lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn văn xuôi trích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!. 

Đề 1: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

 “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy : trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức ? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.”

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

Cảm nhận đoạn trích trên. Từ đó nêu thông điệp của đoạn trích.

có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý
có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Gợi ý làm bài: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Mở bài: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm trong sự nghiệp cầm bút của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người.” Quả thực là như vậy. Nếu như trước đó, bước ng tâm thế của một cây bút lãng mạn, để mọi hình vào văn nghiệp trong tượng trong tác phẩm của mình thì sau này, trong quá trình viết, tìm hiểu khai thác về cuộc đời, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận ra được sử mệnh của người cầm bút. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét tư duy “nghệ thuật vị nhân sinh” – văn học sinh ra là vì con người, vì cuộc đời của ông. Nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – một người nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm trước cái đẹp, một tâm hồn luôn trăn trở suy tư về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Đây là nhân vật tư tưởng được Nguyễn Minh Châu khắc họa đậm nét và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả, đặc biệt là qua đoạn trích chứa nhiều thông điệp quý giá:

 “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh […] khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.”

Thân bài có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

* Tác giả: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến tranh, ngòi bút của ông hướng về khát vọng giải phóng đất nước với cảm hứng sử thi và lãng mạn. Thời hậu chiến, ông được xem là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc), người tiền trạm cho sự đổi mới văn học. Ở giai đoạn này, ngòi bút của ông quan tâm nhiều đến số phận cá nhân với cảm hứng đời tư, thế sự. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Thông qua những cảm nhận của Phùng và số phận con người thời hậu chiến nhà văn đã để lại nhiều thông điệp quý báu, nhất là thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

* Tác phẩm: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” in lần đầu trong tập truyện ngắn “Bến quê”, sau được in thành tập truyện riêng với tên gọi “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đoạn trích dẫn trên nằm ở phần đầu của tác phẩm, đây là đoạn trích miêu tả cảnh Phùng chụp được bức ảnh nghệ thuật và cảm xúc hân hoan hạnh phúc của anh khi được đón nhận cái đẹp.

có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý
có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

2. Cảm nhận đoạn trích có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

2.1 Nội dung có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Đoạn trích mở đầu bằng lời khẳng định của Phùng về khoảnh khắc có một không hai trong cuộc đời cầm máy ảnh của mình, đó là khoảnh khắc anh phát hiện ra bức ảnh nghệ thuật – một tuyệt tác của thiên nhiên tạo vật lúc bình minh.

Trước đó Phùng đã rất tỉ mỉ và dành nhiều u thời gian, thậm chí đã “phục kích” suốt mấy buổi sáng nhưng chưa chụp được tấm ảnh nào ưng ý. Anh đã săn tìm tấm ảnh nghệ thuật về cảnh biển một cách kỳ công. Anh rất công phu trong việc chọn một tấm ảnh có hồn, đã dành cả tuần lễ để suy nghĩ và kiếm tìm, thậm chí là kén chọn, đôi khi còn phải khước từ nhiều bức ảnh đẹp khác. Như vậy để chụp được một tấm ảnh đẹp người nghệ sĩ phải rất kỳ công từ việc lựa chọn thời gian, không gian, bố cục, đối tượng thẩm mỹ. Điều đó cho thấy Phùng rất có trách nhiệm với công việc, anh rất nghiêm túc trong lao động nghệ thuật bởi công việc này đòi hỏi tài năng, sự công phu và tâm huyết. Sau một tuần nhọc nhằn tìm kiếm, cuối cùng Phùng cũng tìm được cho mình một bức ảnh đẹp, đó là bức tranh chiếc thuyền lưới vó bồng bềnh trong biển sớm mù sương.

Câu văn mở đầu như một tiếng thốt: “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.” Cách dùng từ “có lẽ suốt một đời”, rồi “chưa bao giờ” diễn tả cảm xúc phấn khởi, phấn chấn, sự xuýt xoa, hân hoan của người nghệ sĩ khi bắt gặp đối tượng thẩm mỹ. Từ “đắt” cùng cách nói “cảnh “đắt” trời cho” mang đến niềm vui sướng vô bờ của Phùng, bởi đối với người làm nghệ thuật, việc bắt gặp một đối tượng thẩm mỹ mà mình tâm đắc là vô cùng hiếm gặp. Bởi vậy đây là cơ hội, là khoảnh khắc có một không hai trong cuộc đời cầm máy ảnh của Phùng. Chữ “đắt” còn cho thấy sự quý giá của khoảnh khắc, một khoảnh khắc hiếm hoi, hi hữu, kỳ diệu, nó chỉ xuất hiện một lần trong đời mà không có lần thứ hai. Khoảnh khắc ấy là khoảnh khắc người nghệ sĩ phát hiện ra cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại giới là phần thưởng xứng đáng cho người nghệ sĩ chân chính biết săn tìm và đón nhận cái đẹp.

Trong cảm nhận của Phùng, cảnh trước mặt anh giống như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Tranh bằng mực tàu là tranh thủy mặc – một loại tranh có sự kết hợp hài hòa giữa thơ ca, hội họa, và thư pháp. Đó là bức tranh đẹp có thần sắc, vừa hiếm lại vừa quý. Bức tranh đó lại là bức tranh của “danh họa” nữa thì đúng là kiệt tác nghệ thuật rồi. Cách cảm nhận đó vừa làm toát lên được giá trị của bức tranh vừa nhấn mạnh khoảnh khắc đắt giá tạo nên kiệt tác của Phùng. Nhà văn qua đó cũng khẳng định: những tác phẩm nghệ thuật vô giá không phải tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của một hành trình đi tìm cái đẹp, quá trình lao động miệt mài của người nghệ sĩ chân chính. Với một nghệ sĩ chân chính, không niềm vui nào bằng khám phá được vẻ đẹp bất ngờ của thiên nhiên và cuộc sống. Nhưng để có được khoảnh khắc hiếm hoi ấy phải kiên trì, đam mê và sống hết mình với nghệ thuật.

Đoạn trích tiếp tục là những cảm nhận của Phùng về bức tranh đẹp, đó là bức tranh thiên nhiên trong sáng, lãng mạn, thơ mộng trữ tình.

Khung cảnh thiên nhiên hiện lên huyền ảo như thực mà cũng như mộng: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào… vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Không gian là mặt biển sương mù; thời gian là lúc sáng sớm bình minh. Trong không gian, thời gian ấy chiếc thuyền ngoài xa hiện lên “loè nhoè”. Từ láy “lòe nhòe” gợi tả sự hư ảo, mơ hồ, mơ màng trong sương khói. Phép so sánh “bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào” làm nổi bật hai hai tông màu chủ đạo là màu trắng như sữa và màu “hồng hồng tạo nên hiệu ứng nghệ thuật đặc sắc. Màu trắng là gam màu lạnh, màu “hồng hồng” là gam màu nóng. Hai gam màu ấy hài hòa vào nhau tạo nên bức tranh trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi như cõi ảo huyền, thần tiên. Bức tranh ấy còn có sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Các từ láy “phăng phắc”, “khum khum” kết hợp phép so sánh “vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ” mang đến nét đẹp tĩnh tại, thanh tịnh, lắng đọng. Đó quả thật là một khoảnh khắc tuyệt diệu, một  “cảnh đắt trời cho” như chính Phùng thú nhận.

Đôi mắt nghệ thuật của Phùng cũng rất nhạy cảm trước cái đẹp, anh nhanh chóng chọn bố cục cho tấm ảnh: “tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi”. Trong hình dung ấy chiếc thuyền sẽ nằm gọn trong tâm điểm của ống kính nghệ thuật và trong sự lộng lẫy kỳ diệu của ngoại cảnh. Phép so sánh “y hệt cánh một con dơi” cùng cách miêu tả “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe” tạo nên sự sống động của bức tranh. Hình ảnh “vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ” mang vẻ đẹp tĩnh tại. Bức tranh trong cái nhìn ấy vừa có nét cổ điển vừa có nét hiện đại, vừa tĩnh tại vừa sống động. Kết quả mang lại từ lựa chọn bố cục của Phùng là “tất cả đều hài hòa từ khung cảnh đến đường nét tạo nên vẻ đẹp đơn giản và toàn bích”. Ánh sáng thì mơ hồ, con thuyền thì mang dáng vẻ trầm tư trên biển, tất cả tạo nên không khí nhẹ nhàng, yên tĩnh, thanh tịnh khiến cho ai nhìn vào cũng thấy dễ chịu.

Đoạn trích khép lại trong cảm xúc hạnh phúc và thăng hoa của nghệ sĩ Phùng, anh hân hoan đón nhận cái đẹp, giác ngộ cái đẹp.

Phùng nhận ra bức tranh vừa mang nét đẹp “đơn giản” lại vừa mang nét đẹp “toàn bích”. Trong con mắt của người nghệ sĩ ấy, cái đẹp “đơn giản” là cái đẹp đời thường chân thực; còn đẹp “toàn bích” là cái đẹp hoàn hảo trong sáng. Điều đó cho thấy, những kiệt tác nghệ thuật không phải tìm kiếm ở đâu xa mà nó có ngay trong cuộc sống đời thường, trong những điều giản đơn, nhưng để khám phá nó thì người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm trước cái đẹp. Đó có lẽ cũng là cảm nhận của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. Về cuối đời Nhĩ mới nhận ra, cái đẹp không phải thuộc về những nơi anh từng đến mà cái đẹp thuộc về căn nhà nhỏ của anh với sự tần tảo của người vợ, sự đáng yêu của những đứa con, cái đẹp có bên khung cửa sổ mỗi ngày.

Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”. Có thể xem chi tiết Phùng hân hoan đón nhận cái đẹp là một chi tiết nói lên tất cả thông điệp của tác phẩm. Phùng xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền buổi bình minh. Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đắm say ca tụng cái đẹp, anh thấy niềm hạnh phúc ngập tràn khiến tâm hồn anh trở nên “bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Cái “bóp thắt”, “bối rối” là cảm giác hưng phấn, là khoái cảm thẩm mỹ, là sự rung động của trái tim đầy nhạy cảm trước cái đẹp, anh hân hoan đón nhận, anh hạnh phúc vui sướng trước phần thưởng cao quý mà tạo hóa ban tặng. Nhờ cái đẹp mà tâm hồn Phùng bỗng thấy trong ngần, Phùng như đang bay lên, đang thăng hoa cùng cái đẹp, cái đẹp đã thanh lọc tâm hồn con người khiến con người trở nên thánh thiện cao thượng. Phùng vui sướng khi khám phá ra chân lý của sự toàn thiện “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đạo đức chính là chuẩn mực của cái đẹp là tiêu chuẩn của mọi giá trị, đây là lúc Phùng đã giác ngộ được sức mạnh kỳ diệu của nghệ thuật mà cũng là sức mạnh của cái đẹp. Và đúng như lời của Dostoiepxki “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”, hay Sê-khốp “Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo của lòng người.”. Chính cái đẹp đã đưa con người vượt qua cái xấu xa, đê tiện, bỉ ổi, hướng con người vào cái thiện, góp phần làm con người cao thượng. Bức tranh thiên nhiên tươi sáng lãng mạn như tấm gương soi khổng lồ khiến phùng càng thêm thanh lọc tâm hồn mình. Giữa thiên nhiên bao la của bãi biển sáng sớm, anh như được bức tranh thanh tẩy tâm hồn để ngỡ ngàng phát hiện ra “cái chân lý của sự toàn thiện” cũng như “khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Các từ ngữ “toàn thiện” gợi tả vẻ đẹp hoàn mỹ, còn “trong ngần” lại gợi ra vẻ đẹp thánh thiện, lắng đọng, bình yên. Bức tranh như làm con người thanh tịnh, đắm mình trong cảnh vật, miên man trong hạnh phúc.

Và không để lỡ cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh vừa mang lại. Tâm hồn Phùng thăng hoa, nhịp tay liền với nhịp tim, anh đã thu hết cảnh đắt trời cho ấy vào ống kính nghệ thuật của mình anh bằng tất cả sự nhạy cảm tinh tế, sự say mê rung động chân thành trước cái đẹp. Mở rộng vấn đề có thể thấy rõ hơn quan niệm này ở rất nhiều tác phẩm: quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao là cúi đầu trước cái đẹp, vẻ đẹp thiên lương trong sáng của Huấn Cao trong “Chữ người tử từ” góp phần chiếu rọi và cảm hóa viên quản ngục; bát cháo hành của Thị Nở không chỉ góp phần giải độc mà còn góp phần thức tỉnh sâu xa tâm hồn Chí Phèo. Bởi thế, nhà văn Thạch Lam khẳng định: “văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo, thay đổi thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Nhà phê bình người Nga Séc-nu-sép-sky thì cho rằng: “Cái đẹp chính là cuộc sống”.

có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý
có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Tóm lại, thông qua phát hiện của Phùng và sự giác ngộ của anh về lý tưởng cái đẹp, nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi đến người đọc thông điệp: cái đẹp chẳng cần tìm kiếm đâu xa, nó có ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Người làm nghệ thuật phải lấy cuộc đời làm điểm xuất phát bởi cuộc đời giống như một nghiên mực mà người nghệ sĩ phải chấm bút vào đấy. Tác phẩm nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời là tiếng nói của cuộc đời thì đó mới là nghệ thuật chân chính. Nếu tác phẩm không xuất phát từ cuộc đời thì nó chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Bởi vậy trách nhiệm của người nghệ sĩ là phải đưa nghệ thuật đến gần với cuộc đời, dùng nghệ thuật để tô điểm cho vẻ đẹp cuộc đời, bởi cái Đẹp là cái giúp con người hướng thiện, thanh lọc tâm hồn con người, “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” (Dostoiepki). Muốn vậy người nghệ sĩ phải có cái tâm với nghề, có trách nhiệm với lao động nghệ thuật, ít, cũng như phải có trách nhiệm với cuộc đời. Phải khám phá, phát hiện những góc khuất của đời sống để cải tạo cái ác, cái xấu, làm đẹp cho cuộc đời. Muốn vậy phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để đánh giá khách quan thì mới có thể đưa nghệ thuật vươn tới chiều sâu nhân bản. Người nghệ sĩ không chấp nhận cái nhìn hời hợt bên ngoài, càng không chấp nhận kiểu người đứng ngoài cuộc, đứng trên cao mới để phán xét. Khi đánh giá mọi sự việc, phải có cái nhìn khách quan đa chiều thì mới có thể đánh giá đúng bản chất của hiện tượng. Và vẻ đẹp của nghệ thuật chỉ có được khi người nghệ sĩ thực sự lăn lộn với đời sống, để chưng cất từ máu và nước mắt của con người trong cuộc mưu sinh mà làm nên tác phẩm của mình. Đúng như có lần Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.

2.2 Nghệ thuật có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Minh Châu vận dụng linh hoạt, sáng tạo: trần thuật hấp dẫn, khách quan. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhận thức và khám phá. Tâm lý nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chắt lọc. Giọng điệu trầm lắng, trăn trở suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu làm nên thành công của đoạn trích và góp phần làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Kết bài: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một viên ngọc quý của nền văn học Việt Nam trong những năm 80 – Giai đoạn chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người. Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều. Không dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thông để cảm thấy cuộc đời này vẫn còn thấm đẫm tình người đến vậy!

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

———————————–

Đề 2: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Cảm nhận hai đoạn văn sau:  có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

“Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ”. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.

Và: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

“Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền…Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa… lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quất tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn: “Mày chết hết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.

có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý
có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Gợi ý làm bài:

Mở bài: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm trong sự nghiệp cầm bút của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người.” Quả thực là như vậy. Nếu như trước đó, bước ng tâm thế của một cây bút lãng mạn, để mọi hình vào văn nghiệp trong tượng trong tác phẩm của mình thì sau này, trong quá trình viết, tìm hiểu khai thác về cuộc đời, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận ra được sử mệnh của người cầm bút. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét tư duy “nghệ thuật vị nhân sinh” – văn học sinh ra là vì con người, vì cuộc đời của ông. Nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – một người nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm trước cái đẹp, một tâm hồn luôn trăn trở suy tư về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Đây là nhân vật tư tưởng được Nguyễn Minh Châu khắc họa đậm nét và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả, đặc biệt là qua đoạn trích chứa nhiều thông điệp quý giá:

“Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh […] đang hướng mặt vào bờ”.

Và:

“Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng […] Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.

Thân bài có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

* Tác giả: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến tranh, ngòi bút của ông hướng về khát vọng giải phóng đất nước với cảm hứng sử thi và lãng mạn. Thời hậu chiến, ông được xem là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc), người tiền trạm cho sự đổi mới văn học. Ở giai đoạn này, ngòi bút của ông quan tâm nhiều đến số phận cá nhân với cảm hứng đời tư, thế sự. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Thông qua những cảm nhận của Phùng và số phận con người thời hậu chiến nhà văn đã để lại nhiều thông điệp quý báu, nhất là thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

* Tác phẩm: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” in lần đầu trong tập truyện ngắn “Bến quê”, sau được in thành tập truyện riêng với tên gọi “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đoạn trích dẫn trên nằm ở phần đầu của tác phẩm, đây là đoạn trích miêu tả cảnh Phùng chụp được bức ảnh nghệ thuật và cảm xúc hân hoan hạnh phúc của anh khi được đón nhận cái đẹp.

2. Cảm nhận đoạn trích có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

2.1 Nội dung có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

– Đoạn văn thứ nhất là phát hiện có một không hai của Phùng về bức tranh thiên nhiên đẹp, trong sáng, lãng mạn, nên thơ, huyền ảo. Đây là bức tranh được chiêm ngưỡng ở tầm xa.

– Đoạn văn tiếp theo là tình huống thứ hai: Phùng phát hiện ra cảnh bạo hành trên bãi cát nơi anh vừa thăng hoa với bức ảnh đẹp. Cảnh bạo lực gia đình là cảnh tượng được cảm nhận ở khoảng cách gần.

– Nhận xét: Hai phát hiện của Phùng cho thấy: Đằng sau bức tranh thuyền và biển tuyệt diệu là cuộc đời đầy khắc nghiệt với những mảnh đời tội nghiệp. Từ đó tác giả làm nổi bật mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời:

+ Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí với những mảng sáng tối, xấu đẹp, thiện ác, thật giả… Quan trọng là chúng ta đừng nhầm lẫn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong chúng ta phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống.

+ Cuộc đời chính là nơi sản sinh ra cái đẹp nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng đẹp như nghệ thuật.

+ Người nghệ sĩ trước khi sáng tạo cái đẹp cần phải biết rung động trước những buồn, vui, đau khổ của cuộc con người.

+ Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng để thưởng thức nghệ thuật thì cần phải có khoảng cách.

2.2 Nghệ thuật có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Minh Châu vận dụng linh hoạt, sáng tạo: trần thuật hấp dẫn, khách quan. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhận thức và khám phá. Tâm lý nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chắt lọc. Giọng điệu trầm lắng, trăn trở suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu làm nên thành công của đoạn trích và góp phần làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Kết bài: có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh ; Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh dàn ý

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một viên ngọc quý của nền văn học Việt Nam trong những năm 80 – Giai đoạn chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người. Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều. Không dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thông để cảm thấy cuộc đời này vẫn còn thấm đẫm tình người đến vậy!

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

(Nguồn: Sưu tầm, tham khảo)

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *