Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Chi phí chìm của hạnh phúc (Mark Manson) ; đọc hiểu chi phí chìm của hạnh phúc ; trắc nghiệm chi phí chìm của hạnh phúc (15 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm chi phí chìm của hạnh phúc ; đọc hiểu chi phí chìm của hạnh phúc ; trắc nghiệm chi phí chìm của hạnh phúc
Đọc văn bản sau: chi phí chìm của hạnh phúc ; đọc hiểu chi phí chìm của hạnh phúc ; trắc nghiệm chi phí chìm của hạnh phúc
CHI PHÍ CHÌM CỦA HẠNH PHÚC
(Mark Manson)
Nếu từng học môn gì liên quan đến kinh tế, chắc bạn biết câu nói “Theres no such thing as a free lunch” (tạm dịch: “Không có bữa trưa nào miễn phí cả”). Mọi thứ trên đời đều có giá của nó, dù đôi lúc nó không hiện hữu một cách rõ rệt. Để đạt được một mục tiêu, bạn phải từ bỏ một điều gì khác. Trong thời đại xã hội ám ảnh với hạnh phúc cá nhân, chúng ta muốn theo đuổi điều ngược lại. Chúng ta muốn hạnh phúc mà không mất gì cả. Chúng ta muốn phần thưởng mà không có rủi ro, muốn có thành tựu mà không cần cố gắng. Trớ trêu thay, chính việc không sẵn lòng chịu khổ lại khiến chúng ta đau khổ nhiều hơn..[…]
Chấp nhận những điều chưa hoàn hảo của mình
Nhiều người xem “hoàn hảo” là một danh sách bao gồm: có nhà, có xe, dựng vợ gả chồng và có 2-3 đứa con. Khi “tích” đủ các yếu tố này, bạn có thể sống hạnh phúc đến già. Tuy nhiên cuộc sống không đơn giản như vậy. Những vấn đề bạn gặp phải không biến mất – chúng thay đổi và trở nên phức tạp hơn. Sự hoàn hảo bạn đạt được ngày hôm nay có thể trở nên vô nghĩa vào những ngày sau. Vì vậy, khi hiểu được rằng cuộc sống là sự tiến bộ hơn qua từng ngày thay vì đạt đến sự hoàn hảo, bạn có thể thoải mái hưởng thụ nó.
Sự hoàn hảo là một lý tưởng mà bạn chỉ có thể tiếp cận chứ không bao giờ đạt tới. Dù ý niệm của bạn về “hoàn hảo” có là gì đi chăng nữa, nó cũng không bao giờ tồn tại trên thực tế. Bạn không thể quyết định sự hoàn hảo, mà chỉ biết cái gì là tốt hơn hay tệ hơn so với hiện tại (mà cuối cùng chưa chắc bạn đã đúng). Khi từ bỏ việc theo đuổi sự hoàn hảo, bạn giảm bớt sự căng thẳng và khó chịu khi không đạt được các chuẩn mực vô hình mà người khác đề ra. Nhưng việc đó không hề dễ dàng, bởi nó khiến bạn phải sống với những điều mình không thích. Bạn muốn giành quyền kiểm soát mọi việc. Và trong một thế giới lý tưởng, mọi mong muốn của bạn đều được đáp ứng.
Nhưng đời là như vậy – nó không bao giờ đi đúng theo con đường bạn vạch ra. Chúng ta đều sẽ sai về một thứ gì đó, theo một cách nào đó. Trớ trêu thay, việc chấp nhận sự thật này mới khiến bạn hạnh phúc và bao dung hơn với những khuyết điểm của mình lẫn người khác. Đó mới là bài học chúng ta nên rút ra trong đời […].
Gán ý nghĩa sâu sắc hơn cho những việc bạn làm
Câu này có một cách biểu đạt khác là, hãy chọn những gì tạo động lực cho bạn. Thử nhìn lại những giá trị bạn đang theo đuổi, xem động lực phía sau chúng là gì. Nó hời hợt và bề mặt, hay nó sâu sắc hơn và đến từ bên trong?
Một ví dụ phổ biến là tiền bạc. Nếu bạn làm mọi thứ chỉ vì tiền, bạn sẽ có cảm xúc bất ổn và những hành vi hời hợt không đáng có. Nhưng nếu động lực kiếm tiền của bạn là để mang lại cuộc sống tốt hơn cho gia đình, thì mọi việc sẽ khác. Nó sẽ dẫn lối giúp bạn vượt qua căng thẳng, nỗi sợ và những điều phức tạp khác mà một động lực hời hợt không thể làm được. Sự công nhận của người khác cũng là ví dụ tương tự. Nếu bạn làm mọi việc chỉ để được ai khác chấp thuận, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ đánh mất chính mình. Nhưng trong trường hợp bạn là họa sĩ, bạn sẽ muốn các tác phẩm của mình truyền cảm hứng cho mọi người. Động lực của bạn vẫn đến từ người khác, nhưng nó sâu sắc hơn và giúp bạn vượt qua khó khăn để kiên trì với sự nghiệp của mình.
Vậy làm sao để tìm thấy những mục đích sâu sắc trong cuộc sống? Câu trả lời là tập trung vào sự phát triển và đóng góp của bạn. Bạn phát triển khi tìm được cách cải thiện bản thân, và đóng góp khi tìm được cách giúp người khác phát triển. Cố gắng tích hợp hai điều này trong động lực của ban…. Thử tìm cách tích hợp sự phát triển và đóng góp vào những hạng mục này, bạn sẽ “bắn một mũi tên trúng cả 2 đích”.
Đừng ngại thất bại và cảm giác xấu hổ
Khi bạn sống và hành động đúng với giá trị bản thân, bạn sẽ không tránh khỏi xung đột với những người có hệ giá trị khác bạn. Họ sẽ không thích bạn, thậm chí bình phẩm khó nghe. Và bạn gần như không thể tránh khỏi họ trong bất cứ điều gì bạn làm [….]. Trong mọi hoàn cảnh, thất bại là cần thiết để tiến bộ. Và mọi sự tiến bộ dù là của bản thân, của người khác hay của những giá trị bạn theo đuổi – đều thúc đẩy hạnh phúc. Không có thất bại, bạn sẽ không thể học hỏi và tiến bộ, nên cũng không thể tìm thấy hạnh phúc.
Vì vậy, bạn nên học cách “đắm mình” trong nỗi đau. Bởi bạn sẽ bị đời vùi dập nhiều lần, và bạn không thể tránh khỏi nó. Quan trọng là bạn biết cách đứng lên sau mỗi lần vấp ngã.
(https://www.taodan.com.vn)
Lựa chọn đáp án đúng: chi phí chìm của hạnh phúc ; đọc hiểu chi phí chìm của hạnh phúc ; trắc nghiệm chi phí chìm của hạnh phúc
Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?
- Văn bản nghị luận xã hội vì người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm thể hiện quan điểm trước một vấn đề của đời sống: “Chi phí chìm của hạnh phúc”.
- Văn bản nghị luận xã hội vì người viết thuyết phục người nghe thay đổi quan điểm trước một vấn đề của đời sống: “Chi phí chìm của hạnh phúc”.
- Văn bản nghị luận văn học vì người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm làm sáng tỏ vấn đề: “Chi phí chìm của hạnh phúc”.
- Văn bản nghị luận văn học vì người viết dùng lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một ý kiến, một quan điểm trước một vấn đề của văn học.
Câu 2. Luận đề của văn bản trên được thể hiện rõ ở đâu?
- Các luận điểm.
- Đoạn đầu văn bản.
- Cuối văn bản.
- Nhan đề.
Câu 3.
Dòng nào nói lên đặc điểm hình thức văn bản Chi phí chìm của hạnh phúc?
- Có lời giới thiệu cho từng luận điểm.
- Tách thành các luận điểm độc lập, tiêu đề mỗi luận điểm được in đậm.
- Các luận điểm được triển khai theo cách lập luận qui nạp.
- Các luận điểm được triển khai theo quan hệ nhân quả.
Câu 4.
Văn bản Chi phí chìm của hạnh phúc được triển khai theo mô hình nào?
- Luận đề- luận điểm 1- luận điểm 2- luận điểm 3.
- Luận điểm 1- Luận điểm 2- Luận điểm 3- Luận đề.
- Luận đề- kể chuyện bàn luận- luận điểm 1- luận điểm 2.
- Kể chuyện bàn luận- Luận đề- Luận điểm 1- Luận điểm 2.
Câu 5. Có thể đảo trật tự các luận điểm ở văn bản Chi phí chìm của hạnh phúc không? Vì sao?
- Có thể đảo trật tự vì các luận điểm đó không tuân theo logic nhất định.
- Có thể đảo trật tự vì chúng sắp xếp theo tầm quan trọng từ cao xuống thấp.
- Không thể đảo được trật tự vì các luận điểm đó tuân theo logic nhất định.
- Không thể đảo trật tự vì các luận điểm có mối quan hệ nguyên nhân- kết quả.
Câu 6. Câu: “Sự hoàn hảo là một lý tưởng mà bạn chỉ có thể tiếp cận chứ không bao giờ đạt tới. Dù ý niệm của bạn về “hoàn hảo” có là gì đi chăng nữa, nó cũng không bao giờ tồn tại trên thực tế” thuộc yếu tố nào của văn bản? Nhằm mục đích gì?
- Là lí lẽ, làm sáng tỏ luận điểm “chấp nhận những điều không hoàn hảo về mình”.
- Là lí lẽ, nhằm khẳng định “sự hoàn hảo là một lý tưởng”.
- Là câu chứa luận điểm của văn bản.
- Là dẫn chứng gián tiếp để làm sáng tỏ luận đề “chi phí chìm của hạnh phúc”.
Câu 7.
Đoạn sau thuộc yếu tố nào của văn bản? Nhằm mục đích gì?
“Một ví dụ phổ biến là tiền bạc. Nếu bạn làm mọi thứ chỉ vì tiền, bạn sẽ có cảm xúc bất ổn và những hành vi hời hợt không đáng có. Nhưng nếu động lực kiếm tiền của bạn là để mang lại cuộc sống tốt hơn cho gia đình, thì mọi việc sẽ khác”
- Là lập luận chứa luận điểm, góp phần làm sáng tỏ luận đề.
- Là lí lẽ nhằm làm sáng tỏ hãy chấp nhận những điều không hoàn hảo về mình.
- Là lí lẽ nhằm làm sáng tỏ: muốn hạnh phúc cần gán ý nghĩa sâu sắc cho những việc bạn làm.
- Là dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ: muốn hạnh phúc cần gán ý nghĩa sâu sắc cho những việc bạn làm.
Câu 8. Vì sao theo tác giả: thất bại cũng là cách để tìm thấy hạnh phúc?
- Vì lúc đó con người được sống và hành động với giá trị bản thân.
- Vì thất bại là cần thiết để tiến bộ, mọi sự tiến bộ đều thúc đẩy hạnh phúc.
- Vì con người được đắm mình trong nỗi đau.
- Vì con người không thể hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh.
Câu 9.
Theo tác giả, “gán ý nghĩa sâu sắc hơn cho những việc bạn làm” còn có cách biểu đạt khác là gì?
- Hãy chọn những gì tạo động lực cho bạn.
- Tập trung vào sự phát triển và đóng góp của bạn.
- Tìm được cách giúp người khác phát triển.
- Tìm được cách cải thiện bản thân.
Câu 10. Dòng nào nói lên vai trò của luận điểm số 3 với mục đích toàn văn bản?
- Giúp người đọc biết thế nào là chi phí chìm.
- Giúp người đọc biết được thế nào là hạnh phúc.
- Làm rõ một “công thức” để hạnh phúc là đừng ngại khi gặp thất bại.
- Làm rõ một cách để hạnh phúc là biết chấp nhận những điều không hoàn hảo.
Câu 11. Dòng nào không nói lên mục đích của việc “chấp nhận những điều không hoàn hảo của mình”?
- Giúp giảm bớt sự căng thẳng.
- Giảm bớt khó chịu khi không đạt được các chuẩn mực mà người khác đề ra.
- Cảm thấy hạnh phúc và bao dung hơn với những khuyết điểm của mình.
- Giúp ta biết cách đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, từ đó tìm thấy hạnh phúc.
Câu 12. Dòng nào nói lên mục đích của văn bản Chi phí chìm của hạnh phúc?
- Thuyết phục người đọc các bước để tìm ra “công thức” của hạnh phúc bởi hạnh phúc có giá riêng của nó, không hề miễn phí.
- Thuyết phục người đọc: chấp nhận những điều chưa hoàn hảo về mình.
- Thuyết phục người đọc: nên gán những ý nghĩa sâu sắc hơn cho việc mình làm.
- Thuyết phục người đọc: đừng ngại sự thất bại và cảm giác xấu hổ.
Trả lời câu hỏi sau: chi phí chìm của hạnh phúc ; đọc hiểu chi phí chìm của hạnh phúc ; trắc nghiệm chi phí chìm của hạnh phúc
Câu 13. Đọc đoạn sau và phân tích cách viết, mục đích của đoạn văn bản sau. Từ đó cho biết nội dung của đoạn có mối liên quan thế nào với văn bản đọc Chi phí chìm của hạnh phúc?
Đôi khi bạn chỉ cần nhắm mắt lại, chỉ vài phút thôi, bạn cũng có thể cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống. Đôi khi bạn chỉ cần ngừng chạy, chỉ vài phút thôi, bạn cũng có thể cảm nhận được nhịp điệu cuộc sống. Đôi khi bạn chỉ cần một mình, chỉ vài phút thôi, để bạn hiểu thêm về chính mình.
(Sưu tầm)
Câu 14. Em có đồng ý với nhận định của tác giả: “Không có thất bại, bạn sẽ không thể học hỏi và tiến bộ, nên cũng không thể tìm thấy hạnh phúc”? Vì sao?
Câu 15. Trong các yếu tố để đạt được hạnh phúc như tác giả đã đưa ra, em tâm đắc nhất với yếu tố nào? Em rút ra kinh nghiệm nào cho bản thân để có một tâm hồn luôn cảm thấy hạnh phúc?
Gợi ý trả lời chi phí chìm của hạnh phúc ; đọc hiểu chi phí chìm của hạnh phúc ; trắc nghiệm chi phí chìm của hạnh phúc
Lựa chọn đáp án đúng: chi phí chìm của hạnh phúc ; đọc hiểu chi phí chìm của hạnh phúc ; trắc nghiệm chi phí chìm của hạnh phúc
Câu 1. A Văn bản nghị luận xã hội vì người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm thể hiện quan điểm trước một vấn đề của đời sống: “Chi phí chìm của hạnh phúc”.
Câu 2. D Nhan đề.
Câu 3. B Tách thành các luận điểm độc lập, tiêu đề mỗi luận điểm được in đậm.
Câu 4. A Luận đề- luận điểm 1- luận điểm 2- luận điểm 3.
Câu 5. A Có thể đảo trật tự vì các luận điểm đó không tuân theo logic nhất định.
Câu 6. A Là lí lẽ, làm sáng tỏ luận điểm “chấp nhận những điều không hoàn hảo về mình”.
Câu 7. D Là dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ: muốn hạnh phúc cần gán ý nghĩa sâu sắc cho những việc bạn làm.
Câu 8. B Vì thất bại là cần thiết để tiến bộ, mọi sự tiến bộ đều thúc đẩy hạnh phúc.
Câu 9. A Hãy chọn những gì tạo động lực cho bạn.
Câu 10. C Làm rõ một “công thức” để hạnh phúc là đừng ngại khi gặp thất bại.
Câu 11. D Giúp ta biết cách đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, từ đó tìm thấy hạnh phúc
Câu 12. A Thuyết phục người đọc các bước để tìm ra “công thức” của hạnh phúc bởi hạnh phúc có giá riêng của nó, không hề miễn phí.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 13.
– Cách viết: dùng điệp cấu trúc câu (Đôi khi bạn chỉ cần… chỉ vài phút thôi…)
– Mục đích: Khuyên mọi người dành thời gian sống chậm lại để nuôi dưỡng cảm xúc, lắng nghe nhịp chảy của cuộc sống và hiểu hơn chính mình.
– Liên quan với văn bản đọc: cùng đưa ra một giải pháp để con người hiểu mình, cảm nhận niềm hạnh phúc (sống chậm để lắng nghe được nhịp điệu cuộc sống và bản thân)
Câu 14.
Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc nửa đồng tình, nửa không đồng tình miễn sao đưa ra lí do giải thích hợp lý, thuyết phục.
– Có thể tham khảo gợi ý sau đây: Đồng tình với ý kiến tác giả “Không có thất bại, bạn sẽ không thể học hỏi và tiến bộ, nên cũng không thể tìm thấy hạnh phúc. vì:
+ Trong cuộc sống, bên cạnh những thành công đã đạt được, con người có thể gặp những thất bại.
+ Thất bại không có nghĩa là mất tất cả; qua mỗi thất bại con sẽ học được nhiều bài học để tiến bộ hơn mỗi ngày. Đó cũng là cách để con người tìm thấy hạnh phúc.
+ Có thể nêu ra các dẫn chứng để làm thuyết phục hơn ý kiến của bản thân.
Câu 15.
HS có thể chọn 1 trong 3 yếu tố sau mà tác giả đã đưa ra trong bài khiến mình tâm đắc nhất:
1) Chấp nhận những điều chưa hoàn hảo của mình;
2) Gán ý nghĩa sâu sắc hơn cho những việc bạn làm;
3) Đừng ngại thất bại và cảm giác xấu hổ.
Sau khi lựa chọn xong, cần đưa ra lí do giải thích vì sao yếu tố đó lại khiến mình tâm đắc nhất và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
– Để việc giải thích được thuyết phục, cần lưu ý:
+ Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng;
+ Nói rõ sự tác động sâu sắc tới nhận thức và cảm xúc của bản thân.