Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra:  Tùy bút  ; đặc trưng thể loại tuỳ bút ; đặc điểm thể loại tùy bút ; ôn tập về thể loại tùy bút (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

ÔN TẬP THỂ LOẠI TÙY BÚT,

Lựa chọn đáp án đúng:  

Câu 1. tùy bút ; đặc trưng thể loại tuỳ bút ; đặc điểm thể loại tùy bút ; ôn tập về thể loại tùy bút

Hoàn thành khái niệm về thể loại tùy bút bằng cách kéo thả các từ đúng vị trí:

Tùy bút là tiểu loại thuộc loại hình ký; thường tập trung thể hiện [vị trí thả 1], luôn có [vị trí thả 2] giữa yếu tố [vị trí thả 3] và yếu tố [vị trí thả 4].

  1. Trữ tình
  2. Cái Tôi tác giả
  3. Sự kết hợp
  4. Tự sự
  5. Biểu cảm

Câu 2.

Dòng nào không nói lên tiêu chí phân loại tùy bút?

  1. Dựa trên tiêu chí về cảm hứng.
  2. Dựa trên tiêu chí về dung lượng.
  3. Dựa trên tiêu chí về đề tài.
  4. Dựa trên tiêu chí về cảm hứng chủ đạo.

Câu 3. 

Hãy kéo thả ô vào các vị trí để hoàn thiện mô hình kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong tùy bút:

Mô hình có chất truyện:                 Vị trí thả 1

Mô hình có chất hồi tưởng:           Vị trí thả 2

Mô hình có chất khảo cứu:            Vị trí thả 3

  1. Chất trữ tình + chất khoa học/văn hóa/lịch sử/ địa lý.
  2. Chất trữ tình + yếu tố truyện/sự việc.
  3. Chất trữ tình + chất biểu cảm/miêu tả.
  4. Chất trữ tình + hồi ức/hồi tưởng.

Câu 4. 

Yếu tố tự sự trong tùy bút được hiểu là:

  1. Cốt truyện, sự việc, nhân vật.
  2. Câu chuyện/các sự việc đời sống có liên quan đến mạch cảm xúc, liên tưởng và suy ngẫm của tác giả.
  3. Các sự việc mà tác giả đã trải qua.
  4. Câu chuyện/các sự việc đời sống khơi gợi mạch cảm xúc, tình cảm của tác giả.

Câu 5. 

Yếu tố trữ tình trong văn bản tùy bút có tác dụng:

  1. Tạo chất thơ cho văn bản.
  2. Làm nổi rõ các sự việc, câu chuyện được kể.
  3. Thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6. 

Đặc điểm cái Tôi tác giả trong tùy bút là:

  1. Thể hiện thế giới tinh thần và đời sống tình cảm tác giả gắn liền với liên tưởng tài hoa, sâu sắc về người, sự việc.
  2. Thể hiện đời sống tình cảm, cảm xúc của tác giả về đối tượng.
  3. Thể hiện thế giới tinh thần và đời sống tình cảm tác giả.
  4. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người viết.

tùy bút ; đặc trưng thể loại tuỳ bút ; đặc điểm thể loại tùy bút ; ôn tập về thể loại tùy bút

Câu 7. 

Dòng nào nói lên cấu trúc của văn bản tùy bút:

  1. Triển khai theo một cốt truyện cụ thể xuyên suốt tác phẩm.
  2. Triển khai theo mạch cảm xúc nhất định xuyên suốt tác phẩm của tác giả.
  3. Triển khai theo nhận thức, quan điểm của tác giả xuyên suốt tác phẩm
  4. Triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, tư tưởng chủ đề xuyên suốt tác phẩm.

Câu 8. Dòng nào nói lên đặc điểm ngôn ngữ trong tùy bút?

  1. Ngôn ngữ giàu chất nhạc, hàm súc.
  2. Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
  3. Ngôn ngữ giàu chất thơ, mang đậm dấu ấn cá nhân.
  4. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn vùng miền.

Câu 9. Câu “Cảm hứng chủ đạo trong tùy bút chủ yếu là cảm hứng lãng mạn” đúng hay sai? Vì sao?

  1. Sai. Vì người viết có thể kết hợp nhiều cảm hứng khác nhau phụ thuộc vào đề tài, dung lượng và yếu tố trữ tình.
  2. Đúng. Vì người viết có khuynh hướng lý tưởng hóa, lấy cái Đẹp làm chuẩn.

Câu 10. Khi đọc xong văn bản tùy bút, người học cần:

  1. Đánh giá nội dung, hình thức, ý nghĩa của văn bản, phong cách người viết…
  2. Nhận ra tác động của văn bản làm thay đổi cách suy nghĩ, thưởng thức và đánh giá của cá nhân tới văn học, cuộc sống xung quanh.
  3. Suy nghĩ, hành động theo những thông tin mới mà cá nhân nhận được.
  4. Bổ sung suy nghĩ, nhận thức mới của cá nhân về đối tượng của tùy bút.

tùy bút ; đặc trưng thể loại tuỳ bút ; đặc điểm thể loại tùy bút ; ôn tập về thể loại tùy bút

Gợi ý trả lời  tùy bút ; đặc trưng thể loại tuỳ bút ; đặc điểm thể loại tùy bút ; ôn tập về thể loại tùy bút

Lựa chọn đáp án đúng 

Câu 1. 

Vị trí 1: B Cái tôi tác giả

Vị trí 2: C Sự kết hợp

Vị trí 3: D Tự sự

Vị trí 4: A Trữ tình

Câu 2. D Dựa trên tiêu chí về cảm hứng chủ đạo.

Câu 3.

Vị trí 1: b. Chất trữ tình + yếu tố truyện/sự việc.

Vị trí 2: d. Chất trữ tình + hồi ức/hồi tưởng.

Vị trí 3: a. Chất trữ tình + chất khoa học/văn hóa/lịch sử/ địa lý.

Câu 4. B Câu chuyện/các sự việc đời sống có liên quan đến mạch cảm xúc, liên tưởng và suy ngẫm của tác giả.

Câu 5. C Thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả.

Câu 6. A Thể hiện thế giới tinh thần và đời sống tình cảm tác giả gắn liền với liên tưởng tài hoa, sâu sắc về người, sự việc.

Câu 7. D Triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, tư tưởng chủ đề xuyên suốt tác phẩm.

Câu 8. C Ngôn ngữ giàu chất thơ, mang đậm dấu ấn cá nhân.

Câu 9. A Sai. Vì người viết có thể kết hợp nhiều cảm hứng khác nhau phụ thuộc vào đề tài, dung lượng và yếu tố trữ tình.

Câu 10. B Nhận ra tác động của văn bản làm thay đổi cách suy nghĩ, thưởng thức và đánh giá của cá nhân tới văn học, cuộc sống xung quanh.

 DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *