Giới thiệu đến các bạn bài viết Đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia 2023 với phân môn Ngữ Văn (20 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mớiMời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Đề 20    Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

Câu 1. Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

Xác định thành ngữ trong khổ thơ sau: “Nay con cách trở quan san/ Hướng về quê mẹ đôi hàng lệ rơi/ Con xa mẹ một đời thương nhớ/ Bóng mẹ già, mình hạc xương mai/ Ngày qua tháng rộng, năm dài/ Mong con mẹ những u hoài” (Theo Sương Mai)

  1. cách trở quan san
  2. đôi hàng lệ rơi
  3. mình hạc xương mai
  4. Khổ thơ không có thành ngữ

Câu 2. Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

Nội dung của tác phẩm Nhàn là gì?

  1. Lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc của tác giả; khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
  2. Tấm lòng xót thương cho những thân phận tài hoa bạc mệnh.
  3. Hình ảnh của người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng.
  4. Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của tác giả.

Câu 3. Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,/ Tam quân tì hổ khí thôn ngưu./ Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu.” (Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão)

Bài thơ được viết theo thể thơ:

  1. Lục bát
  2. Thất ngôn tứ tuyệt
  3. Song thất lục bát
  4. Tự do

Câu 4. Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”. Đoạn văn sử dụng bao nhiêu từ láy?

  1. 1 từ
  2. 2 từ
  3. 3 từ
  4. 4 từ

Câu 5. Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Ta muốn… mây đưa và gió lượn,/ Ta muốn… cánh bướm với tình yêu,” (Vội vàng, Xuân Diệu)

  1. cắn, ôm
  2. thâu, uống
  3. hôn, ôm
  4. riết, say

Câu 6. Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Khăn thương nhớ ai,/ Khăn rơi xuống đất,/ Khăn thương nhớ ai,/ Khăn vắt lên vai./ Khăn thương nhớ ai./Khăn chùi nước mắt.”

Đoạn thơ trên thuộc thể loại văn học:

  1. dân gian
  2. trung đại
  3. thơ Mới
  4. hiện đại

Câu 7. Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

Qua đoạn trích Đất Nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm muốn thể hiện điều gì?

  1. Những cung bậc cảm xúc khi yêu và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
  2. Tình cảm gắn bó thân thiết giữa quân và dân trong kháng chiến chống Pháp.
  3. Thiên nhiên miền tây hùng vĩ và hình tượng người lính Tây Tiến vừa anh hùng, vừa bị tráng.
  4. Cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ: Đất nước là hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.

Câu 8. Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

  1. dông dài
  2. bịn dịn
  3. dở ra
  4. dương buồm

Câu 9. Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Rồi chị tôi cũng làm thế,……. mẹ cũng gỡ tóc, vo vo … mớ tóc rối lên chỗ ấy” (Theo Băng Sơn).

  1. bắc chước/ giắt
  2. bắt chước/ giắt
  3. bắt chước/ dắt
  4. bắc chước / dắt

Câu 10. Đề 20 đề thi ĐGNL ĐHQG

“Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ” (Theo Nguyễn Thành Long), “Làm khí tượng” là thành phần gì của câu?

  1. Khởi ngữ
  2. Trạng ngữ
  3. Chủ ngữ
  4. Vị ngữ

Câu 11. “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”, xác định trạng ngữ trong câu trên:

  1. Chúng ta có thể khẳng định rằng
  2. cấu tạo của tiếng Việt
  3. Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
  4. Là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó

Câu 12. “Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”. Đây là câu:

  1. thiếu chủ ngữ
  2. thiếu vị ngữ
  3. thiếu quan hệ từ
  4. sai logic

Câu 13. Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy món lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi”

  1. Đoạn văn diễn dịch
  2. Đoạn văn tổng phân hợp
  3. Đoạn văn quy nạp
  4. Đoạn văn song hành

Câu 14. “Đầu xanh có tội tình gì/ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.” (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Từ “đầu xanh” trong đoạn thơ trên được được dùng để chỉ điều gì?

  1. Màu của tóc.
  2. Người con gái.
  3. Cái đẹp.
  4. Tuổi trẻ.

Câu 15. Trong các câu sau:

I. Tắt đèn là tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

II. Trời đất tối tăm, mặt biển mù mịt không có bóng dáng của thuyền bè đi lại.

III. Các từ gom góp, in-tơ-net, tráng sĩ, ga-ra đều là từ mượn.

IV. Nhà em ở xa trường nên bao giờ em cũng đến trường học đúng giờ.

Những câu nào mắc lỗi:

  1. I và II
  2. I, III và IV
  3. III và IV
  4. I và IV

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:

Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia

đình êm ấm, con cái nên người là thành công…Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

Nhưng nếu suy ngẫm kĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta lại khao khát thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân ta thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.

Quan niệm cho rằng thành công sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng.

Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại. Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.

(Theo Lê Minh, http://songhanhphuc.net)

Câu 16. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

  1. Miêu tả
  2. Biểu cảm
  3. Tự sự
  4. Nghị luận

Câu 17. Theo tác giả, thành công là gì?

  1. là có thật nhiều tài sản giá trị
  2. là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
  3. là được nhiều người biết đến.
  4. là được sống như mình mong muốn.

Câu 18. Theo tác giả, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là gì?

  1. hạnh phúc
  2. tiền bạc
  3. danh tiếng
  4. quyền lợi

Câu 19. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…”

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Liệt kê
  4. Ấn dụ

Câu 20. Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?

  1. Cần chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức
  2. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa
  3. Thành công là có được những thứ ta mong muốn
  4. Bí quyết để có cuộc sống thành công thực sự

Gợi ý trả lời

  1. C mình hạc xương mai
  2. A Lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc của tác giả; khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
  3. B Thất ngôn tứ tuyệt
  4. C 3 từ
  5. D riết, say
  6. A dân gian
  7. D Cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ: Đất nước là hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
  8. A dông dài
  9. B bắt chước/ giắt
  10. A Khởi ngữ
  11. C Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
  12. C thiếu quan hệ từ
  13. A Đoạn văn diễn dịch
  14. D Tuổi trẻ.
  15. B I, III và IV
  16. D Nghị luận
  17. B là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
  18. A hạnh phúc
  19. C Liệt kê
  20. D Bí quyết để có cuộc sống thành công thực sự

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *