôn bát cú
  3. Song thất lục bát
  4. Tự do

Câu 4. Đề 18 đề thi ĐGNL ĐHQG

Câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào: “Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà”

  1. Phương châm về lượng
  2. Phương châm về chất
  3. Phương châm quan hệ
  4. Phương châm cách thức

Câu 5. Đề 18 đề thi ĐGNL ĐHQG

Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Từ ấy trong tôi bừng…. / … chân lí chói qua tim” (Từ ấy, Tố Hữu)

  1. ánh sáng, vầng trăng
  2. lửa đỏ, tia chớp
  3. niềm tin, hy vọng
  4. nắng hạ, mặt trời

Câu 6. Đề 18 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Anh không xứng là biển xanh/ Nhưng anh mong em là bờ cát trắng/ Bờ cát dài phẳng lặng/ Soi ánh nắng pha lê… ” (Biển, Xuân Diệu).

Đoạn trên thuộc dòng thơ:

  1. dân gian
  2. trung đại
  3. thơ Mới
  4. hiện đại

Câu 7. Đề 18 đề thi ĐGNL ĐHQG

Qua tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, tác giả Hồ Chí Minh muốn thể hiện điều gì?

  1. Tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  2. Khẳng định tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
  3. Nêu lên tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8. Đề 18 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

  1. huy hoàn
  2. sương sông
  3. xông xáo
  4. buôn ba

Câu 9. Đề 18 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc… đôi bờ, tôi cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn….., vững chắc” (Theo Thúy Lan)

  1. chù phú, dẻo dai
  2. trù phú, dẻo dai
  3. trù phú, rẻo rai
  4. chù phú, dẻo rai

Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Đùng đùng, cai lệ dật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”

  1. dật
  2. tay
  3. sầm sập
  4. không có từ dùng sai

Câu 11. Nhận xét phép liên kết trong đoạn sau: “Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống.” (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng).

  1. Phép thế, phép nối
  2. Phép nối, phép lặp
  3. Phép lặp, phép thế
  4. Phép liên tưởng, phép nối

Câu 12. “Những bông hoa sưa mong manh đến nỗi chỉ cần một làn gió nhẹ cũng đủ làm nên một trận mưa hoa”

Đây là câu:

  1. thiếu chủ ngữ
  2. thiếu vị ngữ
  3. không mắc lỗi sai
  4. sai logic

Câu 13. Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cả tỉnh sáng tạo. Tuy vậy, theo Xuân Diệu – tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đảo ấy lên một cách quả đảng. Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cải việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ. Chinh trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cả biệt của mình trong những giây phút cầm bút”.

  1. Đoạn văn diễn dịch
  2. Đoạn văn tổng phân hợp
  3. Đoạn văn quy nạp
  4. Đoạn văn song hành

Câu 14. “Ngày ngày mặt trời (1), đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời(2), trong lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

Từ mặt trời (2), chỉ đối tượng nào?

  1. Mặt trời của tự nhiên
  2. Đoàn người vào viếng lăng Bác
  3. Nhân dân miền Nam
  4. Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 15. Trong các câu sau:

I. Những cánh rừng nước Nga đang rên siết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì; sông ngòi bị cát bồi và khô cạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi…

II. Màn sương dày dần lên khiến cảnh vật xung quanh mờ đi.

II. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.

IV. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình ảnh và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ gia đình, làng xóm, họ hàng và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

Những câu nào mắc lỗi:

  1. I và II
  2. I, III và IV
  3. III và IV
  4. I và IV

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:

“(1) Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

(2) Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lặn vào đó.

(3) Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

(4) Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì – nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới….

(5) Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.

(Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Câu 16. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

  1. Miêu tả
  2. Biểu cảm
  3. Tự sự
  4. Nghị luận

Câu 17. Hãy đặt tiêu đề phù hợp nhất cho câu chuyện trên.

  1. Hai hạt lúa
  2. Sống là cống hiến
  3. Đừng sống thu mình
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 18. Hạt lúa thứ hai có tâm trạng thế nào khi được gieo xuống đất?

  1. Sợ hãi
  2. Vui sướng
  3. Buồn bã
  4. Chán nản

Câu 19. Đoạn trích (2) sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. So sánh
  2. Hoán dụ
  3. Điệp từ
  4. Nhân hóa

Câu 20. Thông điệp nào được rút ra từ đoạn trích trên?

  1. Sống thu mình là lối sống thất bại
  2. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa
  3. Biết cách vun trồng hạt lúa để có vụ mùa bội thu
  4. Tất cả các đáp án trên

Gợi ý trả lời

  1. B chạng vạng
  2. D Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của tác giả.
  3. A Lục bát
  4. A Phương châm về lượng
  5. D nắng hạ, mặt trời
  6. D hiện đại
  7. D Tất cả các đáp án trên đều đúng.
  8. C xông xáo
  9. B trù phú, dẻo dai
  10. A dật
  11. A Phép thế, phép nối
  12. C không mắc lỗi sai
  13. A Đoạn văn diễn dịch
  14. D D. Chủ tịch Hồ Chí Minh
  15. D I và IV
  16. C Tự sự
  17. A Hai hạt lúa
  18. B Vui sướng
  19. D Nhân hóa
  20. B Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *