Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Tờ hoa ; đọc hiểu tờ hoa (Nguyễn Tuân) ; trắc nghiệm tờ hoa ; (15 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu:6,0 điểm tờ hoa ; đọc hiểu tờ hoa ; trắc nghiệm tờ hoa;
Đọc văn bản sau: tờ hoa ; đọc hiểu tờ hoa ; trắc nghiệm tờ hoa;
TỜ HOA
Tại một công trường làm đường Tây Bắc, 1966.
Tôi nhìn ra cái tàu lăn nghiến đá mặt đường mới, nhìn ra những kíp thợ xây dựng mở đường, nhìn ra một tổ ong của anh chị em làm đường vừa mang được ong chúa về. Cửa sổ buồng tôi viết, lúc nào cũng nhộn nhịp cánh tay người và những cánh ong quen dần với tổ mới. Ong bay trên trang sổ tay tôi. Ong tua tròn trên trang giấy chữ nhật trắng, như là tàu bay đảo nhiều vòng, chờ lệnh hạ cánh xuống. Buồng bên có người bị ong đốt. Bởi vì người đó hoảng hốt vừa giết ong một cách không cần thiết, và ngửi thấy mùi máu, bọn ong cùng tổ xông tới đốt. Rồi ong cũng lăn ra chết, linh hồn xuất theo luôn với nọc đốt. Con ong bé cũng như con voi to, vốn tính lành nhưng khiêu khích chúng thì chúng đánh lại ngay, dẫu rằng có phải lấy bổn mạng ra mà trả lời. Anh cán bộ địa chất liền cho tôi mượn một số tạp chí khoa học có mấy trang về nuôi ong. Giờ tôi mới biết rằng đó là một thế giới đầy sinh thú. Đời sống con ong để lại cho người đọc nó là một bài học về tính kiên nhẫn, cần lao, về tích lũy, về chế tạo và sáng tạo. Người ta đã đánh dấu con ong, theo dõi nó, và thấy rằng cái giọt mật làm ra đó, là kết quả của 2.700.000 chuyến (bay) đi, đi từ tổ nó đến khắp các nơi có hoa trong vùng. Và trong nửa lít mật ong đóng chai, phân chất ra được 5 vạn thứ hoa. Tính ra thành bước chân người thì tổng cộng đường bay của con ong đó là 8.000.000 cây số.
Giữa rừng Tây Bắc đầy hoa, đầy bướm, đầy ong, cái tôi thấy say say trong chính mình là mặc dầu không được một chuyến đi bằng một đời ong, mình cũng là một con sinh vật đang nung một thứ mật gì. Sự tích luỹ ở mình cũng ngày càng có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống. Đối hoa xuân, lắng ong mật mà thêm ngẫm tới đàn bướm tốt mã chấp chới bay, lộng lẫy những sắc phấn của sáo ngữ ồn ào. Bước phù phiếm cũng bay vào hoa, nhưng cặp cánh hào nhoáng chẳng để lại gì. Từ ngày lịch sử tiến hoá loài người, chưa ai nói đến mật bướm.
Người ta hay nhắc đến mang nặng đẻ đau. Có những quá trình không phải là hoài thai, không đẻ gì (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa đen sinh học) nhưng rất khổ đau và nặng nhọc đèo bòng. Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước rãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đầu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy cái hạt đau xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai đã trở thành lõi sáng của của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Buổi ban đầu vào nghề viết cách đây vài chục năm, khi nhìn chuỗi ngọc trên cổ người “con hát” một thời Thăng Long tôi mới chỉ liên hệ nhân cát ngọc với máy bụi cát kiếp người nơi thập điều Kinh Thánh. Cho tới gần đây tôi mới biết rõ thân thể của ngọc trai. Biết nhìn nó không phải chỉ ở chặng thành tựu chót cùng nơi cổ nơi ngón con người ta, mà là nhìn thấy được nó ở một quá trình lâu dài, đầu kia quá trình là một vết thương lòng và đầu này là quá trình là một niềm vui. Đầu kia quá trình là một cơn giận dữ tự vệ, đầu này quá trình là một giọt tài nguyên Tổ quốc ta bao la cát bãi.
Tôi đã lấy cách nhìn hạt ngọc mà nhìn vào sự biểu dương một công tác, một công trạng, một công trình. Cũng bằng cái cách đó mà hiểu được bước sinh trưởng của một đoá hoa thơm, trước khi nó được làm cái nụ đầu thai vào vườn người. Nhìn ngọn hoa sáng chói công khai giữa bầu giời mà không khỏi không bận lòng vì lũ rễ cái, rễ con trong bóng tối lòng đất kín: rễ trong kia chỉ liên lạc được với hoa ngoài đây bằng con đường nhựa đắng duy nhất của ruột mình. Nhìn bông hoa nở tập kết nơi đất Bắc (1963) càng thấy bồi hồi vì cái rễ máu mình đang thọc sâu rừng Tây Nguyên, rừng U Minh, thọc sâu và đội lên cả gạch đá phố Sài Gòn.
(Trích Tờ hoa, Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập 2), NXB Văn học, 1998, trang 5-7).
Lựa chọn đáp án đúng: tờ hoa ; đọc hiểu tờ hoa ; trắc nghiệm tờ hoa ;
Câu 1.
Dòng nào không nói lên đặc điểm của văn bản Tờ hoa?
- Chất trữ tình; chất khảo cứu.
- Chất trữ tình; chất truyện.
- Chất trữ tình; hồi ức/ hồi tưởng.
- Dựa trên tiêu chí về đề tài.
Câu 2.
Yếu tố tự sự và vai trò của chúng trong văn bản Tờ hoa là:
- Cốt truyện, sự việc, nhân vật.
- Các sự việc mà tác giả đã trải qua.
- Câu chuyện/các sự việc đời sống có liên quan đến mạch cảm xúc, liên tưởng và suy ngẫm của tác giả.
- Câu chuyện/các sự việc đời sống khơi gợi mạch cảm xúc, tình cảm của tác giả.
Câu 3.
Những số liệu trong đoạn văn: Từ “Người ta… của 2.700.000 chuyến (bay) đi…đến là 8.000.000 cây số” nhằm thể hiện suy ngẫm gì của người viết:
- Dòng cảm xúc trước con người/cuộc sống.
- Mạch liên tưởng, suy tư trước sự việc, con người.
- Tình huống nhận thức.
- Bài học về tính kiên nhẫn, cần lao, về tích lũy, về chế tạo và sáng tạo.
Câu 4.
Câu văn “Sự tích luỹ ở mình cũng ngày càng có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống” thể hiện ý nghĩa gì trong nghề viết?
- Quá trình thâm nhập thực tiễn đời sống sẽ tạo nên những tác phẩm hay cho đời.
- Nhà văn càng chịu khó học hỏi, thâm nhập cuộc sống sẽ đem đến giá trị, ý nghĩa cho tác phẩm.
- Nhà văn cần sống trọn vẹn với đời sống sẽ viết được những tác phẩm hay.
- Quá trình thâm nhập, tích lũy vốn sống, vốn văn hóa sẽ giúp nhà văn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, ý nghĩa.
Câu 5.
Mạch gắn kết câu chuyện về con ong, về nghề văn và cách tạo ra ngọc trai thể hiện suy ngẫm độc đáo nào của tác giả?
- Hành trình gian nan để tạo ra cái Đẹp trong cuộc đời.
- Quá nhìn đạt thành tựu, kết quả trong cuộc sống.
- Sự tương đồng/khác biệt giữa vẻ đẹp tự nhiên và sáng tạo nghệ thuật.
- Bất kỳ vẻ đẹp nào trong đời sống cũng bắt nguồn từ sự kiên nhẫn và khổ đau.
Câu 6.
Dòng nào không nói lên những triết lí về lao động và sáng tạo nghệ thuật trong tùy bút trên?
- Để hiểu thấu cuộc sống và sáng tạo, cần sống trọn vẹn/thâm nhập hiện thực.
- Sáng tạo là quá trình phát hiện tình huống/sự kiện độc đáo của thực tiễn.
- Cái Đẹp chân chính bắt nguồn từ quá trình lao động, sáng tạo thực sự.
- Giá trị lao động thực sự sẽ tạo nên bản sắc của mỗi cá nhân.
Câu 7.
Qua mạch liên tưởng về con ong và sự hình thành ngọc trai, tác giả đã phát hiện những vẻ đẹp nào của cuộc sống?
- Vẻ đẹp của thế giới tự nhiên muốn màu.
- Vẻ đẹp văn hóa, lịch sử, địa lý.
- Quá trình sáng tạo, lao động trong cuộc sống.
- Vẻ đẹp của sự kiên nhẫn, sáng tạo, khổ đau âm thầm.
Câu 8.
Dòng nào không nêu lên đặc điểm cái Tôi tác giả trong tùy bút Tờ hoa?
- Mong muốn, khao khát khám phá những vùng đất mới của Tổ Quốc.
- Ý thức với nghề, mong muốn thức tỉnh tâm linh con người về cái Đẹp.
- Tự tin, tự hào với vẻ đẹp con người, dân tộc thời kỳ mới.
- Say mê, khao khát khám phá cái Đẹp.
Câu 9.
Mục đích của tác giả trong tùy bút Tờ hoa:
- Lý giải hành trình gian nan, vất vả để tạo vẻ đẹp cuộc sống.
- Ca ngợi vẻ đẹp đất nước, con người bước vào thời kỳ xây dựng mới.
- Khám phá quy luật hình thành cái Đẹp, bộc lộ niềm tin yêu, tự hào về con người, đất nước thời kỳ mới.
- Nêu tuyên ngôn sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
Câu 10.
Dòng nào nhận định về phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân?
- “Sáng tác… giàu chất thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn; chúng “đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu” (Nguyễn Tuân).
- “…không dừng lại ở sự mô tả mà loang ra, trộn vào quá khứ gần quá khứ xa, để rồi trồi lên khát vọng… để thức nhận cái hoàn mỹ của các hiện tượng và sự vật trong sự ràng buộc lẫn nhau” (Cao Ngọc Thắng).
- “…có khuynh hướng tìm về với sự ảo diệu của từ láy tiếng Việt, lớp từ thiên về sự biểu đạt trạng thái biến đổi tinh vi của cảnh vật cùng những cảm xúc mong manh, vi tế của giác quan, tâm hồn con người” (Vũ Diễm Trâm).
- “Lối viết … thường tập trung vào một điểm và vận dụng một cách tổng hợp cách khảo sát của nhiều ngành văn hóa khác nhau để đào đến “sơn cùng thủy tận” (Nguyễn Đăng Mạnh)
Câu 11.
Bức thông điệp được gửi gắm qua tùy bút Tờ hoa là gì?
- Ca ngợi một dân tộc yêu cái Đẹp, sống rất đẹp.
- Trân trọng lĩnh vực nghệ thuật – nơi sáng tạo ra cái Đẹp chân chính.
- Khẳng định cái Đẹp trong cuộc sống không ngẫu nhiên mà là kết quả của quá trình nỗ lực, sáng tạo, khổ đau âm thầm.
- Niềm say mê, tự hào của cá nhân khi được gắn bó, hòa nhập với tập thể.
Trả lời câu hỏi sau: tờ hoa ; đọc hiểu tờ hoa ; trắc nghiệm tờ hoa ;
Câu 12.
Nhan đề Tờ hoa gợi cho em những suy ngẫm gì về vẻ đẹp của trang văn với trang đời? Từ đó, nhận xét cảm hứng chủ đạo trong văn bản.
Câu 13.
Em có đồng ý với nhận định “Tôi đã lấy cách nhìn hạt ngọc mà nhìn vào sự biểu dương một công tác, một công trạng, một công trình” không? Vì sao?
Câu 14.
Nhận xét, đánh giá cách lựa chọn, khám phá đối tượng thực để phát hiện vẻ đẹp của tự nhiên/cuộc sống trong tùy bút trên.
Câu 15.
Tùy bút Tờ hoa giúp em lý giải được vẻ đẹp kỳ diệu nào của cuộc sống? Từ đó, chia sẻ suy nghĩ về tác động của văn học đối với mỗi cá nhân.
Gợi ý trả lời tờ hoa ; đọc hiểu tờ hoa ; trắc nghiệm tờ hoa ;
Lựa chọn đáp án đúng: tờ hoa ; đọc hiểu tờ hoa ; trắc nghiệm tờ hoa ;
Câu 1. D Dựa trên tiêu chí về đề tài.
Câu 2. C Câu chuyện/các sự việc đời sống có liên quan đến mạch cảm xúc, liên tưởng và suy ngẫm của tác giả.
Câu 3. D Bài học về tính kiên nhẫn, cần lao, về tích lũy, về chế tạo va sáng tạo.
Câu 4. D Quá trình thâm nhập, tích lũy vốn sống, vốn văn hóa sẽ giúp nhà văn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, ý nghĩa.
Câu 5. A Hành trình gian nan để tạo ra cái Đẹp trong cuộc đời.
Câu 6. B Sáng tạo là quá trình phát hiện tình huống/sự kiện độc đáo của thực tiễn.
Câu 7. D Vẻ đẹp của sự kiên nhẫn, sáng tạo, khổ đau âm thầm.
Câu 8. A Mong muốn, khao khát khám phá những vùng đất mới của Tổ Quốc.
Câu 9. C Khám phá quy luật hình thành cái Đẹp, bộc lộ niềm tin yêu, tự hào về con người, đất nước thời kỳ mới.
Câu 10. D “Lối viết … thường tập trung vào một điểm và vận dụng một cách tổng hợp cách khảo sát của nhiều ngành văn hóa khác nhau để đào đến “sơn cùng thủy tận” (Nguyễn Đăng Minh)
Câu 11. C Khẳng định cái Đẹp trong cuộc sống không ngẫu nhiên mà là kết quả của quá trình nỗ lực, sáng tạo, khổ đau âm thầm.
Trả lời câu hỏi sau: tờ hoa ; đọc hiểu tờ hoa ; trắc nghiệm tờ hoa ;
Câu 12. tờ hoa ; đọc hiểu tờ hoa ; trắc nghiệm tờ hoa ;
– Nhan đề Tờ hoa:
+ Nghĩa tường minh: nói về những trang văn có ý nghĩa, có giá trị đẹp, giống như hoa trong cuộc sống – vốn biểu tượng cho sự tinh túy của tự nhiên, đất trời.
+ Nghĩa biểu tượng: thể hiện tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Tuân, gắn liền vẻ đẹp nghệ thuật với cuộc sống: Để viết được những trang văn đầy sắc hương, có ích cho đời “như hoa” thì người nghệ sĩ phải luôn lao tâm, khổ tứ, nhiều khi phải âm thầm, xót xa, khổ đau, phải được sống, được tận mắt chứng kiến cuộc đời rộng lớn cũng như có một gia tài văn hóa sâu rộng, phong phú.
– Cảm hứng chủ đạo: Yêu thương, say mê trước vẻ đẹp đất nước, con người mới sau Cách mạng tháng Tám. Trân trọng quá trình lao động sáng tạo, hình thành vẻ đẹp trong tự nhiên và đời sống. Những yêu thương, say mê đó hóa thành tâm hồn với những dòng xúc cảm, rung động giàu liên tưởng.
Câu 13.
– Câu văn trên được hiểu là: Khi nhìn thấy thành quả/thành tựu, ta cần nhận thấy, hiểu được quá trình gian nan, khó nhọc, nhiều khi âm thầm, đau đớn, xót xa để đạt được nó.
– HS có thể nêu quan điểm cá nhân, dựa vào gợi ý sau:
+ Cần có sự đánh giá quá trình khi nhận xét một kết quả, một thành tích.
+ Cần có sự ghi nhận, trân trọng công sức, lao động sáng tạo thực sự của con người.
Câu 14.
– Khả năng lựa chọn đối tượng thực gắn liền với mạch suy tưởng, khảo cứu giá trị văn hóa lịch sử – địa lý.
– Phát hiện được mạch ngầm biểu tượng của sự vật, từ phương diện/rung cảm thẩm mỹ.
Câu 15. tờ hoa ; đọc hiểu tờ hoa ; trắc nghiệm tờ hoa ;
– Bài học lý giải vẻ đẹp diệu kỳ của cuộc sống: Nhìn kết quả/vẻ đẹp cuộc sống, con người từ ngọn nguồn hình thành, quá trình tạo ra nó; khám phá vẻ đẹp ở chiều sâu văn hóa – lịch sử, gắn với giá trị truyền thống dân tộc …
– Tác động của văn học tới cá nhân: HS tự liên hệ những thay đổi của bản thân sau khi hiểu những suy ngẫm, chiêm nghiệm của tác giả từ đời sống tự nhiên, con người.