lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn văn xuôi trích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!. 

Đề: lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Cảm nhận đoạn trích:  lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

“Lát sau mụ lại mới nói tiếp:

– Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

– Cả đời chỉ có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

– Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.”

lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp
lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Gợi ý làm bài: lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Mở bài: lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm trong sự nghiệp cầm bút của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người.” Quả thực là như vậy. Nếu như trước đó, bước ng tâm thế của một cây bút lãng mạn, để mọi hình vào văn nghiệp trong tượng trong tác phẩm của mình thì sau này, trong quá trình viết, tìm hiểu khai thác về cuộc đời, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận ra được sử mệnh của người cầm bút. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét tư duy “nghệ thuật vị nhân sinh” – văn học sinh ra là vì con người, vì cuộc đời của ông. Nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – một người nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm trước cái đẹp, một tâm hồn luôn trăn trở suy tư về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Đây là nhân vật tư tưởng được Nguyễn Minh Châu khắc họa đậm nét và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả, đặc biệt là qua đoạn trích chứa nhiều thông điệp quý giá:

“Lát sau mụ lại mới nói tiếp… lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.” lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Thân bài lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

* Tác giả: lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến tranh, ngòi bút của ông hướng về khát vọng giải phóng đất nước với cảm hứng sử thi và lãng mạn. Thời hậu chiến, ông được xem là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc), người tiền trạm cho sự đổi mới văn học. Ở giai đoạn này, ngòi bút của ông quan tâm nhiều đến số phận cá nhân với cảm hứng đời tư, thế sự. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Thông qua những cảm nhận của Phùng và số phận con người thời hậu chiến nhà văn đã để lại nhiều thông điệp quý báu, nhất là thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

* Tác phẩm: lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” in lần đầu trong tập truyện ngắn “Bến quê”, sau được in thành tập truyện riêng với tên gọi “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đoạn trích dẫn trên nằm ở phần đầu của tác phẩm, đây là đoạn trích miêu tả cảnh Phùng chụp được bức ảnh nghệ thuật và cảm xúc hân hoan hạnh phúc của anh khi được đón nhận cái đẹp.

lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp
lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

2. Cảm nhận đoạn trích lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

2.1 Nội dung lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Trước đó Phùng phát hiện hai bức tranh đối lập: bức tranh chiếc thuyền ngoài xa trong trẻo, lãng mạn, nên thơ và bức tranh bạo lực gia đình. Ở đoạn này, nhà văn tập trung vào câu chuyện người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện cùng những phát hiện đầy bất ngờ, nghịch lý.

Đoạn trích mở đầu bằng vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài, đó là người phụ nữ sâu sắc thấu hiểu lẽ đời, có tấm lòng nhân hậu, vị tha, bao dung, tình mẫu tử sâu nặng vô bờ bến. Trước hết, chị là người phụ nữ từng trải, sống sâu sắc và thấu hiểu mọi lẽ đời. “Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Trong vai “chị”, người đàn bà sắc sảo ấy đã làm thay đổi nhận thức một chiều của Phùng và Đẩu. Chị ăn nói khéo léo, tế nhị, không lên án Phùng và Đẩu mà như lên án qua cách nói. Chị lên án họ vì thiếu sự đồng cảm, thiếu cái nhìn khách quan. Không thể bỏ chồng dù hắn tàn bạo cũng bởi vì chị hiểu thế nào là “nỗi vất vả cơ cực trên một chiếc thuyền không có người đàn ông”; người đàn ông là trụ cột của gia đình; sẽ như thế nào nếu bị kịch ly hôn xảy ra? Chị và sắp nhỏ sẽ sống như thế nào khi không có “người đàn ông chèo chống lúc phong ba bão tố”; không có người đàn ông khoe mạnh, biết nghề, làm ăn nuôi con thì cuộc sống của người phụ nữ và đàn con sẽ như thế nào giữa đại dương của số phận? Rõ ràng Phùng và Đẩu là những người có học, nhưng các anh còn thiếu vốn sống, thiếu sự từng trải. Chính điều này đã mang đến sự đánh giá, nhìn nhận thiếu khách quan, thiếu sự cảm thông. Phùng và Đẩu có lòng tốt, có thiện chí, nhưng chừng đó chưa đủ. Con người sống cần phải thực tế, phải khách quan. Cuộc sống vốn đa chiều, nhiều màu sắc. “Cuộc sống tuyệt vời biết bao, trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời” (Nguyễn Văn Thạc). Bởi vậy, nhiều khi con người phải chấp nhận những thực tế nghiệt ngã mà không thể lấy lý thuyết của sách vở để tô hồng. Cuộc sống đã vậy, con người lại càng phức tạp khó hiểu hơn. Và để hiểu được con người thật khó, đối với phụ nữ càng khó hơn, đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh phức tạp, không cho phép ta nhìn nhận hời hợt bên ngoài. Đó cũng là thông điệp của Nguyễn Minh Châu về cách nhìn đời. lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Người đàn bà hàng chài là người mẹ có tình mẫu tử sâu nặng, đức hi sinh cao thượng, can đảm, cứng cỏi trước số phận, chịu đựng tất cả vì con. Vượt lên trên sự cay đắng và cơ cực ấy, tình mẫu tử của chị tỏa sáng, đó chính là đức hi sinh cao thượng của một người phụ nữ luôn ý thức sâu sắc thiên chức làm mẹ: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!” Chị hiểu được sứ mệnh của người phụ nữ: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ.” Chị xem nỗi khổ là lẽ đương nhiên, là điều phải gánh. Xem sứ mệnh “đẻ con”, “nuôi con cho đến khi khôn lớn” là thiên chức trời ban, đó là hạnh phúc, là thiên chức cao cả, thiêng liêng. Bởi vậy chị chấp nhận tất cả mọi khổ đau là vì con: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”. Lựa chọn giữa việc sống cho con và cho mình, chị đã lựa chọn sống cho con, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống có điều kiện ở trên bờ cũng là vì con. Bị chồng hành hạ, đánh đập nhưng chị không bỏ chồng cũng là vì con. Chính thiên tính nữ và chức phận làm vợ, làm mẹ đã làm cho chị có thêm nghị lực, cam chịu trước đói rách, trước những trận đòn để chăm chút cho những đứa con, để tâm hồn ngây thơ, trong trắng của chúng không bị xúc phạm, vấy đục. Thật đau đớn và thương cảm khi chứng kiến người đàn bà tội nghiệp ấy phải xin chồng “có đánh thì đưa tôi lên bờ mà đánh” để tránh cho lũ trẻ phải chứng kiến cảnh tượng đau xót này. Tình thương con ở người mẹ ấy sâu sắc đáng ngưỡng mộ. Chị không muốn con vì mình mà phải chịu tổn thương. Vì thương con mà chị quặn lòng gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại nó. Tình thương con ấy không chỉ gắn liền với cảm xúc, tình cảm mà còn gắn liền với lý trí và trách nhiệm của một người mẹ.

Cam chịu và nhẫn nhục như thế có lẽ là tột cùng của đức hi sinh, lòng vị tha của người đàn bà lam lũ, khốn khổ. Điều này cũng được nhân vật Quỳ trong truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” thấu hiểu, chia sẻ: “Đó là bản năng chăm lo bảo vệ lấy sự sống của con người do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình thương bẩm sinh của nữ tính – sợi dây thần kinh đặc biệt của nữ giới chúng tôi”. Không bỏ chồng không chấp nhận phương án ly hôn hay ly thân, bởi đơn giản, chị hiểu rằng bất kỳ một cuộc hôn nhân tan vỡ nào thì người tổn thương nhất vẫn chính là những đứa con. Bởi đứa có bố thì mất mẹ, có mẹ thì mất bố, tất cả sẽ rơi vào tình cảnh chia đàn xẻ nghé. Một gia đình hạnh phúc là gia đình đầy đủ các thành viên dù đâu đó trong gia đình vẫn còn nhiều khiếm khuyết.

Chị luôn nhìn về các con, lấy các con làm điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần để sống. Trong câu chuyện ở toà án huyện, chị luôn nhìn ra ngoài bãi phá – nơi ấy, đứa con gái lớn của chị đang ngồi đợi chị trên chiếc mảng Khi nhắc đến con, mắt chị sáng lên niềm vui và hạnh phúc. Câu trả lời của chị cũng đầy vẻ tự hào: “Vui nhất là thấy đàn con chúng tôi được ăn no”. Chị đã lấy những niềm vui bé nhỏ, bình dị, đơn sơ góp nhặt trong cuộc đời để khỏa lấp niềm đau, lấy niềm tin để vá vết thương đời cay cực. Nó như những ánh sao băng vụt sáng qua bầu trời trong thoáng chốc để rồi nhường chỗ lại cho sự thăm thẳm, mờ mịt của vũ trụ. Song người đàn bà hàng chài ấy vẫn cứ nhớ, vẫn cứ nâng niu như là điểm tựa tinh thần bình yên cho chị để sống và nuôi đàn con. Tấm lưng chị như cánh buồm căng ra gánh chịu muôn chiều bão tố. Nhưng trước ngực, vòng tay chị lại tạo ra khung trời bình yên để các con chị được ấm êm trong giấc ngủ nồng nàn. Chính tình mẫu tử thiêng liêng cao thượng đã chắp cánh cho chị đưa đàn con bay vút lên trên sự cơ cực đói kém nhọc nhằn và lam lũ. Chính tình mẫu tử là vầng hào quang tỏa xuống tác phẩm làm tác phẩm từ ảm đạm trở nên tươi sáng, từ đau buồn trở nên ấm áp tin yêu. lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Người đàn bà hàng chài là một người vợ có tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, bao dung. “Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.” Trong suốt câu chuyện dài dằng dặc của đời mình người đàn bà không tỏ ra oán giận chồng, ngược lại còn bênh vực hắn. Thậm chí chị còn hạ mình trước Phùng và Đẩu, dù không phải là buổi nghị án nhưng chị vẫn xin được tha thứ cho lão chồng: “Quý toà bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó”. Sau đó lại thêm một lần: “Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!”. Thà chịu những hình phạt cao nhất của pháp luật là đi ở tù, nhưng chồng thì không thể bỏ. Bởi tấm lòng nhân hậu vị tha ở chị đã mách bảo chị rằng, chồng chị không phải là kẻ xấu. Hắn đã từng là “anh thanh niên hiền lành…chẳng bao giờ đánh đập tôi”; hắn cũng đã từng sống cảnh túng quẫn vì trốn đi lính cho nguy. Và chắc chắn người đàn ông đã từng từ chối đi lính cho ngụy, từ chối việc cầm súng bắn vào đồng bào mình phải là người đàn ông lương thiện. Vậy hắn là người tốt. Và với chị, chừng đó để chị đủ yêu thương và tha thứ. Trong sâu xa, chị còn là người thấu hiểu chồng, chị hiểu những nỗi đau khổ của hắn, hiểu được do hoàn cảnh đói nghèo, thất học lam lũ mà chồng chị sinh ra mặc cảm, bẩn tính và cộc cằn, thô lỗ, vũ phu. Cuộc sống khốn khó vất vả cho nên lão chồng đã xem việc đánh vợ là một phương thức giải tỏa những bức bí của cuộc đời. Như vậy chị là người rất hiểu chồng, thương chồng, chồng chị là nạn nhân của sự đói nghèo thất học. Hắn vừa đáng thương lại vừa đáng tội. Đáng tội vì hắn gây ra biết bao đau thương cho người thân; đáng thương vì hắn là nạn nhân của tình trạng đói nghèo ấy. Tấm lòng ấy ở người phụ nữ này thật cao thượng biết bao!  lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Có thể nói, chị hiểu chồng chị như thế, đó là sự thấu hiểu và cảm thông, là vị tha và độ lượng. Vấn đề đặt ra là: chiến tranh đã đi qua, những con người sống có trách nhiệm đừng sống mãi trong hào quang của chiến thẳng mà hãy quan tâm đến những số phận con người, quan tâm đến mọi góc khuất của đời sống, hãy giải quyết tình trạng đói nghèo, thất học, lam lũ chắc chắn sẽ giải quyết được tình trạng bạo lực gia đình. Đó cũng là trăn trở của Nguyễn Minh Châu: “Hôm nay chúng ta chiến đấu vì quyền sống của cả dân tộc, nhưng sẽ đến một ngày chúng ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người… Chính cuộc đấu tranh ấy mới là lâu dài”.

Đoạn trích tiếp theo là sự giác ngộ của Đẩu sau khi nghe xong câu chuyện người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. Anh “vỡ ra” nhiều điều về cách nhìn cuộc sống. “Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.”  Hình ảnh “chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má” là hình ảnh ẩn dụ chỉ lý thuyết sách vở – thứ lí thuyết khiến con người ngày càng xa rời thực tế. Hình ảnh Phùng “rời chiếc bàn xếp” phải chăng là qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài anh đã dần dần nhận ra được những ấu trĩ của bản thân, thấy giữa sách vở và thực tế đời sống là khác biệt. Sách vở không phải bao giờ cũng đúng, nó phải thực tế và tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể để áp dụng. Càng làm chức vụ cao con người càng dễ xa rời quần chúng, cũng như ngập đầu vào những sách vở giáo điều con người chỉ là công cụ vô tri của mớ lý thuyết một chiều thiếu tính thực tế. Động từ “vỡ ra” là ẩn dụ chỉ sự giác ngộ của Đẩu. Anh hiểu ra, cuộc sống nhiều góc cạnh, đa chiều. Người làm công việc thực thi pháp luật phải có cái nhìn khách quan đa chiều, phải thấu hiểu bản chất của vấn đề, lý phải đi đôi với tình, không được xử lý sự việc qua cảm tính cá nhân. Sự vỡ lẽ này đã khiến cho Đẩu trở nên “nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”. Đó cũng chính là sự thay đổi lớn lao ở Đẩu, anh sẽ nhận ra bài học đắt giá từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, câu chuyện ấy sẽ khiến anh phải thay đổi cách nhìn cuộc sống, cách quan sát cuộc đời.  lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp
lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Tóm lại, thông qua sự giác ngộ của Đẩu, nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi đến người đọc thông điệp: Phải khám phá, phát hiện những góc khuất của đời sống để cải tạo cái ác, cái xấu, làm đẹp cho cuộc đời. Muốn vậy phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để đánh giá khách quan. Không chấp nhận cái nhìn hời hợt bên ngoài, càng không chấp nhận kiểu người đứng ngoài cuộc, đứng trên cao để phán xét. Khi đánh giá mọi sự việc, phải có cái nhìn khách quan đa chiều thì mới có thể đánh giá đúng bản chất của hiện tượng.  lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Đối với người nghệ sĩ thì cái đẹp chẳng cần tìm kiếm đâu xa, nó có ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Người làm nghệ thuật phải lấy cuộc đời làm điểm xuất phát bởi cuộc đời giống như một nghiên mực mà người nghệ sĩ phải chấm bút vào đấy. Tác phẩm nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời là tiếng nói của cuộc đời thì đó mới là nghệ thuật chân chính. Nếu tác phẩm không xuất phát từ cuộc đời thì nó chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Bởi vậy trách nhiệm của người nghệ sĩ là phải đưa nghệ thuật đến gần với cuộc đời, dùng nghệ thuật để tô điểm cho vẻ đẹp cuộc đời, bởi cái Đẹp là cái giúp con người hướng thiện, thanh lọc tâm hồn con người, “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” (Dostoievski). Muốn vậy người nghệ sĩ phải có cái tâm với nghề, có trách nhiệm với lao động nghệ thuật, cũng như phải có trách nhiệm với cuộc đời. Và vẻ đẹp của nghệ thuật chỉ có được khi người nghệ sĩ sĩ thực sự lăn lộn với đời sống, để chưng cất từ máu và nước mắt của con người trong cuộc mưu sinh mà làm nên tác phẩm của mình. Đúng như có lần Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. 

Đoạn trích cũng để lại giá trị nhân đạo sâu sắc: nhà văn đồng cảm, cảm thương cho số phận khổ đau, nghiệt ngã của con người lao động thời hậu chiến. Lên án nạn bạo lực gia đình, tính gia trưởng độc đoán đang tồn tại âm ỉ trong xã hội. Lên án cách nhìn đời hời hợt, phiến diện của một bộ một hiện trận trọng nâng niu, ngợi ca vẻ đẹp phận con người trong xã hội. Phát hiện, tâm hồn người đàn bà hàng chài. Tin tưởng vào sức vươn dậy của nhân vật, tin vào sự cứng cỏi, can an đảm và tình mẫu tử sẽ là là đôi cánh thiêng liêng đưa hướng tới tương người mẹ và đàn con vượt qua được số phận hướng tới tương lai tươi sáng.

2.2 Nghệ thuật lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Nguyễn Minh Châu vận dụng linh hoạt, sáng tạo: trần thuật hấp dẫn, khách quan. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhận thức và khám phá. Tâm lý nhân vật được miêu tả tinh tế, chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chắt lọc. Giọng điệu trầm lắng, trăn trở suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu làm nên thành công của đoạn trích và góp phần làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Kết bài: lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một viên ngọc quý của nền văn học Việt Nam trong những năm 80 – Giai đoạn chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người. Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều. Không dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thông để cảm thấy cuộc đời này vẫn còn thấm đẫm tình người đến vậy!

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *