Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Những điều trông thấy (Sở kiến hành – Nguyễn Du) ; đọc hiểu những điều trông thấy ; trắc nghiệm những điều trông thấy (14 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm những điều trông thấy ; đọc hiểu những điều trông thấy ; trắc nghiệm những điều trông thấy

Đọc văn bản sau:  những điều trông thấy ; đọc hiểu những điều trông thấy ; trắc nghiệm những điều trông thấy

SỞ KIẾN HÀNH

(Nguyễn Du)

Hữu phụ huề tam nhi

Tương tương toạ đạo bàng

Tiểu giả tại hoài trung

Đại giả trì trúc khuông

Khuông trung hà sở thịnh

Lê hoắc tạp tì khang

Nhật án bất đắc thực

Y quần hà khuông nhương

Kiến nhân bất ngưỡng thị

Lệ lưu khâm lang lang

Quần nhi thả hỉ tiếu

Bất tri mẫu tâm thương

Mẫu tâm thương như hà

Tuế cơ lưu dị hương

Dị hương sảo phong thục

Mễ giá bất thậm ngang

Bất tích khí hương thổ

Cẩu đồ cứu sinh phương

Nhất nhân kiệt dung lực

Bất sung tứ khẩu lương

Duyên nhai nhật khất thực

Thử kế an khả trường

Nhãn hạ uỷ câu hác

Huyết nhục tự sài lang

Mẫu tử bất túc tuất

Phủ nhi tăng đoạn trường

Kỳ thống tại tâm đầu

Thiên nhật giai vị hoàng

Âm phong phiêu nhiên chí

Hành nhân diệc thê hoàng.

Tạc tiêu Tây Hà dịch

Cung cụ hà trương hoàng

Lộc cân tạp ngư xí

Mãn trác trần trư dương

Trưởng quan bất hạ trợ

Tiểu môn chỉ lược thường

Bát khí vô cổ tích

Lân cẩu yếm cao lương

Bất tri quan đạo thượng

Hữu thử cùng nhi nương

Thuỳ nhân tả thử đồ

Trì dĩ phụng quân vương

 

NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY

(Nguyễn Du)

Có người đàn bà dắt ba đứa con

Cùng nhau ngồi bên đường

Đứa nhỏ trong bụng mẹ

Đứa lớn cầm giỏ tre

Trong giỏ đựng gì lắm thế?

Rau lê, hoắc lẫn cám

Qua trưa rồi chưa được ăn

Áo quần sao mà rách rưới quá

Thấy người không ngẩng nhìn

Nước mắt chảy ròng ròng trên áo

Lũ con vẫn vui cười

Không biết lòng mẹ đau

Lòng mẹ đau ra sao?

Năm đói lưu lạc đến làng khác

Làng khác mùa màng tốt hơn

Giá gạo không cao quá

Không hối tiếc đã bỏ làng đi

Miễn sao tìm được phương tiện sống

Một người làm hết sức

Không đủ nuôi bốn miệng ăn

Dọc đường mỗi ngày đi ăn mày

Cách ấy làm sao kéo dài mãi được

Thấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnh

Máu thịt nuôi lang sói

Mẹ chết không thương tiếc

Vỗ về con càng thêm đứt ruột

Trong lòng đau xót lạ thường

Mặt trời vì thế phải vàng úa

Gió lạnh bỗng ào tới

Người đi đường cũng đau đớn làm sao

Hành nhân diệc thê hoàng.

Đêm qua ở trạm Tây Hà

Tiệc tùng cung phụng khoa trương quá mức

Gân hươu cùng vây cá

Đầy bàn thịt heo, thịt dê

Quan lớn không thèm đụng đũa

Đám theo hầu chỉ nếm qua

Vứt bỏ không luyến tiếc

Chó hàng xóm cũng ngán món ăn ngon

Không biết trên đường cái

Có mẹ con đói khổ nhà này

Ai người vẽ bức tranh đó

Đem dâng lên nhà vua

 (https://bom.so/80wAM4)

những điều trông thấy ; đọc hiểu những điều trông thấy ; trắc nghiệm những điều trông thấy

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1.

Dòng nào cung cấp thông tin cơ bản về bài thơ Những điều trông thấy?

  1. Bài thơ rút trong Thanh Hiên thi tập, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.
  2. Bài thơ rút trong Bắc hành tạp lục, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.
  3. Bài thơ rút trong Bắc hành tạp lục, thể “hành”, thơ tự do.
  4. Bài thơ rút trong Nam trung tạp ngâm, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.

Câu 2.

Dòng nào sau đây không thuộc nội dung bài thơ?

  1. Cảnh mẹ con người ăn mày: nhếch nhác, tiều tụy, đói khát.
  2. Tiệc tùng dư thừa món ngon vật lạ của quan lại.
  3. Ngẫm về những phi lí ở đời.
  4. Ra tay cứu giúp, nâng đỡ kẻ đói nghèo.

Câu 3.

Đối tượng trữ tình chính của bài thơ:

  1. Những đứa bé con người ăn mày.
  2. Người mẹ với nỗi đau đứt ruột.
  3. Người mẹ và đàn con hành khất.
  4. Bữa tiệc dư thừa của quan lại.

Câu 4.

Cảm xúc/ cảm hứng bao trùm bài thơ:

  1. Đồng cảm, xót thương.
  2. Căm phẫn sự bất công phi lí.
  3. Lên án sự thờ ơ của người đời.
  4. Giễu những cảnh đời trái ngược.

Câu 5.

Những chi tiết nào không gợi cảnh ngộ khốn khổ của mẹ con người ăn mày?

  1. Áo quần sao mà rách rưới.
  2. Qua trưa rồi chưa được ăn.
  3. Nước mắt chảy ròng ròng trên áo.
  4. Làng khác mùa màng tốt hơn.

Câu 6.

Những từ ngữ nào diễn tả lòng thương cảm của nhà thơ.

  1. Giá gạo không cao quá/ Không hối tiếc đã bỏ làng đi.
  2. Không biết lòng mẹ đau/Lòng mẹ đau ra sao?
  3. Một người làm hết sức/Không đủ nuôi bốn miệng ăn.
  4. Thấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnh.

Câu 7. Dòng thơ nào diễn tả nỗi hy sinh (vì con) của người mẹ?

  1. Mẹ chết không thương tiếc
  2. Vỗ về con càng thêm đứt ruột
  3. Trong lòng đau xót lạ thường
  4. Mặt trời vì thế phải vàng úa

Câu 8. Bốn câu thơ sau diễn tả điều gì?

Trong lòng đau xót lạ thường

Mặt trời vì thế phải vàng úa

Gió lạnh bỗng ào tới

Người đi đường cũng đau đớn làm

  1. Nỗi lòng thương con của người mẹ nghèo.
  2. Nỗi lòng thương cảm người bất hạnh của thi hào Nguyễn Du.
  3. Lòng người và đất trời cùng đau xót trước cảnh đời bất hạnh.
  4. Thiên nhiên khắc nghiệt khiến lòng người đau đớn hơn.

Câu 9.

Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dùng nhiều lần và thành công nhất trong bài thơ

  1. So sánh
  2. Đối lập
  3. Nhân hóa
  4. Ẩn dụ

Câu 10. Từ những điều trông thấy, tác giả mong muốn điều gì?

  1. Có ai đó giúp đỡ mẹ con người ăn mày để tương lai họ sáng hơn
  2. Đất trời thấu hiểu nỗi khổ của con người.
  3. Nhà vua biết sự phi lí ở đời (kẻ nghèo, người dư thừa).
  4. Nhà vua hãy trừng phạt kẻ sống xa hoa.

 

Trả lời câu hỏi sau:  những điều trông thấy ; đọc hiểu những điều trông thấy ; trắc nghiệm những điều trông thấy

Câu 11.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi a,b,c

Cách ấy làm sao kéo dài mãi được

Thấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnh

Máu thịt nuôi lang sói

Mẹ chết không thương tiếc

Vỗ về con càng thêm đứt ruột

Trong lòng đau xót lạ thường

a. Tác giả nhìn thấu điều gì từ cảnh ngộ của mẹ con người ăn mày?

b. Trong lòng đau xót lạ thường là nỗi lòng của ai?

c. Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho những kiếp người bất hạnh.

Câu 12.

Xác định những câu/đoạn thơ chứa nghệ thuật đối lập và phân tích hiệu quả của chúng trong việc phản ánh hiện thực và thể hiện cảm xúc.

Câu 13.

Em thích khổ thơ/dòng thơ/hình ảnh thơ nào nhất? Chúng mang tới cho em cảm xúc, nhận thức mới mẻ hay làm sâu sắc hơn cảm xúc, nhận thức đã có ?

Câu 14.

Đọc đoạn thơ sau:

(1) Trung Hoa người vẫn sống hắt hiu.

Người chẳng thấy; thuyền sứ được đón theo thông lệ.

Thuyền này thuyền nọ gạo thịt đầy.

Người đi ăn no bỏ thừa thãi.

Cơm thừa, canh cặn chìm đáy sông.

(Thái Bình mại ca giả – Nguyễn Du)

a. Tìm đoạn có nội dung tương đồng từ văn bản đọc hiểu ở trên (Sở Kiến hành -Nguyễn Du)

b. Chỉ ra điểm tương đồng trong nội dung, nghệ thuật phản ánh.

c. Sức tố cáo ở đoạn thơ nào mạnh mẽ hơn, vì sao?

những điều trông thấy ; đọc hiểu những điều trông thấy ; trắc nghiệm những điều trông thấy

Gợi ý trả lời những điều trông thấy ; đọc hiểu những điều trông thấy ; trắc nghiệm những điều trông thấy

Lựa chọn đáp án đúng: những điều trông thấy ; đọc hiểu những điều trông thấy ; trắc nghiệm những điều trông thấy

Câu 1. B Bài thơ rút trong Bắc hành tạp lục, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.

Câu 2. D Ra tay cứu giúp, nâng đỡ kẻ đói nghèo.

Câu 3. C Người mẹ và đàn con hành khất.

Câu 4. A Đồng cảm, xót thương.

Câu 5. D Làng khác mùa màng tốt hơn.

Câu 6. B Không biết lòng mẹ đau/Lòng mẹ đau ra sao?

Câu 7. A Mẹ chết không thương tiếc

Câu 8. C Lòng người và đất trời cùng đau xót trước cảnh đời bất hạnh.

Câu 9. B Đối lập

Câu 10. C Nhà vua biết sự phi lí ở đời (kẻ nghèo, người dư thừa).

 

những điều trông thấy ; đọc hiểu những điều trông thấy ; trắc nghiệm những điều trông thấy

Trả lời câu hỏi sau: những điều trông thấy ; đọc hiểu những điều trông thấy ; trắc nghiệm những điều trông thấy

Câu 11.

a. Tác giả nhìn thấu tương lai của họ: ăn xin không phải kế dài lâu; người mẹ đang hình dung về cảnh trước mắt của gia đình: mình sẽ chết không tiếc, chỉ thương đàn con.

b. Là nỗi thương xót của người mẹ dành cho con; là nỗi thương của tác giả dành cho mẹ con họ…Tất cả hòa vào bốn chữ: đau xót lạ thường …

c. Nguyễn Du rung động mãnh liệt trước cảnh khốn khổ của mẹ con ăn mày, trước dòng nước mắt nỗi niềm thương con của người mẹ khốn khổ. Nhìn người mẹ, nhà thơ thấu hiểu nỗi lòng từng rung động, nỗi lo sự hãi hùng…đang diễn ra trong tâm can người mẹ khốn khổ kia.

Câu 12.

* Những câu/đoạn thơ chứa nghệ thuật đối lập

– Nước mắt chảy ròng ròng trên áo >< Lũ con vẫn vui cười

– Qua trưa rồi chưa được ăn/Áo quần sao mà rách rưới quá >< Gân hươu cùng vây cá/Đầy bàn thịt heo, thịt dê/Quan lớn không thèm đụng đũa/Đám theo hầu chỉ nếm qua.

– Một người làm hết sức/Không đủ nuôi bốn miệng ăn >< Vứt bỏ không luyến tiếc/Chó hàng xóm cũng ngán món ăn ngon.

* Hiệu quả: Phản ánh hiện thực và thể hiện cảm xúc.

– Phản ánh hiện thực đối lập, ngang trái, bất công.

– Thể hiện cảm xúc: niềm thương cảm, nỗi phẫn uất trước bất công…

Câu 13.

– HS tự trả lời theo quan điểm cá nhân.

– Tham khảo gợi ý: chọn khổ thơ/dòng thơ/hình ảnh thơ độc đáo về hình thức, giàu cảm xúc (thể hiện cảnh ngộ thương tâm của mẹ con người ăn mày; nỗi lòng thương con của người mẹ; Cảnh dư thừa phù phiếm của bọn quan lại…nỗi thương cảm của nhà thơ/ Giá trị nhân đạo…) mà em hiểu sâu sắc.

– Từ đó xác định nội dung, cảm xúc, nhận thức (mới mẻ/ được cảm nhận sâu sắc hơn).

Câu 14.

a. Gân hươu cùng vây cá

Đầy bàn thịt heo, thịt dê

Quan lớn không thèm đụng đũa

Đám theo hầu chỉ nếm qua

Vứt bỏ không luyến tiếc

Chó hàng xóm cũng ngán món ăn ngon

Không biết trên đường cái

Có mẹ con đói khổ nhà này

 (Sở kiến hành – Nguyễn Du)

b. Điểm tương đồng trong nội dung phản ánh: Cảnh phung phí, thừa thãi của tầng lớp trên trong xã hội; cảnh nghèo khổ cơ hàn; Dùng nghệ thuật đối lập, tương phản.

c. Sức tố cáo ở đoạn thơ trong bài Sở kiến hành mạnh mẽ hơn bởi các hình ảnh: Quan lớn không thèm đụng đũa/Đám theo hầu chỉ nếm qua/ Chó hàng xóm cũng ngán món ăn ngon -> con người khổ hơn chó hàng xóm nhà quan.

 DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *