Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Truyện ký ; thể loại truyện ký ; ôn tập thể loại truyện ký (12 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm Truyện ký ; thể loại truyện ký ; ôn tập thể loại truyện ký
ÔN TẬP THỂ LOẠI
TRUYỆN KÍ
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1.
Thả các từ sau vào các vị trí trong móc vuông cho hợp lí.
Truyện kí là thể loại [vị trí 1] giao thoa giữa cốt truyện (hư cấu) [vị trí 2] và kí (phi hư cấu), truyện kí luôn xuất phát từ [vị trí 3] trong đời sống do yêu cầu cổ vũ động viên, ca ngợi người thật, việc thật…
- Hồi kí
- Và kí
- Giao thoa
- Hiện tượng có thật
Câu 2.
Điền từ vào vị trí ba chấm […] trong móc vuông cho hợp lí
Từ con người, sự việc có thật nhà văn […] thành câu chuyện làm nổi bật đối tượng được phản ánh
- Phát triển
- Sáng tạo
- Tổ chức
- Cắt gọt
Câu 3.
Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu ở truyện kí có tác dụng giả?
- Để khắc họa tâm lý nhân vật.
- Để câu chuyện vừa chân thực, khách quan, vừa sinh động.
- Để đảm bảo tính xác thực về con người và sự kiện được phản ánh.
- Để tạo nên sức hấp dẫn, chất “văn” cho tác phẩm truyện kí.
Câu 4.
“Sự kiện, nhân vật trong truyện kí luôn đặt trong mối quan hệ của chúng với chỉnh thể của tác phẩm” đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 5.
Ý nghĩa, vấn đề đặt ra trong tác phẩm truyện ký được toát lên từ:
- Nhan đề truyện
- Nhân vật, sự việc
- Cách tổ chức truyện
- Hư cấu nghệ thuật
Câu 6.
Nhân vật của văn bản truyện kí được:
- Hư cấu hoàn toàn.
- Được sáng tạo từ nguyên mẫu ở đời sống.
- Được hư cấu hành động.
- Được hư cấu tâm lí.
Câu 7.
Dòng nào nói lên nghệ thuật kể chuyện – sử dụng điểm nhìn trần thuật trong truyện kí?
- Điểm nhìn điểm nhìn không gian, thời gian; điểm nhìn của người kể chuyện.
- Điểm nhìn bên trong, bên ngoài; điểm nhìn không gian, thời gian
- Điểm nhìn bên trong, bên ngoài; điểm nhìn của nhân vật chính.
- Chỉ được sử dụng ngôi kể thứ 3- người kể chuyện toàn tri.
Câu 8.
Chi tiết, sự việc giàu ý nghĩa trong văn bản truyện kí được hiểu là:
- Chi tiết, sự việc được hư cấu.
- Chi tiết, sự việc của hiện thực.
- Là sự việc, chi tiết làm nổi bật chủ đề; khắc họa nhân vật.
- Là sự việc, chi tiết có khả năng khắc họa 2 nhân vật trở lên.
Câu 9.
Tính phi hư cấu trong văn bản truyện kí là:
- Người, sự việc có thật.
- Người sự việc sáng tạo từ thực tế.
- Người, sự việc được hư cấu 50%.
- Người, sự việc có thật 100%.
Câu 10.
Cảm hứng chủ đạo trong văn bản truyện kí được hiểu là:
- Cảm xúc mãnh liệt đối với nhân vật chính.
- Cảm xúc mãnh liệt xuyên suốt tác phẩm.
- Cảm xúc mãnh liệt đối với sự việc chính.
- Cảm xúc mãnh liệt đối với sự việc kết thúc.
Câu 11.
Mục đích của văn bản truyện kí là:
- Phản ánh chân thực lịch sử.
- Sáng tạo lịch sử.
- Cổ vũ động viên, ca ngợi người thật, việc thật…
- Ca ngợi sự chân thật của nhà văn- người thư kí trung thành của thời đại.
Câu 12.
Truyện ký thường tập trung cốt truyện vào việc trần thuật hai nhân vật – những danh nhân về khoa học và nghệ thuật, những anh hùng trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, chính khách, nhà hoạt động cách mạng. Đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Gợi ý trả lời Truyện ký ; thể loại truyện ký ; ôn tập thể loại truyện ký
Lựa chọn đáp án đúng: Truyện ký ; thể loại truyện ký ; ôn tập thể loại truyện ký
Câu 1.
1C, 2B, 3D 1. Giao thoa; 2 Và kí , 3 Hiện tượng có thật
Câu 2. C Tổ chức
Câu 3. B Để câu chuyện vừa chân thực, khách quan, vừa sinh động.
Câu 4. A Đúng
Câu 5. B Nhân vật, sự việc
Câu 6. D Được hư cấu tâm lí.
Câu 7. B Điểm nhìn bên trong, bên ngoài; điểm nhìn không gian, thời gian
Câu 8. C Là sự việc, chi tiết làm nổi bật chủ đề; khắc họa nhân vật.
Câu 9. A Người, sự việc có thật.
Câu 10. B Cảm xúc mãnh liệt xuyên suốt tác phẩm.
Câu 11. C Cổ vũ động viên, ca ngợi người thật, việc thật…
Câu 12. B Sai