Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Sống như anh ; đọc hiểu sống như anh (Trần Đình Vân) ; trắc nghiệm sống như anh  (16 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm sống như anh ; đọc hiểu sống như anh ; trắc nghiệm sống như anh

Đọc văn bản sau: sống như anh ; đọc hiểu sống như anh ; trắc nghiệm sống như anh

BẤT KHUẤT NHƯ ANH

(Sống như anh -Trần Đình Vân)

Về tác phẩm Sống như anh

Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một liệt sĩ, chiến sĩ Cộng sản đã thực hiện vụ ám sát không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và đại sứ Henry Cabot Lodge, Jr. đến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 5 năm 1964 để hoạch định sách lược chiến tranh ở Việt Nam. Anh bị bắt giam và bị tòa án quân sự Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình.

9h45′ ngày 15/10/1964, từ trường bắn Chí Hòa, người thanh niên Sài Gòn Nguyễn Văn Trỗi đã đi vào lịch sử dân tộc, sau những tiếng hô vang vọng hồn thiêng sông núi: “Hãy nhớ lấy lời tôi!”. Sự hy sinh anh dũng của anh đã trở thành niềm tự hào và kính trọng của mỗi người dân Việt Nam, như nhà thơ Tố Hữu đã thay lời diễn tả: “Có những phút làm nên lịch sử/ Có cái chết hóa thành bất tử / Có những lời hơn mọi bài ca/Có con người như chân lý sinh ra”.

Đoạn trích sau đây nằm ở gần cuối tác phẩm Sống như anh.

Sau này chính chị X. tìm cách thoát ngục được đã tìm tôi và kể lại đầu đuôi câu chuyện anh Trỗi về giam tổng nha như sau:

“Sáng ngày 4-8, sân nhà giam còn đông anh em tù đang làm lao công thì có một xe hồng thập tự tới đỗ ngay xế của phòng giam phụ nữ. Cửa xe vừa mở, các chị nghe tiếng người bên trong la lớn: “Tôi đi một mình được”. Rồi trông thấy một anh tù đang gạt tay hai thằng mật thám ác ôn. Nhưng anh không đi nổi, anh cúi xuống chống hai tay xuống sàn xe, kéo lê theo một chân cứng đờ, bó bột trắng toát. Anh chỉ mặc chiếc quần xà lỏn, áo sơ mi xám.

Khi anh vừa ngẩng mặt lên thì chị X. nhận ra ai rồi. Chị liền la lớn: “Anh Trỗi, anh Trỗi!”. Toàn thể các má, các chị xổ cả ra hàng hiên, nơi bọn mật thám vẫn nghiêm cấm không cho tù nhân nào bén mảng tới. Ai cũng mừng rỡ xuýt xoa: “Chồng cái Quyên đây rồi, anh Trỗi, anh Trỗi!” Như một luồng điện, tin anh Trỗi tới lan đi rất nhanh, từ phòng giam này vang sang phòng giam khác tiếng la mừng rỡ: “Anh Trỗi!” Tất cả anh em tù chạy tới quây lấy chiếc xe hồng thập tự hỏi nhau luống cuống: “Anh Trỗi đâu, anh Trỗi đâu?”…hàng chục cái lưng của anh em tù ghé vào bịt kín cả thành xe. Anh liền nhoài hẳn người ra ôm lấy một anh, hai tay bó chặt lấy mình, lấy cổ anh tù, má anh áp chặt vào má anh tù. Các anh khác vô lấy anh Trỗi đỡ lưng, dỡ chân anh. Sự việc diễn ra nhanh đến nỗi bọn mật thám ngơ không sao đối phó nổi…

Ngay sáng hôm sau, ngày 5-8 khoảng chín giờ, chúng đưa anh Trỗi ra toà. Anh Lời dìu anh Trỗi đi rất khó nhọc.

Nói tới đây, chị X. kể lại với tôi rất chi tiết, chị gọi mười phút sống bên anh Trỗi là mười phút quý báu của đời chị:

“Mình ngồi cách anh có ba thước, chưa đến ba thước. Quyên còn lạ gì nữa, phòng giam phụ nữ đối diện ngay với cái bàn nhỏ của tên giám thị vẫn chuyên lo chạy xe chở tù nhân đi về. Anh Trỗi tới ngồi trên một chiếc ghế cạnh bàn. Anh mặc áo sơ mi xám, quần xanh dài, đầu chải hằn hoi. Khác với dạo Quyên vào thăm anh ở nhà thương, anh mập hơn, da hồng hào. Anh không cười nhưng nét mặt rất tươi, anh cứ nhìn bọn mình.

Anh Trỗi ngôi xoay lưng nhìn thẳng vào nhà giam phụ nữ. Mắt anh nhìn lạ lắm như muốn cười, muốn nói gì với bọn mình. Bọn mình đã thầm nhắc nhau cố nói cho anh nghe những lời Quyên nhắn lại nhưng không nổi. Bốn thằng mặt thám ác ôn nổi tiếng đã canh gác anh, trong đó có ba thằng không rời anh một bước. Chắc Quyên còn nhớ những thằng xếp Giáp, xếp Lực, Tám Hiếu. Anh Trỗi vừa ngồi được một, hai phút thì thằng xếp Lực, cái thằng ốm yếu mặt xương xương hỏi anh có vẻ giễu cợt:

– Sao anh còn trẻ, vợ anh tôi biết còn xuân lắm, mới cưới, như thế không lo hạnh phúc gia đình lại đi nghe Việt cộng xúi làm việc bậy bạ như vậy?

Anh Trỗi không nhìn bọn mình nữa, anh cười nhếch mép nói:

– Bậy bạ à, tôi nghĩ đến tương lai của tôi, tôi thấy tôi làm rất đúng. Giết Mỹ lại là bậy bạ à?

Thằng xếp Lực hỏi tiếp:

– Làm thế sao lại gọi là làm đúng? Đấy, anh mang thương tật như vậy, nghe chúng nó xúi giục thì kết quả như vậy đấy.

Anh nói to hơn, nhìn thẳng vào mặt tên này:

– Không có ai xúi giục cả. Tôi căm thù Mỹ, căm thù thẳng Mắc Na-ma-ra đã gây bao nhiêu đau khổ cho miền Nam, cho nên tôi tìm giết nó.

Xếp Giáp, tên ác ôn khét tiếng của nhà tù Gia Định ngay trước mặt anh, nói:

– Thì đến giờ phút này đã rõ ràng rồi, anh chưa thấy lợi gì mà chỉ thấy gãy chân vào tù.

Vẻ mặt anh mỗi lúc một căm giận, bàn tay nắm lấy mép bàn, anh nói dõng dạc, chậm hơn mấy câu trước.

– Tôi nói với mấy người: tôi làm việc phải, tôi giết bọn cướp nước thì dù nguy hiểm, dù thương tật hay hi sinh, tôi cũng vui lòng. Tôi không thể sống như bọn tay sai được an thân để làm hại đồng bào.

Thằng xếp Giáp vẫn mày chai, mặt đá hỏi anh:

– Tay sai à?

 Anh gật đầu. Bọn mình nghe anh nói hồi hộp quá Quyên ạ. Ba thằng ác ôn như mấy con hùm beo gầm gừ, lồng lộn quanh anh mà không sao uy hiếp nổi anh. Không có bài học bất khuất nào thấm thía đối với mình bằng lúc này. Mình thấy tự hào được đứng trong hàng ngũ có những người như anh, được là đồng chí của anh. Anh quay sang trái, quay sang phải, khí thế thực hiên ngang anh trả lời ngay tức khắc từng câu nói đê hèn của chúng.

Thằng xếp Giáp nói trắng ra:

– Nhưng mà đời bọn này có bao giờ khổ đâu. Lúc nào cũng thừa ăn, vợ con sung sướng. Đến bây giờ còn nói như anh, không có chút ân hận gì thì mong nhẹ tội sao được.

Anh khinh bỉ chúng nó quá, anh lắc đầu nói:

– Sống như các người, tôi không sống nổi, sống như thế thì thà chết còn hơn!

Thằng Tám Hiếu mặt luôn đỏ gay, cao lớn từ ngoài cửa bước vô. Nó cười chỉ vào chân anh:

– Chết đến nơi còn bướng, cái chân kia gãy chính vì nghe lời Việt cộng xúi giục.

Lúc này anh không thể nào chịu đựng được nữa, đột nhiên anh đứng phắt dậy, tay anh đập mạnh về phía trước, anh đứng thẳng như không hề có thương tật nặng ở chân.

Anh bước đi mấy bước không thèm quay lại nhìn bọn ác ôn này, anh nói lớn:

– Các người thật đáng ghê tởm. Tôi không thèm nói với các người nữa.

Anh Lời đang ngồi dựa vào tường, vội bước nhanh tới bên anh, giữ tay anh, sợ anh ngã. Nhưng riêng mình, mình thấy lúc ấy anh khoẻ lạ. Anh vẫn đứng thẳng nhìn ra ngoài trời.

Xe ô tô vừa tới, chúng đưa anh đi ngay. Sáng hôm đó chúng đưa anh và anh Lời ra toà. Bọn mình nhổm cả dậy gọi anh: “Anh Trỗi, anh Trỗi!” và vẫy anh. Hai tay anh bám lấy thành xe, anh quay lại nhìn bọn mình lần nữa.

Suốt ngày hôm đó và cả tới những hôm sau rảnh lúc nào gần gũi được nhau, anh em tù lại bắt bọn mình kể lại mười phút quý báu được sống bên anh Trỗi. Và không ai bảo ai, từ đấy mỗi lần có người bị gọi lên tra tấn hay đi đày, anh chị em tù thường động viên nhau: “Bất khuất như anh Trỗi, sống như anh Trỗi!”

(Sống như anh -Trần Đình Vân. NXB Kim Đồng, 2021)

Trần Đình Vân là Nhà báo Thái Duy tên thật là Trần Duy Tấn, sinh năm 1926 tại Bắc Giang. Cái tên Trần Đình Vân gắn với tên cuốn truyện “Sống như Anh”. Nhiều tác phẩm của ông gắn với các giai đoạn lịch sử cách mạng sôi động của dân tộc.

(*) Nhan đề do nhóm biên soạn đặt

sống như anh ; đọc hiểu sống như anh ; trắc nghiệm sống như anh
sống như anh ; đọc hiểu sống như anh ; trắc nghiệm sống như anh

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Dòng nào nói lên đặc điểm thể loại của văn bản Bất khuất như anh?

  1. Truyện dài viết về cuộc đời, số phận nhân vật.
  2. Truyện ngắn, viết về một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật.
  3. Truyện kí, viết về người thật, việc thật – một tấm gương yêu nước.
  4. Trích đoạn tiểu thuyết, phản ánh hiện thực rộng lớn, nhiều nhân vật.

Câu 2. Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Bất khuất như anh?

  1. Tù đày
  2. Tự rèn luyện
  3. Khí phách anh hùng
  4. Yêu nước

Câu 3. Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo của văn bản Bất khuất như anh?

  1. Lên án kẻ tay sai vô tâm, tàn nhẫn.
  2. Ca ngợi tấm gương anh hùng bất khuất.
  3. Xót thương kiếp tù đày.
  4. Mỉa mai kẻ bán nước ngu muội.

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản Bất khuất như anh là:

  1. Chị X
  2. Anh Trỗi
  3. Chị Quyên
  4. Anh Lời

Câu 5. Dòng nào nói lên đặc điểm điểm nhìn trần thuật của văn bản Bất khuất như anh?

  1. Dùng một điểm nhìn của người kể chuyện.
  2. Phối hợp nhiều điểm nhìn trận thuật.
  3. Di chuyển điểm nhìn trần thuật.
  4. Không rõ điểm nhìn trần thuật.

Câu 6.

Văn bản Bất khuất như anh kể về việc gì?

  1. Anh Trỗi bị bắt đưa vào nhà giam.
  2. Anh Trỗi chuẩn bị ra pháp trường.
  3. Những phút giây cuối đời của anh Trỗi.
  4. Anh Trỗi từ bệnh viện trở về nhà giam.

Câu 7.

Sự việc được kể ở thời điểm nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó?

  1. Ngay thời điểm đang diễn ra; Ngay sáng hôm sau, ngày 5-8 khoảng chín giờ, chúng đưa anh Trỗi ra toà.
  2. Không xác định được thời gian kể chuyện; trong văn bản nhiều lần nói về các mốc thời gian khác nhau.
  3. Sau khi anh Trỗi bị kẻ thù xử bắn; Sau này chính chị X. tìm cách thoát được đã tìm tôi và kể lại.
  4. Khi anh Trỗi đang bị giam trong tù: chị X. tìm cách thoát ngục được đã tìm tôi và kể lại.

