Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Tiểu thuyết và truyện ngắn ; Đặc điểm của tiểu thuyết và truyện ngắn ; ôn tập tiểu thuyết và truyện ngắn (12 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI
TRUYỆN, TIỂU THUYẾT
Lựa chọn đáp án đúng: tiểu thuyết và truyện ngắn ; Đặc điểm của tiểu thuyết và truyện ngắn ; ôn tập tiểu thuyết và truyện ngắn
Câu 1.
Thả các từ sau vào vị trí trong móc vuông cho hợp lí.
Truyện dài là một khái niệm thường được cho là nằm giữa tiểu thuyết và [vị trí 1]. Về độ dài, truyện dài có [vị trí 2] chữ lớn hơn truyện ngắn khoảng 4-6 lần nhưng cũng kém vài lần so với độ đồ sộ của [vị trí 3].
- Truyện thơ
- Truyện ngắn
- Tiểu thuyết
- Dung lượng
Câu 2.
Văn bản truyện lớn có nhiều chủ đề (chính, phụ). Chủ đề chính quán xuyến toàn bộ văn bản, chủ đề phụ thể hiện qua nhân vật, tình tiết riêng lẻ. Đúng hay sai?
- Sai
- Đúng
Câu 3.
Dòng nào nói lên tác dụng của điểm nhìn trong truyện?
- Vị trí để quan sát, trần thuật, đánh giá.
- Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật.
- Điểm nhìn bên ngoài, bên trong.
- Điểm nhìn không gian, thời gian.
Câu 4.
Dòng nào không nói về thuật ngữ điểm nhìn trần thuật trong truyện kể
- Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật.
- Điểm nhìn nội tâm.
- Điểm nhìn bên ngoài, bên trong.
- Điểm nhìn không gian, thời gian.
Câu 5.
Kể câu chuyện phải từ 1 điểm nhìn nhất định và không được thay đổi, di chuyển điểm nhìn trần thuật trong kể chuyện. Đúng hay sai?
- Sai
- Đúng
Câu 6.
Thả các từ sau vào vị trí trong móc vuông cho hợp lí.
Lời người kể là miêu tả, trần thuật, đưa ra những [vị trí 1], đánh giá đối với đối tượng được miêu tả, [vị trí 2] cũng như định hướng việc hình dung, theo dõi [vị trí 3] của người đọc.
- Trần thuật
- Mạch kể
- Phán đoán
- Nhận xét
Câu 7.
Lời nhân vật trong truyện là:
- Ngôn ngữ độc thoại/ đối thoại.
- Lời nhận xét sự việc.
- Lời trần thuật sự việc.
- Lời miêu tả khung cảnh.
Câu 8.
Triết lí nhân sinh trong văn học là quan niệm và sự lí giải của nhà văn về các vấn đề chung liên quan đến cuộc sống, số phận con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đúng hay sai?
- Sai
- Đúng
Câu 9.
Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong là:
- Người kể chuyện lấy điểm nhìn nhân vật làm chỗ đứng để kể chuyện.
- Người kể chuyện lấy thế giới nội tâm nhân vật làm chỗ đứng để kể chuyện.
- Người kể chuyện lấy điểm nhìn bên trong của bản thân để kể chuyện.
- Người kể chuyện kể suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
Câu 10.
Chủ thể trần thuật ngôi ôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài là người kể chuyện đứng im mà quan sát và ghi lại những lời nói và những hành động của nhân vật. Đúng hay sai?
- Sai
- Đúng
Câu 11. Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp là:
- Di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện đến nhân vật, từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong…
- Là thay đổi ngôi kể theo sự phát triển của các tình tiết, sự kiện, biến cố trong truyện.
- Là hoán đổi ngôi kể từ ngôi thứ nhất sang thứ ba và ngược lại.
- Là đi vào khám phá nội tâm, tâm lý của nhân vật.
Câu 12. Dòng nào nói lên hiệu quả trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp?
- Miêu tả sinh động, chân thực hiện thực đời sống.
- Phải ánh được các mối quan hệ phúc tạp của nhân vật.
- Làm nổi bật thế giới nội tâm và cả bi kịch cá nhân của nhân vật.
- Tạo nhiều góc nhìn, nhiều giọng điệu cho tác phẩm.
Gợi ý trả lời tiểu thuyết và truyện ngắn ; Đặc điểm của tiểu thuyết và truyện ngắn ; ôn tập tiểu thuyết và truyện ngắn
Lựa chọn đáp án đúng: tiểu thuyết và truyện ngắn ; Đặc điểm của tiểu thuyết và truyện ngắn ; ôn tập tiểu thuyết và truyện ngắn
Câu 1.
1b,2d,3a
Câu 2. B Đúng
Câu 3. A Vị trí để quan sát, trần thuật, đánh giá.
Câu 4. B Điểm nhìn nội tâm.
Câu 5. A Sai
Câu 6. 1C, 2A, 3B
Câu 7. A Ngôn ngữ độc thoại/ đối thoại.
Câu 8. B Đúng
Câu 9. B Người kể chuyện lấy thế giới nội tâm nhân vật làm chỗ đứng để kể chuyện.
Câu 10. B . Đúng
Câu 11. A Di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện đến nhân vật, từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong…
Câu 12. C Làm nổi bật thế giới nội tâm và cả bi kịch cá nhân của nhân vật.