Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Bình minh gợi lại những bình minh (Sergei Yesenin); bình minh gợi lại những bình minh đọc hiểu ; bình minh gợi lại những bình minh trắc nghiệm (14 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm bình minh gợi lại những bình minh ; bình minh gợi lại những bình minh đọc hiểu ; bình minh gợi lại những bình minh trắc nghiệm
Đọc văn bản sau:
BÌNH MINH GỢI LẠI NHỮNG BÌNH MINH
Bình minh đang gọi ra bình minh khác
Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương…
Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất
Nhớ mẹ hiền già lão, yêu thương.
Như ngày trước mẹ đi ra đồi nhỏ
Nắm chặt trong tay cây gậy của mình
Mẹ nhìn vào đôi dày trăng đã cũ
Đang bơi trên dòng sông ngủ mơ màng.
Và cay đắng trong lòng, con biết mẹ
Với một nỗi lo và một nỗi buồn
Rằng giờ đây thằng con trai của mẹ
Đã không còn nhớ gì đến quê hương.
Rồi sau đó mẹ đi ra nghĩa địa
Mẹ nhìn vào hòn đá xám chằm chằm
Mẹ trút ra hơi thở dài nhè nhẹ
Mẹ tiếc thương những anh, chị em con.
Mặc chúng con trưởng thành trong cay đắng
Còn các em đã lớn tựa mùa xuân
Dù sao mẹ đôi mắt hiền, sống động
Đừng để cho dâng ngập nỗi đau buồn.
Quá đủ rồi! Khổ đau đã lắm!
Giờ đến lúc mẹ thấy một điều rằng
Cả cây táo cũng vô cùng đau đớn
Khi phải trút đi những chiếc lá vàng.
Bởi một điều niềm vui là hiếm lắm
Như tiếng ngân vang buổi sớm mùa xuân
Đối với con nếu trên cành rữa xuống
Thì cháy thành tro trong gió còn hơn.
(Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng – https://bom.so/CHsHEO)
Chú thích
Sergey Yesenin ( 1895 -1925) là một thi sĩ, ngâm sĩ và ca sĩ tân lãng mạn Nga. Cho đến nay, Yesenin là một trong những nhà thơ Nga được đọc nhiều nhất, và là người phục sinh sự tươi sáng, tinh khôi, giàu hình tượng cho thơ ca hiện đại Nga.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1.
Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Bình minh gợi lại những bình minh?
- Thiên nhiên
- Mẹ và quê hương
- Quê hương
- Tình yêu và sự sống
Câu 2.
Nhân vật trữ tình của văn bản Bình minh gợi lại những bình minh là người như thế nào?
- Là người thiên nhiên, mùa xuân.
- Là người băn khoăn đi tìm lẽ sống.
- Là yêu mẹ và nhạy cảm.
- Là người khao khát những bình minh.
Câu 3.
Dòng nào nói lên tứ thơ của văn bản Bình minh gợi lại những bình minh ?
- Mẹ trong kí ức – Mẹ vất vả, yêu thương lo lắng về con – quan điểm nhân sinh của thi sĩ.
- Bình minh, đồng lúa mạch gợi nhớ mẹ – Mẹ vất vả, yêu thương – quan điểm nhân sinh.
- Nhớ người thương mến – nhớ mẹ vất vả, yêu thương- mẹ hãy hưởng niềm vui ở đời.
- Nhớ mẹ vất vả, yêu thương- mẹ hãy hưởng niềm vui hiếm hoi ở đời.
Câu 4.
Xác định hình ảnh biểu tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng trong các ô chữ sau.
- Mẹ
- Cánh đồng lúa mạch
- Những chiếc lá
- Bình minh, mùa xuân
Câu 5.
Dòng thơ nào trong đoạn sau có cấu tạo độc đáo? Và để diễn tả điều gì?
Và cay đắng trong lòng, con biết mẹ
Với một nỗi lo và một nỗi buồn
Rằng giờ đây thằng con trai của mẹ
Đã không còn nhớ gì đến quê hương.
- Dòng thứ 2; diễn tả nỗi lòng của mẹ trong cảm nhận của con.
- Dòng thứ nhất ; diễn tả sự thấu hiểu nỗi lòng mẹ của nhân vật trữ tình.
- Dòng thứ 3; phản ánh (hiện thực) về con trai của mẹ.
- Dòng thứ 4; phút trách hờn con trong lòng mẹ.
Câu 6.
Nỗi lo lắng, niềm thương vô bờ trong lòng mẹ gắn với:
- Cánh đồng lúa mạch.
- Buổi bình minh.
- Nghĩa trang.
- Những đứa con.
Câu 7.
Câu thơ nào diễn tả chuyển động tinh vi của tạo vật và có thể gợi liên tưởng đa chiều trong lòng người đọc?
- Bình minh đang gọi ra bình minh khác / Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương…
- Quá đủ rồi! Khổ đau đã lắm/Giờ đến lúc mẹ thấy một điều rằng
- Như tiếng ngân vang buổi sớm mùa xuân
- Cả cây táo cũng vô cùng đau đớn/Khi phải trút đi những chiếc lá vàng.
Câu 8.
Chủ thể trữ tình muốn nói điều gì, thể hiện tình cảm gì với mẹ mình trong khổ thơ sau?
Mặc chúng con trưởng thành trong cay đắng
Còn các em đã lớn tựa mùa xuân
Dù sao mẹ đôi mắt hiền, sống động
Đừng để cho dâng ngập nỗi đau buồn.
- Chúng con tự trải nghiệm và trưởng thành; không bộc lộ cảm xúc
- Chúng con đã trưởng thành đầy hy vọng; Biết ơn mẹ, yêu thương mẹ hiền.
- Mẹ hãy để chúng con tự trưởng thành nhé; Tình cảm yêu thương, trìu mến.
- Chúng con đã trải qua cay đắng; mẹ hãy an lòng nhé.
Câu 9.
Dòng nào nói lên một nỗi lo và một nỗi buồn trong lòng mẹ?
- Buồn vì con chưa trưởng thành; Lo vì mất mùa.
- Buồn vì những đứa con đã khuất; Lo vì đứa con trai không về quê.
- Lo vì đứa con trai không về quê; Buồn vì con trai chưa trưởng thành.
- Buồn vì đôi dày trăng đã cũ; lo vì đời dâng ngập nỗi đau buồn.
Câu 10.
Tác giả thể hiện điều gì trong 2 dòng thơ: Cả cây táo cũng vô cùng đau đớn/Khi phải trút đi những chiếc lá vàng?
- Qui luật của cuộc đời: đau đớn bởi sinh li, tử biệt.
- Vật vô tri cũng phải trải qua nỗi đau li biệt.
- Ai cũng phải đối diện với nỗi đau biệt li.
- Đừng buồn quá bởi những điều đã thành qui luật.
Câu 11.
Những yếu tố nào không gợi lên tinh thần sống lạc quan, cảm xúc tươi sáng ở bài thơ?
- Tình cảm dành yêu thương lo lắng dành cho mẹ
- Hình ảnh thơ: bình minh, mùa xuân, cánh đồng.
- Các từ ngữ: rữa xuống, cháy, trút đi.
- Sống phải có ý nghĩa.
Trả lời câu hỏi sau: bình minh gợi lại những bình minh ; bình minh gợi lại những bình minh đọc hiểu ; bình minh gợi lại những bình minh trắc nghiệm
Câu 12. Phân tích nhận thức về quy luật cuộc đời và nhân sinh quan của thi sĩ thể hiện ở 2 khổ thơ cuối.
Câu 13. Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ Bình minh gợi lại những bình minh?
Câu 14. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của chủ thể trữ tình trong bài thơ ? Hãy cho biết nét đẹp tâm hồn nào tác động sâu sắc tới cảm xúc của em ?
Gợi ý trả lời bình minh gợi lại những bình minh ; bình minh gợi lại những bình minh đọc hiểu ; bình minh gợi lại những bình minh trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. B Mẹ và quê hương
Câu 2. C Là yêu mẹ và nhạy cảm.
Câu 3. B Bình minh, đồng lúa mạch gợi nhớ mẹ – Mẹ vất vả, yêu thương – quan điểm nhân sinh.
Câu 4. D Bình minh, mùa xuân
Câu 5. B Dòng thứ nhất ; diễn tả sự thấu hiểu nỗi lòng mẹ của nhân vật trữ tình.
Câu 6. D Những đứa con.
Câu 7. D Cả cây táo cũng vô cùng đau đớn/Khi phải trút đi những chiếc lá vàng.
Câu 8. C Mẹ hãy để chúng con tự trưởng thành nhé; Tình cảm yêu thương, trìu mến.
Câu 9. B Buồn vì những đứa con đã khuất; Lo vì đứa con trai không về quê.
Câu 10. A Qui luật của cuộc đời: đau đớn bởi sinh li, tử biệt.
Câu 11. C Các từ ngữ: rữa xuống, cháy, trút đi.
Trả lời câu hỏi sau: bình minh gợi lại những bình minh ; bình minh gợi lại những bình minh đọc hiểu ; bình minh gợi lại những bình minh trắc nghiệm
Câu 12.
– Nhận thức về quy luật cuộc đời
+ Quá đủ rồi! Khổ đau đã lắm!
Giờ đến lúc mẹ thấy một điều rằng
-> Khổ đau là một trải nghiệm cần trải qua, cần vượt qua. Đừng chìm đắm mãi trong khổ đau. Ai cũng cần phải nhận thức được quy luật nghiệt ngã của cuộc đời.
+ Cả cây táo cũng vô cùng đau đớn
Khi phải trút đi những chiếc lá vàng.
-> Sinh li, tử biệt là quy luật của cuộc đời, con người vạn vật đều phải trải qua nỗi đau đớn vô cùng ấy
– Nhân sinh quan:
+ Trân trọng niềm vui: Niềm vui là tiếng gọi của mùa xuân của sự sống
(Bởi một điều niềm vui là hiếm lắm/ Như tiếng ngân vang buổi sớm mùa xuân).
+ Cuộc sống, sự sống cần có ý nghĩa, giá trị (không sống mờ nhạt, vô nghĩa)
(Đối với con nếu trên cành rữa xuống/Thì cháy thành tro trong gió còn hơn).
Câu 13.
– Bình minh gợi lại những bình minh khác: Là nhan đề giàu ý nghĩa biểu tượng.
– Bình minh gợi cảm xúc trong tâm hồn thi sĩ: Bình minh trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương. Chính bình minh này đã gợi lại bao bình minh khác – những kí ức, tình cảm đẹp về mẹ, về quê hương, gợi quan niệm sống đẹp của thi sĩ.
Câu 14.
– Là người con yêu thương mẹ, mong mẹ đừng sống trong buồn đau
– Là người con hiểu thấu nỗi lòng của mẹ (nỗi lo, nỗi buồn; mẹ lo về chính mình)
– Là người nhạy cảm, thấu hiểu quy luật cuộc đời
– Là người có nhân sinh quan sống đẹp.