Câu 8.

Nhân vật chính – anh Trỗi đang ở trong hoàn cảnh nào?

  1. Bị kẻ thù tra tấn gẫy chân vẫn hiên ngang đến cùng.
  2. Bị kẻ thù bắt giam, bị gãy chân, quyết không quy phục quân thù.
  3. Đang chờ ngày ra tòa để chứng minh mình không có tội.
  4. Kẻ thù dụ dỗ anh Trỗi ly khai với cộng sản.

Câu 9.

Yếu tố phi hư cấu trong văn bản Bất khuất như anh là:

  1. Cảnh anh em trong tù chăm sóc, mong được gặp anh Trỗi.
  2. Các nhân vật chị X, anh Lời, thằng xếp Giáp, xếp Lực…
  3. Các nhân vật, địa điểm, sự việc liên quan đến anh Trỗi.
  4. Chị gọi mười phút sống bên anh Trỗi là mười phút quý báu của đời chị.

Câu 10.

Sự hiên ngang bất khuất của anh Trỗi được thể hiện chủ yếu qua:

  1. Đối thoại, cử chỉ và ánh mắt.
  2. Hành động, suy nghĩ.
  3. Độc thoại, nét mặt.
  4. Hành động trên xe tù.

Câu 11.

Dòng nào không nói lên ý nghĩa của các chi tiết sau đây?

“…hàng chục cái lưng của anh em tù ghé vào bịt kín cả thành xe. Anh liền nhoài hẳn người ra ôm lấy một anh, hai tay bó chặt lấy mình, lấy cổ anh tù, má anh áp chặt vào má anh tù…”

  1. Tất thảy anh em tù cộng sản đều yêu quý anh Trỗi.
  2. Anh Trỗi được trở về trong vòng tay đồng đội thân thương.
  3. Tình cảm của anh Trỗi với những người đồng chí của mình.
  4. Tác giả mô tả hàng loạt hành động trìu mến của anh Trỗi.

Câu 12.

Vì sao, chị X gọi mười phút sống bên anh Trỗi là mười phút quý báu của đời chị?

  1. Vì chị được ở cạnh người nổi tiếng.
  2. Vì chị đã nhận được bài học sống bất khuất thấm thía.
  3. Vì được chứng kiến khí thế thực hiên ngang của anh Trỗi.
  4. Thấy tự hào được đứng trong hàng ngũ có những người như anh.

 

sống như anh ; đọc hiểu sống như anh ; trắc nghiệm sống như anh
sống như anh ; đọc hiểu sống như anh ; trắc nghiệm sống như anh

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 13.

Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi a,b,c

Anh nói to hơn, nhìn thẳng vào mặt tên này:

– Không có ai xúi giục cả. Tôi căm thù Mỹ, căm thù thẳng Mắc Na ma-ra đã gây bao nhiêu đau khổ cho miền Nam, cho nên tôi tìm giết nó.

Xếp Giáp, tên ác ôn khét tiếng của nhà tù Gia Định ngay trước mặt anh, nói:

| – …anh chưa thấy lợi gì mà chỉ thấy gãy chân vào tù.

Vẻ mặt anh mỗi lúc một căm giận, bàn tay nắm lấy mép bàn, anh nói dõng dạc, chậm hơn mấy câu trước.

– Tôi nói với mấy người: tôi làm việc phải, tôi giết bọn cướp nước thì dù nguy hiểm, dù thương tật hay hi sinh, tôi cũng vui lòng. Tôi không thể sống như bọn tay sai được an thân để làm hại đồng bào.

Thằng xếp Giáp vẫn mày chai, mặt đá hỏi anh: Tay sai à?

Anh gật đầu. Bọn mình nghe anh nói hồi hộp quá Quyên ạ. Ba y con hùm beo gầm gửi lồng lộn thằng ác ôn như mấy con hùm beo gầm gừ, lồng lộn quanh anh không sao uy hiếp nổi anh.

a. Những lời thoại trên đã chứng tỏ anh Trỗi là người như thế nào?

b. Phân tích nghệ thuật trần thuật độc đáo và hiệu quả của chúng trong đoạn trích?

c. Thái độ và cảm xúc của người kể chuyện như thế nào ? Qua đó thế hệ trẻ ngày nay thấy được điều gì?

Câu 14. Văn bản đã gửi đến người đọc tư tưởng, thông điệp nào? Hình thức nghệ thuật nào của văn bản chuyển tải điều đó?

Câu 15. Đoạn trích đọc hiểu trên đã thể hiện giá trị văn hóa nhân sinh nào? Điều đó đã tác động thế nào tới nhận thức của em?

Câu 16. Văn bản đọc Bất khuất như anh gợi ra những vấn đề gì của thanh niên thời nay? Em hãy liệt kê những vấn đề đó?

 

Gợi ý trả lời sống như anh ; đọc hiểu sống như anh ; trắc nghiệm sống như anh

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. C Truyện kí, viết về người thật, việc thật – một tấm gương yêu nước.

Câu 2. B Tự rèn luyện

Câu 3. A Lên án kẻ tay sai vô tâm, tàn nhẫn.

Câu 4. C Chị Quyên

Câu 5. B Phối hợp nhiều điểm nhìn trận thuật.

Câu 6. C Những phút giây cuối đời của anh Trỗi.

Câu 7. D Khi anh Trỗi đang bị giam trong tù: chị X. tìm cách thoát ngục được đã tìm tôi và kể lại.

Câu 8. D Kẻ thù dụ dỗ anh Trỗi ly khai với cộng sản.

Câu 9. A Cảnh anh em trong tù chăm sóc, mong được gặp anh Trỗi.

Câu 10. C Độc thoại, nét mặt.

Câu 11. B Anh Trỗi được trở về trong vòng tay đồng đội thân thương.

Câu 12. C Vì được chứng kiến khí thế thực hiên ngang của anh Trỗi.

sống như anh ; đọc hiểu sống như anh ; trắc nghiệm sống như anh
sống như anh ; đọc hiểu sống như anh ; trắc nghiệm sống như anh

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 13.

a. Những lời thoại trên đã chứng tỏ anh Trỗi là người:

– Yêu nước, gan góc, không thế lực nào khuất phục được

– Đặt lợi ích dân tộc lên lợi ích cá nhân, sẵn sàng hy sinh bản thân vì lí tưởng

– Chí lớn chưa thành, anh không bao giờ hối hận…

b. Nghệ thuật trần thuật độc đáo: 2 người kể chuyện (ngôi thứ nhất: Chị Quyên, chị X); kể xen miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận (Bọn mình nghe anh nói hồi hộp quá Quyên ạ. Ba thằng ác ôn như mấy con hùm beo gầm gừ, lồng lộn quanh anh không sao uy hiếp nổi anh) khiến chân dung nhân vật hiện lên rõ nét, sinh động.

c. Thái độ người kể chuyện: khâm phục, kính trọng anh hùng Nguyễn văn Trỗi

-> Thế hệ trẻ thấy được lí tưởng sống của thời đại: yêu nước căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

Câu 14.

– HS tự xác định theo nhận thức của cá nhân.

– Tham khảo gợi ý sau:

+ Hãy sống, cống hiến vì Tổ quốc

+ Vì đồng bào sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân

+ Kiên định với lí tưởng đã lựa chọn.

Câu 15.

* Thể hiện giá trị văn hóa nhân sinh

– Tình động đội, tình người; ngưỡng mộ người anh hùng của cộng đồng.

– Khát vọng, ý chí có khả năng vượt qua đau đớn về thể xác

– Yêu nước là cống hiến, là hy sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân

* Tác động thế tới nhận thức: HS tự trả lời.

Câu 16. 

– HS tự xác định để thể hiện góc nhìn cá nhân (trong phát hiện vấn đề và kết nối tác phẩm văn học với đời sống, kết nối quá khứ với hiện tại)

– Tham khảo gợi ý:

Yêu nước; Sống có lí tưởng; Kiên định với con đường mình đã chọn; Dám hy sinh hạnh phúc, quyền lợi cá nhân vì cộng đồng, dân tộc; Sức mạnh lí trí vượt lên nỗi đau thể xác; Ngưỡng mộ, noi gương anh hùng/thần tượng; Tuổi trẻ sống đẹp, dấn thân và cống hiến…

 DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *