Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Bi kịch ; ôn tập bi kịch ; thể loại bi kịch ; ôn tập về bi kịch ; ôn tập phần bi kịch (15 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm 

ÔN TẬP THỂ LOẠI

BI KỊCH

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1.

Thả các từ sau vào các vị trí trong móc vuông cho hợp lí.

Bi kịch là thông qua sự dàn cảnh, luân chuyển lời đối, độc thoại, hành động nhân vật, [vị trí 1] tập trung diễn tả [vị trí 2] hệ trọng đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa mong muốn, hành động cao đẹp, hào hùng của con người với những tình thế [vị trí 3] không thể đảo ngược của thực tại/ những trở ngại tồn tại ngay trong bản tính con người.

  1. Xung đột
  2. Bi đát
  3. Mâu thuẫn
  4. Bi kịch

Câu 2. Điền từ vào vị trí ba chấm […] trong móc vuông cho hợp lí

Cốt truyện bi kịch gồm thắt nút, triển khai, […] kết thúc thảm cảnh/cái chết của nhân vật.

  1. Xung đột gay gắt
  2. Xung đột xuất hiện
  3. Giải quyết xung đột
  4. Xung đột xảy ra

Câu 3. “Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với tình trạng không thể thực hiện được điều đó trong thực tiễn là mâu thuẫn nằm trong chính nhân vật”. Đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng
bi kịch ; ôn tập bi kịch ; thể loại bi kịch ; ôn tập về bi kịch ; ôn tập phần bi kịch
Romeo và Juliet

Câu 4. Đặc điểm nổi bật của nhân vật trong bi kịch là:

  1. Nhân vật thường phải trải qua trạng thái giằng xé bế tắc, rơi vào tình huống bi thảm….
  2. Nhân vật là đối tượng của tiếng cười, hiện thân cho các thói tật xấu trong xã hội.
  3. Tính cách của nhân vật tập trung thể hiện qua những biến cố cơ bản của đời người.
  4. Tính cách của nhân vật được thể hiện một cốt truyện chặt chẽ, logic.

Câu 5. Điền từ vào vị trí ba chấm […] trong ng móc vuông cho hợp lí

Nhân vật chính của bi kịch có phẩm chất, năng lực vượt trội, có khát vọng, tưởng cao đẹp nhưng phải đối đầu với mâu thuẫn xung đột […].

  1. lên đến đỉnh điểm
  2. không thể hóa giải
  3. đau đớn tột cùng
  4. cần được hóa giải

Câu 6. Điền từ vào vị trí ba chấm […] trong móc vuông cho hợp lí

Lời thoại của nhân vật trong bi kịch thường căng thẳng chất chứa […] thể hiện trăn trở, suy nghĩ mạnh mẽ không chịu khuất phục

  1. Yếu tố bi
  2. Khát vọng
  3. Mâu thuẫn
  4. Biện luận
bi kịch ; ôn tập bi kịch ; thể loại bi kịch ; ôn tập về bi kịch ; ôn tập phần bi kịch
Cửu Trùng Đài

Câu 7. Vì sao nói kịch có hiệu ứng thanh lọc tâm hồn con người.?

  1. Thông qua việc chứng kiến cái chết bi thảm của nhân vật, người đọc, người xem nhận thức được giá trị của sự sống.
  2. Thông qua các cung bậc xúc cảm, người đọc, khán giả nhận thức được giá trị tốt đẹp, từ đó hoàn thiện nhân cách của mình.
  3. Cảm phục và ngưỡng mộ những điều cao cả qua nhân vật chính, từ đó hoàn thiện nhân cách của mình.
  4. Nhận ra sai lạc ngay trong nội tâm nhân vật chính để điều chỉnh mình.

Câu 8. Để đọc hiểu được kịch bản văn học – bi kịch ở lớp 11, HS cần:

  1. Nhận biết và phân tích một số yếu tố như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật gây cười.
  2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhân vật bi kịch: khát vọng, lời thoại.
  3. Nhận biết và phân tích một số yếu tố như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,…
  4. Nhận biết và phân tích một số yếu tố hình thức của kịch: Hồi, lớp, cảnh, chỉ dẫn sân khấu…

Câu 9.

Khát vọng cao đẹp của nhân vật chính trong bi kịch thường xung đột với:

  1. Hoàn cảnh thực tế/ gặp phải những trở ngại ngay trong bản tính cố hữu.
  2. Khát vọng của nhân vật phụ/ của gia đình.
  3. Hiện thực đen tối của xã hội đương thời/thời đại.
  4. Một thế lực đối lập, mạnh hơn nhiều lần.

Câu 10. Thả các từ sau vào các vị trí trong móc vuông cho hợp lí

Trong bi kịch, việc cái đẹp, cái hùng [vị trí 1] đã đưa đến nỗi đau khổ cùng cực. Song chính từ đó, bi kịch trở thành tiếng nói khẳng định [vị trí 2] của ý chí, khát vọng và chiến thắng [vị trí 3] trong cuộc đấu tranh chống lại những tình thế bi đát của thực tại và những yếu hèn.

  1. tinh thần của con người
  2. bị thất bại
  3. sự bất tử
  4. tuyệt đối

 

bi kịch ; ôn tập bi kịch ; thể loại bi kịch ; ôn tập về bi kịch ; ôn tập phần bi kịch
Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Gợi ý trả lời bi kịch ; ôn tập bi kịch ; thể loại bi kịch ; ôn tập về bi kịch ; ôn tập phần bi kịch

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. 1d, 2a, 3b ;   1 Bi kich, 2 Xung đột ; 3 Bi đát

Câu 2. C Giải quyết xung đột

Câu 3. A Sai

Câu 4. A Nhân vật thường phải trải qua trạng thái giằng xé bế tắc, rơi vào tình huống bi thảm….

Câu 5. B không thể hóa giải

Câu 6. D Biện luận

Câu 7. B Thông qua các cung bậc xúc cảm, người đọc, khán giả nhận thức được giá trị tốt đẹp, từ đó hoàn thiện nhân cách của mình.

Câu 8. C Nhận biết và phân tích một số yếu tố như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,…

Câu 9. A Hoàn cảnh thực tế/ gặp phải những trở ngại ngay trong bản tính cố hữu.

Câu 10. 1b, 2c, 3a ; 1 bị thất bại, 2 sự bất tử ; 3 tinh thần của con người

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *