lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn văn xuôi trích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!. 

Đề: lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

“Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn : “Mày chết đi cho ông nhờ Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !”.

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.

Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.

Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông.

Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi mới biết là nó khoẻ đến thế !

Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng.”

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

Cảm nhận đoạn trích trên. Nhận xét về phát hiện đầy tính nghịch lý của Phùng.

lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ
lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

Gợi ý làm bài: lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

Mở bài: lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm trong sự nghiệp cầm bút của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người.” Quả thực là như vậy. Nếu như trước đó, bước ng tâm thế của một cây bút lãng mạn, để mọi hình vào văn nghiệp trong tượng trong tác phẩm của mình thì sau này, trong quá trình viết, tìm hiểu khai thác về cuộc đời, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận ra được sử mệnh của người cầm bút. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét tư duy “nghệ thuật vị nhân sinh” – văn học sinh ra là vì con người, vì cuộc đời của ông. Nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – một người nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm trước cái đẹp, một tâm hồn luôn trăn trở suy tư về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Đây là nhân vật tư tưởng được Nguyễn Minh Châu khắc họa đậm nét và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả, đặc biệt là qua đoạn trích chứa nhiều thông điệp quý giá:

“Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ […] bãi cát hoang vắng”

Thân bài lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

* Tác giả: lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến tranh, ngòi bút của ông hướng về khát vọng giải phóng đất nước với cảm hứng sử thi và lãng mạn. Thời hậu chiến, ông được xem là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc), người tiền trạm cho sự đổi mới văn học. Ở giai đoạn này, ngòi bút của ông quan tâm nhiều đến số phận cá nhân với cảm hứng đời tư, thế sự. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Thông qua những cảm nhận của Phùng và số phận con người thời hậu chiến nhà văn đã để lại nhiều thông điệp quý báu, nhất là thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

* Tác phẩm: lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” in lần đầu trong tập truyện ngắn “Bến quê”, sau được in thành tập truyện riêng với tên gọi “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đoạn trích dẫn trên nằm ở phần đầu của tác phẩm, đây là đoạn trích miêu tả cảnh Phùng chụp được bức ảnh nghệ thuật và cảm xúc hân hoan hạnh phúc của anh khi được đón nhận cái đẹp.

lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ
lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

2. Cảm nhận đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

2.1 Nội dung lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

Đoạn trích mở đầu bằng một hình ảnh xấu xí, bạo lực diễn ra ngay trên bãi cát mà Phùng vừa chụp được bức tranh đẹp. Đây chính là phát hiện thứ hai, tình huống thứ hai dẫn đến những nhận thức của Phùng Trước đó Phùng đã chụp được một bức tranh đẹp, một bức tranh “đắt” trời cho” có một không hai trong nghiệp cầm máy. Đó là bức tranh chiếc thuyền ngoài xa trong khung cảnh thiên nhiên toàn bích nên thơ, lãng mạn, trong trẻo, thánh thiện tựa như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Chính vẻ đẹp huyền ảo, mơ hồ như trong cõi mộng ấy đã làm Phùng vui sướng, hân hoan. Phùng xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền buổi bình minh. Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đắm say ca tụng cái đẹp, anh thấy niềm hạnh phúc ngập tràn khiến tâm hồn anh trở nên “bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Cái “bóp thắt”, “bối rối” là cảm giác hưng phấn, là khoái cảm thẩm mỹ, là sự rung động của trái tim đầy nhạy cảm trước cái đẹp, anh hân hoan đón nhận, anh hạnh phúc vui sướng trước phần thưởng cao quý mà tạo hóa ban tặng. Nhờ cái đẹp mà tâm hồn Phùng bỗng thấy trong ngần, Phùng như đang bay lên, đang thăng hoa cùng cái đẹp, cái đẹp đã thanh lọc tâm hồn con người khiến con người trở nên thánh thiện cao thượng. Đây cũng là lúc Phùng đã giác ngộ được sức mạnh kỳ diệu của nghệ thuật mà cũng là sức mạnh của cái đẹp – “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” (Dostoiepxki).

Thế nhưng đằng sau bức tranh đẹp là một cảnh tượng xấu xí, phản cảm. Khi chiếc thuyền “đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng”, Phùng nhận ra một sự thật đầy nghịch lý. Anh không thể ngờ được đằng sau vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa kia lại có cái ác, cái xấu đến không thể tin được. Anh đau đớn nhận ra khi màn sương mờ ảo của bức tranh tan dần là lúc để lộ ra những đau thương nghiệt ngã của kiếp người. Cảnh bạo lực kinh hoàng được Phùng miêu tả như một tội ác thời trung cổ: Đoạn trích mở đầu là hình ảnh lão đàn ông vũ phu: ngoại hình lão đàn ông được miêu tả như một dã thú: hàng lông mày cháy nắng rủ xuống đôi mắt đầy vẻ độc dữ; tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền, tóc tổ quạ… Về tính cách: lão chồng dường như là kẻ vô nhân tính, hắn hung bạo, thô thiển, thú tính. Nguyễn Minh Châu miêu tả khá chi tiết: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa”. Những từ ngữ như “hùng hổ”, “mặt đỏ gay”, hành động rút thắt lưng ra… cho thấy lão đàn ông đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, cơn giận của lão như lửa cháy, máu điên của người đàn ông vũ phu nổi lên và dường như đang mất kiểm soát hoàn toàn.

Hành động tàn độc của lão đàn ông khiến cho Phùng như chết lặng: “chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”. Hành động tàn ác, vô đạo đức, thú tính của lão đàn ông khiến cho Phùng, cho cả bạn đọc không khỏi giật mình. Phép so sánh “trút cơn giận như lửa cháy” cho thấy sự hung hãn, tàn bạo. Lão dường như dùng hết tất cả sức mạnh khủng khiếp của mình, như trút hết cơn giận như lửa cháy lên người vợ tảo tần một mực hi sinh, một lòng nhân hậu, bao dung. Động từ “quật”, từ tả hành động “tới tấp” gợi ra những nhát đánh liên tiếp, không thương tiếc. Phép điệp “lão vừa đánh vừa thở hồng hộc” làm trận đòn càng dồn dập, những nhát quật mạnh khiến hắn như kiệt sức cứ “hồng hộc” thở.

Nhưng khoan, ở đây hình như có gì đó bất ổn. Sự tàn bạo độc ác của lão đàn ông là chuyện khỏi bàn, nhưng cái cách đánh của hắn có gì đó đầy uẩn khúc. Đánh vợ mà chính bản thân hắn lại “rên rỉ đau đớn”: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. “Mày” ở đây là vợ ông ta, “chúng mày” là vợ và con của ông ta – những “đồng loại” vô cùng gần gũi và thân thiết nhất của lão bây giờ. Trong quá khứ, lão từng là anh con trai hiền lành, từng từ chối đi lính cho ngụy, bản chất lương thiện. Tuy nhiên hoàn cảnh sống, gánh nặng áo cơm đã biến con người ấy thành một kẻ vũ phu, tàn bạo. Người đàn ông đánh vợ như để giải tỏa những nỗi khổ, những uất ức từ cuộc sống nghèo khó túng quẫn. Theo tác giả Đoàn Minh Tâm: “Việc coi vợ là nguồn gốc gây nên nỗi khổ là hành động nhằm “lí giải”, “hợp lý hóa”, “bào chữa” cho mặc cảm về sự hèn kém của bản thân trong việc không lo được cho gia đình một cuộc sống đầy đủ của người chồng”. (Tạp chí Văn học & Tuổi trẻ số 4/2014). Anh ta là nạn nhân  của đói nghèo, thất học, lam lũ, bế tắc. Bởi vậy đánh vợ mà đánh trong đau khổ, trong “rên rỉ đau đớn”, đánh vợ mà như đánh vào nỗi căm thù cái đói, cái nghèo, cái khổ cực. Chắc hẳn viết về điều này Nguyễn Minh Châu cũng trằn trọc đau đớn không kém bởi ông thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn, khổ đau của con người thời hậu chiến, về tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang tồn tại, gây nhức nhối cho xã hội mà đặc biệt là nó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách thế hệ tiếp nối.

Đoạn trích tiếp tục phát triển với hình ảnh cam chịu, nhẫn nhục đầy khó hiểu của người đàn bà hàng chài trước đòn roi của chồng: “Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.” Câu văn sử dụng phép điệp cấu trúc “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.” n như càng tô đậm sự cam chịu, nhẫn nhục. Tại sao người đàn bà hàng chài lại có thể cam chịu, nhẫn nhục trước tội ác của kẻ vũ phu? Ắt hẳn đằng sau đó là cả những uẩn khúc, ngang trái. Tìm hiểu vào chiều sâu của tác phẩm, người đọc mới vỡ lẽ ra, đằng sau sự nhẫn nhục, cam chịu ấy là hình ảnh của một người vợ nhân hậu, bao dung vị tha. Chị coi việc bị đánh là đương nhiên bởi chị tự nhận mình là xấu xí, là do đẻ nhiều nên khổ, khổ là do mình nên mình phải gánh chịu. Chị thấu hiểu bản chất đẹp đẽ của người chồng (chồng chị là anh thanh niên hiền lành; từng sống cảnh túng quẫn vì trốn đi lính cho ngụy), anh ta là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo, thất học lam lũ (là nguyên nhân của sự tha hóa nhân cách ở lão chồng). Người phụ nữ vẻ ngoài thất học nhưng bên trong lại là người đàn bà sâu sắc, thấu hiểu mọi lẽ đời. Chị chấp nhận bị đánh chứ dứt khoát không chọn phương án li hôn bởi một lẽ giản đơn: trên thuyền cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, để làm ăn nuôi con, để chèo chống những lúc phong ba và bão tố. Một lý do nữa để chị cam chịu những đòn roi là bởi vì con, vì cuộc sống của con. Chị vẫn muốn các con có một gia đình đầy đủ mọi thành viên, chị lấy những hạnh phúc nhỏ nhoi để tự làm mình hạnh phúc như việc được nhìn thấy các con được ăn no, đôi lúc vợ chồng cũng hòa thuận, vui vẻ. Tấm lưng chị như cánh buồm căng ra để chống chọi với bão tố, với đòn roi, nhưng phía trước, vòng tay yêu thương của chị vẫn tạo ra vùng trời bình yên để che chở các con. Đó là đức hi sinh, tình mẫu tử sâu nặng, cao thượng. Thì ra phía sau cuộc sống tươi đẹp còn tồn tại những bất công phi lí, những ngang trái khó giải thích, chỉ có người trong cuộc mới hiểu được.

Đoạn trích khép lại bằng cảm xúc của Phùng trước hiện thực trái ngang. Anh căm ghét cái ác, cái xấu, sự bất công: “Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.” Cảnh tượng bạo hành gia đình đã đập vỡ bức tranh đẹp đẽ, sự trong trẻo, thơ mộng của bãi biển trả lại là một cảnh tượng đầy phản cảm. Cùng một thời điểm, cùng một người quan sát, cùng một đối tượng thẩm mỹ nhưng ở những cự ly, những điểm nhìn khác nhau lại cho ra những kết quả khác nhau. Sự tương phản giữa xa và gần mang đến nghịch lý: phía sau cái đẹp trong sáng, thánh thiện của chiếc thuyền ngoài xa lại là sự độc ác, cái xấu xa, góc khuất cuộc đời. Nghịch lý này mang đến những nhận thức mới mẻ của người nghệ sĩ về cách tiếp cận đời sống. Quay lại với nghệ sĩ Phùng, cảnh tượng bạo hành khiến Phùng “kinh ngạc”, “há mồm ra mà nhìn”. Anh ngạc nhiên, thảng thốt, căm phẫn, bất lực. Anh ngạc nhiên vì từ trong chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy không ngờ lại chứa đựng một bi kịch gia đình. Chính phút trước nó còn cho anh ngất ngây trước cảnh đẹp, thì giờ đây cảnh bạo hành trên bãi cát kia với chính những con người sống trên chính chiếc thuyền đẹp đẽ ấy đã đập vỡ sự thăng hoa của anh. Từ đỉnh cao của cảm giác hân hoan trần thế, Phùng rớt xuống tận cùng của sự cay đắng, thất vọng. Sự thật nghiệt ngã này đã làm trái tim Phùng tổn thương. Phản xạ của Phùng trước cảnh ấy là hành động: “Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.” Hành động “vứt chiếc máy ảnh” rồi chạy nhào tới là phản xạ tự nhiên của con người có bản chất thiên lương tốt đẹp: căm ghét cái xấu, sự bất công, bảo vệ kẻ yếu.

lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ
lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

Có thể nói, thông qua sự đối lập giữa bức tranh thiên nhiên lãng mạn và hiện thực cuộc sống nghiệt ngã của con người lao động, tác giả đã phát hiện ra những nghịch lý đời sống: tấm ảnh nghệ thuật “Chiếc thuyền ngoài xa” đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn ẩn chứa nhiều khổ đau, lam lũ, khó nhọc; sau bóng dáng chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ lại chứa đựng bi kịch của gia đình thuyền chài. Cũng như sau dáng vẻ thất học lam lũ của người đàn bà lại là người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời; sau nhân dạng xấu xí như trời đày lại là bóng dáng của con người nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh, giàu tình mẫu tử. Cuộc sống luôn tồn tại những nghịch lý, bởi vậy điều chúng ta thấy chưa hẳn đã là bản chất thật ở bên trong, cần có cái nhìn đa chiều, công tâm, khách quan thì mới có thể đánh giá đúng bản chất bên trong của sự vật hiện tượng. Tuyệt đối không chấp nhận cái nhìn hời hợt bên ngoài, càng không chấp nhận kiểu người đứng ngoài cuộc, đứng trên cao để phán xét. Và vẻ đẹp của nghệ thuật chỉ có được khi người nghệ sĩ thực sự lăn lộn với đời sống, để chưng cất từ máu và nước mắt của con người trong cuộc mưu sinh mà làm nên tác phẩm của mình. Người nghệ sĩ không chỉ có trái tim nhạy cảm, biết rung động trước cái đẹp mà còn phải có trái tim biết rung động trước cuộc đời, biết căm ghét cái ác, cái xấu, đứng về lẽ phải, sự công bình. Đúng như có lần Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.

2.2 Nghệ thuật lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Minh Châu vận dụng linh hoạt, sáng tạo: trần thuật hấp dẫn, khách quan. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhận thức và khám phá. Tâm lý nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chắt lọc. Giọng điệu trầm lắng, trăn trở suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu làm nên thành công của đoạn trích và góp phần làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Kết bài:  lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một viên ngọc quý của nền văn học Việt Nam trong những năm 80 – Giai đoạn chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người. Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều. Không dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thông để cảm thấy cuộc đời này vẫn còn thấm đẫm tình người đến vậy!

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

One thought on “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ; Cảm nhận về đoạn trích lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) (Ngữ Văn 12)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *