Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Vũ Như Tô xây cửu trùng đài ; đọc hiểu vũ như tô xây cửu trùng đài ; trắc nghiệm vũ như tô xây cửu trùng đài (15 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm vũ như tô xây cửu trùng đài ; đọc hiểu vũ như tô xây cửu trùng đài ; trắc nghiệm vũ như tô xây cửu trùng đài
Đọc văn bản sau: vũ như tô xây cửu trùng đài ; đọc hiểu vũ như tô xây cửu trùng đài ; trắc nghiệm vũ như tô xây cửu trùng đài
VŨ NHƯ TÔ XÂY CỬU TRÙNG ĐÀI
(Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)
Tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô
Hồi 1: Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiến quyết từ chối xây Cửu Trùng đài.
Hồi 2: Đan Thiềm, cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước tòa lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao”, có thể “tranh tinh xảo với hóa công”để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện.
Hồi 3: Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây Cửu Trùng đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng toà đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ.
Hồi 4: Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng đài bị chính những người thợ nổi loạn đập phá, thiêu hủy.
Hồi thứ tư
Bốn tháng sau – Cũng cảnh ấy, một đêm hè. Những phiến đá đã dọn đi. Xa xa là nửa một thứ “khải hoàn môn, một bên (về phía con rồng) là bức tường đá ong thấp, trên có tượng một kỵ mã, mũ trụ, áo giáp, đeo cung kiếm.
Lớp I (Vũ Như Tô – Thị Nhiên)
Họ ở Khải Hoàn môn đi ra. Vũ Như Tô phải chống gậy đi khập khiễng, tay trái cầm một chiếc đèn lồng, chàng thúng thắng họ.
THỊ NHIÊN:
Đây là cái gì, tôi rờn rợn người làm sao ấy. Cái cổng này cao như núi, nó như nuốt tôi đi không bằng. Mà sao bày lắm tượng thế này. Trời đất ơi! (đếm). Tất cả mười pho, mỗi hàng năm chạy dài dằng dặc, cưỡi ngựa trông gớm chết, như đánh ai thế kia? (bước ra). Mà cái bực đá này nữa, sao mà cao, mà lắm bực thế? Ngã một cái thì chết mất thôi. To quá, cao quá, gió thổi mạnh quá. Tôi chóng mặt lắm, thầy nó ạ. Tôi chịu thôi, cho tôi ra khỏi chỗ tin này (bíu lấy chồng).
VŨ NHƯ TÔ (cười) – Việc gì mà chóng mặt.
THỊ NHIÊN:
– Tôi sợ lắm (chợt nhìn chồng). Mà sao thầy nó không bước đi được thế kia… Khốn nạn. Có đau lắm không? Việc gì phải giấu tôi mới được chứ?
VŨ NHƯ TÔ: (có vẻ đau nhưng gượng): Tôi có làm sao đâu. Mẹ nó đến hay lo.
THỊ NHIÊN:
– Nghe tin thầy nó ngã từ trên nóc nhà xuống, đá đè lên cả người tôi cứ rung rời ra. Phúc làm sao mà lại được vô sự. Nhưng thế này cũng thành tật! Què mất thôi!
VŨ NHƯ TỐ:
- Đành chịu chứ làm thế nào? Mình đã thấm vào đâu. (trông chung quanh nói một mình) Được đấy! (gật gù hỏi vợ) Mẹ nó trông có đẹp không?
THỊ NHIÊN:
– Thì tôi đã bảo tôi đang sợ hết vía lên đây. Tượng kia cứ như xô lại đánh tôi. Mà cái cổng kia, nói dại, nó đổ xuống thì chết (rùng mình)…
VŨ NHƯ TÔ:
– Mẹ nó mới chỉ biết cảnh ban đêm. Chứ buổi chiều lúc mặt trời lặn, buổi sáng lúc mặt trời mọc, chỗ sáng, chỗ tối, bóng người bóng ngựa, lóng la lóng lánh, trông còn rực rỡ, đẹp đẽ bằng trăm, bằng nghìn.
THỊ NHIÊN:
– Thầy nó nói đến khéo. à phải, tôi thấy nhiều người khen cái đài này lắm.
VŨ NHƯ TÔ: – Thế à, có thật không?
THỊ NHIÊN:
– Bao nhiêu người đi xem đấy, ai về cũng trầm trồ khen đẹp, khen lớn. Họ khen rồi họ chê đấy.
VŨ NHƯ TÔ: – Họ chê ở chỗ nào?
THỊ NHIÊN: – Có người chê đài chỉ toàn là cảnh An Nam, xấu lắm. Mấy lị họ chê ở chỗ xây đài phí tiền.
VŨ NHƯ TÔ: – Họ thì biết gì, cứ ruộng nhiều là tốt.
THỊ NHIÊN:
– Chứ gì. ấy cứ có ruộng, có thóc, có khoai, có đỗ, thể là thích nhất. Tôi cũng cứ thế đấy. à thầy nó ạ, lúa chiêm năm nay hỏng cả.
VŨ NHƯ TÔ: (mơ màng) – Hỏng à?
THỊ NHIÊN: – Vụ chiêm hỏng, mà lụt luôn mấy năm nay. Đói kém lắm thầy nó ạ.
VŨ NHƯ TÔ: (nói mơ hồ) – Phó Độ mà chạm thì không còn phải nói nữa.
THỊ NHIÊN:
– Thầy nó nói gì thế!… ở làng ta, mà cả ở quanh vùng, độ này cướp bóc nhiều lắm. Không biết rồi có yên không? Bên làng Cuội, có cả giặc nổi lên. Lý trưởng đến thu thuế, chúng giết cả Lý trưởng.
VŨ NHƯ TÔ: – Phiền nhỉ?…
THỊ NHIÊN: – Còn thằng cu Nhớn tôi cho nó đi học cụ Đồ rồi đấy. Nhưng cái Bé thì cứ quặt quẹo luôn. Khốn nạn lúc nào cũng hỏi bố ở đâu, mà bố chẳng hỏi con bao giờ. Nghĩ gì thế thầy nó?
VŨ NHƯ TÔ:
– Để nhiều khoảng rộng thế này mới đẹp, mới hùng. To lớn tự khắc là oai nghiêm.
THỊ NHIÊN: – Thôi cho tôi về.
VŨ NHƯ TÔ: – Đêm tối thế này về thế nào được!
THỊ NHIÊN:
– Thầy nó còn lạ gì tôi ngược xuôi buôn bán, làm ruộng, làm áng, quen với đêm khuya rồi. Thầy nó tính chẳng ra: Thân mình thì tàn tật, việc nhà thì bỏ, con cái cũng chẳng nhìn…
VŨ NHƯ TÔ:
– Mẹ nó nói thế nào tôi cũng xin chịu. Thôi bao nhiêu việc ở nhà xin trông vào mẹ nó đấy.
THỊ NHIÊN:
– Tôi có trách gì thầy nó đâu… Việc nuôi con, tôi xin lo liệu đâu có đấy. Nhưng biết bao giờ thầy nó về cho con nó mừng, cho cửa nhà vui vẻ. Con có cha như nhà có nóc. Nói thực cho tôi yên lòng nào…
VŨ NHƯ TÔ: – Độ năm năm nữa thôi.
THỊ NHIÊN: (buồn)
– Hãy còn lâu thế cơ? (ghé vào tai chồng) à này, tôi thấy người ta nói thầy nó có tình ý với cái người cung nữ Thiềm gì ấy, có phải không?
VŨ NHƯ TÔ: (tái mặt) – Chỉ bậy.
THỊ NHIÊN:
– Đàn ông thì ba vợ bảy nàng hầu, tôi có cấm đoán gì thầy nó, nhưng là nơi vua chúa, thì rồi chết cả họ!
VŨ NHƯ TÔ:
(tức giận) – Không hiểu làm sao thiên hạ lại đồn như thế? Bậy hết sức.
THỊ NHIÊN:
– Thì tôi có dám nghi ngờ thầy nó đâu? Thôi tôi về đây, nhất định năm năm nữa chứ?
VŨ NHƯ TÔ: – Năm năm nhất định. Mẹ nó ở lại đây, mai tôi dẫn đi xem chỗ đẹp hơn.
THỊ NHIÊN:
– Thôi thế là đủ, đẹp lắm rồi! Năm năm nữa. Gớm, thầy nó đến là hay vẽ chuyện. Cứ làm nho nhỏ cũng được. Người nghèo thì làm cái nhà bé, nước nhỏ thì xây cái đài nhỏ, ai lại… Đấy, lại làm thầy nó tức. Thầy nó ở lại nhé. Thế là thành tật đấy. Khổ quá. Mai bảo con là bố sắp về thì chúng nó phải biết là vui.
VŨ NHƯ TÔ:- Chán quá, chả có gì cho con.
THỊ NHIÊN:
– Thôi, tôi đi đường mua mấy cái bánh tẻ, bảo là của bố cho con thế cũng được (cắp nón đi xuống). Gớm cao quá đi mất thôi. Thầy nó có xuống được không? Đưa đèn đây tôi xách cho (giằng lấy).
VŨ NHƯ TÔ:
– Tôi xuống được. Còn giỏi chán. Mẹ nó vịn vào con rồng này mà xuống cho khỏi rợn. Còn một tay đưa tôi dắt. (Họ cùng xuống).
THỊ NHIÊN: (thè lưỡi) – Lèo ơi! Cứ như núi ấy thôi.
(Họ lần bước xuống. Khi xuống đến bực dưới cùng, vào khuất thì Thái tử Chiêm và tên thợ Chiêm ở phía tượng kỵ mã đi ra).
Lớp II: Thái tử Chiêm Thành – Một tên thợ Chiêm thành
THÁI TỬ:
– Gió mạnh quá nhỉ (trông chung quanh). Đài này kể ra thì đẹp thực! Người An Nam họ cũng tài, mà đây là họ mới bắt đầu đấy. Đến khi xong cả thì đẹp biết chừng nào. Trông lớn lao đồ sộ thực.
TÊN THỢ:
– Tưởng Thái tử không nên giúp họ xây cái đài này mới phải. Nào tải đá, nào kén thợ, nào mộ phu để bây giờ thuyền đắm, người chết hàng nghìn. Họ lại mượn cớ dọa không cho Thái tử về nước nữa.
THÁI TỬ:
– Mi hiểu làm sao được. Ta giúp họ xây đài là vì hai cớ. Cớ thứ nhất là để được chóng về nước; cớ thứ hai là để báo thù cho giống Hời ta.
TÊN THỢ: – Bẩm giúp họ xây cái đài thì sao gọi là báo thù được?
THÁI TỬ: – Mi ngu lắm. Họ với ta có cái thù truyền kiếp. Họ đã cướp đất ta, giết dân ta, bắt hàng vạn người về làm nô tỳ. Vua Chế Bồng Nga xưa dùng võ để báo thù không xong; nay ta muốn dùng kế khác. Thấy vua họ muốn xây Cửu trùng đài, ta mừng lắm, họ trúng kế ta. Mi có biết không? Nước ta bại chỉ vì nay làm đền, mai đẽo tượng, rút cục cả vua lẫn dân chết vì đền đài, còn họ chỉ nai lưng khơi sông, đắp đê, khai khẩn ruộng hoang; cho nên dân họ đông, nước họ mạnh, người họ hùng cường mới lấn áp ta được. Mi bảo nước ta xây đài cho đẹp, có ích gì không? Thế mà bây giờ họ lại bắt chước ta, ta nên cố giúp cho vua họ xây đài, cho hao người tốn của, cho họ kiệt quệ như ta. Bao nhiêu tinh anh, đổ cả vào cái đài này. Mi đã biết chưa? Rồi họ chết!
TÊN THỢ – Thái tử thật là khôn ngoan.
THÁI TỬ:
– Vì có mấy chuyến thuyền bị bão, chúng nhất định giữ ta lại suốt đời ở đây, không còn bao giờ trông thấy nước non, cha mẹ, hoàng phi nữa. Ta cũng đành lòng, miễn là chúng cứ xây đài. Ta chờ ngày chúng nó chết.
TÊN THỢ:
– Bẩm Thái tử, có tiếng người. (Có tiếng phó Độ hát: Buồn trông con nhện chăng tơ, nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?) Xin Thái tử đừng nói nữa.
THÁI TỬ:
– Mi theo ta, đi xem chỗ khác. Đêm hè nóng nực ta nhớ nước không sao ngủ được. (Họ ra, trong khi bọn phó Cõi ở cửa Khải hoàn đi vào).
(Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng, NXB Kim Đồng, 2020)
————-
(1) Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Dòng nào nói lên các sự việc trong đoạn trích kịch bản Vũ Như Tô xây Cửu Trùng đài?
- Thị Nhiên tới thăm chồng- Vũ Như Tô nơi xây Cửu Trùng đài
- Cuộc nói chuyện Thị Nhiên với Vũ Như Tô, Thái tử Chiêm Thành với tên thợ Chiêm thành nơi xây Cửu Trùng đài.
- Âm mưu của Thái tử Chiêm Thành với Vũ Như Tô.
- Thái tử Chiêm Thành bàn mưu kế với tên thợ nơi xây Cửu Trùng đài
Câu 2.
Đoạn sau đứng ở vị trí nào, đảm nhiệm chức năng gì đối với lớp kịch 1?
Bốn tháng sau – Cũng cảnh ấy, một đêm hè. Những phiến đá đã dọn đi. Xa xa là nửa một thứ “Khải Hoàn môn”, một bên (về phía con rồng) là bức tường đá ong thấp, trên có tượng một kỵ mã, mũ trụ, áo giáp, đeo cung kiếm.
- Ở đầu hồi kịch, thông báo thời gian, không gian và bối cảnh hồi kịch.
- Ở đầu hồi kịch, thông tin về bài trí, đạo cụ của sân khấu.
- Ở đầu hồi kịch, thông tin về diễn xuất của diễn viên.
- Ở đầu hồi kịch, gợi không gian, không khí cổ kính cho hồi kịch.
Câu 3. Dòng chữ: Lớp I (Vũ Như Tô – Thị Nhiên) cung cấp cho độc giả thông tin nào?
- Nội dung, nhân vật chính của đoạn.
- Chỉ dẫn diễn xuất cho diễn viên trong lớp kịch 1.
- Nhân vật chính của lớp kịch 1.
- Vũ Như Tô – Thị Nhiên là 2 nhân vật có vai trò ngang nhau ở lớp kịch 1.
Câu 4.
“Họ ở Khải Hoàn môn đi ra. Vũ Như Tô phải chống gậy đi khập khiễng, tay trái cầm một chiếc đèn lồng, chàng thúng thắng ho” là thành phần nào trong kịch bản, chúng có vai trò gì?
- Lời người kể chuyện, từ điểm nhìn bên ngoài; miêu tả ngoại hình nhân vật.
- Là chỉ dẫn sân khấu. Chỉ dẫn diễn xuất cho nhân vật.
- Hành động kịch của Vũ Như Tô; thể hiện suy nghĩ của nhân vật.
- Hành động kịch của Thị Nhiên; thể hiện cảm nhận về Vũ Như Tô.
Câu 5. Những chi tiết nào không nói lên nói lên không gian cuộc nói chuyện của vợ chồng Vũ Như Tô:
- Lời nói của Thị Nhiên về cảnh vật nơi họ đang nói chuyện.
- Chỉ dẫn bài trí sân khấu.
- Lời nói của Vũ Như Tô.
- Lời nói của người thợ Chiêm Thành.
Câu 6. Thị Nhiên nói những gì với chồng – Vũ Như Tô: Thể hiện nỗi gì của người vợ?
- Về cảm xúc của mình về Cửu Trùng đài; Người đàn bà rợn ngợp trước sự kì vĩ của đài đang xây.
- Về Cửu Trùng đài về sức khỏe của chồng về nỗi nhớ cha của đứa con..; Người vợ đảm đang luôn hướng về chồng con.
- Nói về con nhớ bố: Người vợ mong chồng trở về nhà ngay cho êm ấm, an toàn.
- Nói về mối quan hệ của chồng với Đan Thiềm; Người vợ lo cho sự an nguy…
Câu 7. “Năm năm nhất định. Mẹ nó ở lại đây, mai tôi dẫn đi xem chỗ đẹp hơn” thể hiện điều gì ở Vũ Như Tô?
- Niềm tin vào sự thành công của Cửu Trùng đài.
- Khoe với vợ về công việc của mình.
- Chỉ quan tâm đến Cửu Trùng đài.
- Thờ ơ với mọi thông tin vợ nói.
Câu 8. Dòng nào nói lên mâu thuẫn xung đột trong lớp kịch 1,2?
- Người vợ muốn chồng về, chồng hẹn 5 năm nữa.
- Xây đài tốn kém, dân tình đang đói khổ, mất mùa.
- Thái tử Chiêm Thành muốn dân Việt xây thành cho kiệt quệ.
- Người tin chồng nhưng cứ hỏi về cung nữ Đan Thiềm.
Câu 9. Dòng nào không chứa thông tin trong đối thoại của Thái tử Chiêm Thành với người thơ xây?
- Thái tử Chiêm Thành đang thực hiện mưu đồ.
- Người An Nam họ cũng tài; Nhưng Vũ Như Tô đang đuối sức rồi.
- Đài lớn lao đồ sộ; xây đài hao người tốn của đất nước sẽ kiệt quệ.
- Chỉ nai lưng khơi sông, đắp đê, khai khẩn ruộng hoang nước mới mạnh.
Câu 10. Nhân vật Thái tử Chiêm Thành có vai trò như thế nào đối với trích đoạn kịch bản trên?
- Làm nổi bật sự ngu dốt của vua vì đã quyết định xây thành.
- Làm nổi bật tài năng của Vũ Như Tô.
- Khẳng định thành tựu kiến trúc của Việt Nam.
- Tô đậm bi kịch của kiến trúc sư Vũ Như Tô; dự báo sự việc sẽ diễn ra.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 11.
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi a,b,c
Đây là cái gì, tôi rờn rợn người làm sao ấy. Cái cổng này cao như núi, nó như nuốt tôi đi không bằng. Mà sao bày lắm tượng thế này. Trời đất ơi! (đếm). Tất cả mười pho, mỗi hàng năm chạy dài dằng dặc, cưỡi ngựa trông gớm chết, như đánh ai thế kia? (bước ra). Mà cái bực đá này nữa, sao mà cao, mà lắm bực thế? Ngã một cái thì chết mất thôi. To quá, cao quá, gió thổi mạnh quá. Tôi chóng mặt lắm, thầy nó ạ. Tôi chịu thôi, cho tôi ra khỏi chỗ này (bíu lấy chồng).
a. Đoạn sau đây gồm những thành phần nào của kịch bản?
b. Đoạn trên là lời của ai diễn tả điều gì? Nhằm mục đích gì?
Câu 12.
Em có đồng ý với nhận xét của Thái tử Chiêm Thành (sau đây) không? Hãy nói rõ quan điểm của mình.
Nước ta bại chỉ vì nay làm đền, mai đẽo tượng, rút cục cả vua lẫn dân chết vì đền đài, còn họ chỉ nai lưng khơi sông, đắp đê, khai khẩn ruộng hoang; cho nên dân họ đông, nước họ mạnh, người họ hùng cường mới lấn áp ta được.
Câu 13. Phân tích bi kịch (hiện thực, khát vọng lớn lao của người nghệ sĩ) được thể hiện qua nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn đọc hiểu trên.
Gợi ý trả lời vũ như tô xây cửu trùng đài ; đọc hiểu vũ như tô xây cửu trùng đài ; trắc nghiệm vũ như tô xây cửu trùng đài
Lựa chọn đáp án đúng: vũ như tô xây cửu trùng đài ; đọc hiểu vũ như tô xây cửu trùng đài ; trắc nghiệm vũ như tô xây cửu trùng đài
Câu 1. B Cuộc nói chuyện Thị Nhiên với Vũ Như Tô, Thái tử Chiêm Thành với tên thợ Chiêm thành nơi xây Cửu Trùng đài.
Câu 2. A Ở đầu hồi kịch, thông báo thời gian, không gian và bối cảnh hồi kịch.
Câu 3. C Nhân vật chính của lớp kịch 1.
Câu 4. B Là chỉ dẫn sân khấu. Chỉ dẫn diễn xuất cho nhân vật.
Câu 5. D Lời nói của người thợ Chiêm Thành.
Câu 6. B Về Cửu Trùng đài về sức khỏe của chồng về nỗi nhớ cha của đứa con..
Người vợ đảm đang luôn hướng về chồng con.
Câu 7. A Niềm tin vào sự thành công của Cửu Trùng đài.
Câu 8. B Xây đài tốn kém, dân tình đang đói khổ, mất mùa.
Câu 9. B Người An Nam họ cũng tài; Nhưng Vũ Như Tô đang đuối sức rồi.
Câu 10. B Làm nổi bật tài năng của Vũ Như Tô.
Trả lời câu hỏi sau: vũ như tô xây cửu trùng đài ; đọc hiểu vũ như tô xây cửu trùng đài ; trắc nghiệm vũ như tô xây cửu trùng đài
Câu 11.
a. Hành động kịch và chủ dẫn sân khấu.
b. Lời của Thị Nhiên – vợ Vũ Như Tô; diễn tả cảm xúc, cảm giác của mình khi tận mắt quan sát Cửu Trùng đài.
– Nhằm mục đích: thể hiện sự đồ sộ, lớn lao của đài, tài năng của Vũ Như Tô.
Câu 12.
– HS tự trả lời theo quan điểm bản thân.
– Tham khảo gợi ý sau:
+ Lí do khiến làm đền, mai đẽo tượng, rút cục cả vua lẫn dân chết vì đền đài
+ Lí do khiến nai lưng khơi sống, đắp đê, khai khẩn ruộng hoang cho dân đông, nước hùng cường.
+ Vai trò của các công trình kiến trúc với giá trị văn hóa dân tộc.
-> Dựa vào 3 thông tin trên để thể hiện quan điểm cá nhân.
Câu 13.
– Chỉ say mê xây Cửu Trùng đài mà xa rời thực tế (không biết đến đói khó, mất mùa của dân chúng; hao tiền tốn của vì xây đài…).
– Thân thể suy kiệt vì bắt vắt kiệt trí tuệ, thể lực…
– Không được hưởng hạnh phúc gia đình: vợ xa chồng; con nhớ bố; cha không có tiền để mua quà cho con…; chồng không lo được việc lớn cho gia đình..luôn tin vào năm năm nữa (chỉ là viễn vọng…).
– Khát vọng lớn lao (làm cho nhà nước một tòa nguy nga, tráng lệ…) không biết có trở thành hiện thực không, khi (Thị Nhiên, Thái tử Chiêm thành nghĩ về việc xây thành…).