Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người (15 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

Đọc văn bản sau: nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

NẠN BUÔN NGƯỜI: TỪ BẪY VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO ĐẾN NỘP MÌNH CHO TỘI PHẠM

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 30/07/2022 11:46 GMT+7 6

Khoảng 1 triệu người bị mua bán trên thế giới mỗi năm.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhất là các nước Tiểu vùng sông Mekong (trong đó có Việt Nam), tình hình tội phạm mua bán người ngày phức tạp, tinh vi. Tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, đi làm thuê thu nhập cao, xuất khẩu lao động với chi phí thấp… nhưng để lừa bán, ép buộc, cưỡng bức lao động. Nhiều đường dây buôn bán người bất hợp pháp liên tục bị triệt phá nhờ sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chức năng của Việt Nam với các cơ quan nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân.

Đây là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp, đặc biệt là trong xu thế tình hình tội phạm trên thế giới và khu vực ngày càng gia tăng.Theo ước tính của Liên Hợp Quốc (LHQ), mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 đến 1 triệu người bị mua bán. Như vậy có khoảng 3.000 người bị mua bán mỗi ngày. Song số vụ việc được đưa ra “ánh sáng” vẫn ở mức thấp so với thực tế và những đối tượng này vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Khách quan mà nói, rõ ràng đây là thách thức với bất kỳ quốc gia nào. Cơ quan Cảnh sát châu Âu ước tính rằng hơn 90% người di cư, trên hành trình đi tìm “miền đất hứa”, đã ít nhất một lần sử dụng “dịch vụ” của những kẻ buôn người.

Hơn 150 quốc gia ở tất cả các châu lục đang phải đối mặt với loại hình tội phạm mua bán người. Theo thống kê của LHQ, có khoảng gần 25 triệu nạn nhân của nạn mua bán người trên khắp thế giới, trong đó có lao động cưỡng bức, nô lệ tình dục, buôn bán nội tạng, bắt cóc…

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50.000 nạn nhân mua bán người được phát hiện, trong khi số tội phạm bị xử lý chỉ ở mức 3.500 trong số khoảng 510 đường dây buôn người trên toàn cầu. Trong số nạn nhân này, gần một nửa là phụ nữ, và gần 20% là trẻ em gái.

Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm và tạo ra các lỗ hổng cho nạn mua bán người như tạo thêm bất ổn, nghèo đói, khiến các nhóm dễ bị tổn thương dễ trở thành các con mồi của các tổ chức tội phạm. Đại dịch khiến các nạn nhân giảm 73% khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, 70% khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, 63% khả năng tiếp cận các trợ giúp pháp lý. Báo cáo của UNODC trích dẫn thống kê từ 1 tổ chức nhân quyền, số vụ mua bán người tại Mỹ trong giai đoạn dịch cOVID-19 đã tăng 185% so với trước đó.

Những năm gần đây, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhất là các nước Tiểu vùng sông Mekong (trong đó có Việt Nam), tình hình tội phạm mua bán người rất phức tạp. Số nạn nhân bị mua bán khoảng là 11,7 triệu người, trong đó 55% là phụ nữ và trẻ em gái; 45% là nam giới.

Do siêu lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán người; tình trạng mất cần bằng về giới và các tác động khác, các hoạt động mua bán người ở Việt Nam cũng vì thế mà gia tăng về số vụ và tính chất phức tạp. Gần 85% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc, trong đó, sang Trung Quốc chiếm 75%.

Gần 85% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc, trong đó, sang Trung Quốc chiếm 75%

Nhiều thủ đoạn tiếp cận, lừa đảo tinh vi của các đường dây tội phạm

Kể từ năm 2011, Việt Nam đã có Luật phòng chống mua bán người, các quy định để xử lý loại tội phạm nguy hiểm và phi nhân tính này. Cơ quan chức năng cũng nỗ lực trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ việc mua bán người. Tuy nhiên, việc đi lại giữa các quốc gia, các châu lục ngày càng mở rộng như hiện nay một mặt tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động giao thương, du lịch ngày càng thuận lợi; mặt khác nó cũng khiến cho hoạt động mua bán người ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp, khó đối phó.

Phần lớn nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia thời gian gần đây đều thông qua mạng xã hội. Các đối tượng sử dụng thông tin giả để dụ dỗ, tạo lòng tin, lừa gạt nạn nhân. Nhẹ dạ với lời hứa việc nhẹ, lương cao, nhiều người vượt biên trái phép, tự nạp mình cho đường dây tội phạm.

Họ vừa là nạn nhân, vừa vi phạm pháp luật. Việc giải cứu họ khỏi những “miệng hố tử thần” vì thế tùy thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của lực lượng chức năng sở tại.

Ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết thêm: “Việc triển khai công tác này là rất khó khăn do liên quan đến các đường dây tội phạm nguy hiểm, đồng thời cũng cần phải được tổ chức nhanh chóng. Nhưng với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong nước và sự hợp tác tích cực của phía bạn, cuối cùng ta đã kịp thời hoàn tất việc giải cứu công dân”.

Việc điều tra, xử lý các đối tượng theo đúng tội danh mua bán người cũng không đơn giản. Bởi các đối tượng sử dụng những thủ đoạn tiếp cận, lừa đảo, tổ chức mua bán tinh vi, lại diễn ra trên nước khác.

[…]

(https://bom.so/OtblZC)

nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

Lựa chọn đáp án đúng: nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

Câu 1.

Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin nào sau đây?

  1. Nạn buôn người diễn ra tại Việt Nam.
  2. Nạn buôn người diễn ra phức tạp ở nhiều quốc gia.
  3. Các phòng chống nạn buôn người.
  4. Nạn buôn người ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Câu 2. Nhan đề của văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin nào?

  1. Vấn đề nan giải của toàn xã hội.
  2. Quá trình nảy sinh nạn buôn người
  3. Thông tin chính sẽ triển khai ở toàn văn bản.
  4. Hậu quả nặng nề của nạn buôn người.

Câu 3.

Văn bản Nạn buôn bán người: Từ bẫy “việc nhẹ lương cao” đến nap minh cho tội phạm sử dụng hình thức, yếu tố nào để người đọc dễ nắm bắt thông tin?

  1. Các đoạn văn đứng độc lập.
  2. Số liệu, hình ảnh, tiêu đề đoạn in đậm
  3. Nhiều số liệu, tiêu đề in đậm.
  4. Hình ảnh đi kèm số liệu, tỉ lệ phần trăm.

Câu 4. Dòng nào không thuộc thông tin ở phần một: Khoảng 1 triệu người bị mua bán trên thế giới mỗi năm?

  1. Số lượng người bị mua bán, nạn mua bán người diễn ra khắp nơi trên thế giới
  2. Thủ đoạn và mục đích của nạn buôn người.
  3. Tình hình tội phạm mua bán người rất phức tạp.
  4. Nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia đều thông qua mạng xã hội.

Câu 5. Biểu đồ, bản đồ ở phần một có tác dụng gì trong chuyển tải thông tin?

  1. Cụ thể hóa số liệu nạn buôn người trên thế giới và Việt Nam.
  2. So sánh số lượng vụ buôn người giữa các châu lục.
  3. Khẳng định nạn buôn người ở Trung Quốc là nhiều nhất.
  4. Khẳng định nạn buôn người ở châu Á là phức tạp nhất.

Câu 6. Dòng nào không nói lên nguyên nhân khiến nạn buôn người gia tăng giữa Trung Quốc với Việt Nam:

  1. Du lịch phát triển, nhu cầu đi làm thuê thu nhập cao.
  2. Do siêu lợi nhuận; Tình trạng mất cân bằng về giới.
  3. Hành trình đi tìm “miền đất hứa”.
  4. Đi xuất khẩu lao động với chi phí thấp.

Câu 7. Phần 2: Nhiều thủ đoạn tiếp cận, lừa đảo tinh vi của các đường dây tội phạm cung cấp cho người đọc những thông tin nào?

  1. Luật Phòng chống mua bán người hạn chế nạn buôn người.
  2. Sự hợp tác tích cực của nước bạn khiến việc giải cứu nạn nhân thuận lợi hơn.
  3. Luật Phòng chống mua bán người; dụ dỗ nạn nhân thông qua mạng xã hội; Việc giải cứu phức tạp.
  4. Nhiều người vượt biên trái phép, tự nạp mình cho đường dây tội phạm.

Câu 8.

Dòng nào không nói lên dự đoán của tác giả về việc giải cứu nạn nhân nạn buôn người.

  1. Việc điều tra, xử lý các đối tượng theo đúng tội danh mua bán người cũng không đơn giản.
  2. Các đối tượng sử dụng những thủ đoạn tiếp cận, lừa đảo, tổ chức mua bán tinh vi, lại diễn ra trên nước khác.
  3. Việc giải cứu nạn nhân khỏi những “miệng hố tử thần” tùy thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của lực lượng chức năng sở tại.
  4. Trong số nạn nhân này, gần một nửa là phụ nữ, và gần 20% là trẻ em gái.

Câu 9.

Phần nào quan trọng nhất trong văn bản? Thông tin trong văn bản được triển khai như thế nào?

  1. Phần 1; Thông tin theo trình tự thời gian.
  2. Phần 1; Thông tin đi từ khái quát đến cụ thể.
  3. Phần 1; Thông tin theo nguyên nhân kết quả.
  4. Phần 1; Thông tin theo tầm quan trọng.

Câu 10.

Mục đích văn bản Từ bẫy “việc nhẹ lương cao” đến nạp mình cho tội phạm là:

  1. Cung cấp thông tin về nạn buôn người trên thế giới
  2. Thuyết phục nạn nhân đừng ham việc nhẹ lương cao…
  3. Cung cấp thông tin về nạn nhân buôn người trên thế giới, ở Việt để tất cả cảnh giác và chung tay hạn chế vấn nạn này.
  4. Độc giả nhận thấy: Việc điều tra, xử lý các đối tượng theo đúng tội danh mua bán người cũng không đơn giản.

 nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

Trả lời câu hỏi sau: nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

Câu 11. Nhận xét cách đặt nhan đề văn bản và thái độ, quan điểm của người viết đối với nạn buôn người?

Câu 12. Văn bản trên cung cấp cho em những thông tin, nhận thức bổ ích gì? Hãy chia sẻ ngắn gọn điều đó.

Câu 13. Em có đồng ý với nhận định của tác giả: Các đối tượng sử dụng thông tin giả để dụ dỗ, tạo lòng tin, lừa gạt nạn nhân. Nhẹ dạ với lời hứa việc nhẹ, lương cao, nhiều người vượt biên trái phép, tự nạp mình cho đường dây tội phạm không? Vì sao?

 nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

Gợi ý trả lời nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

Lựa chọn đáp án đúng: nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

Câu 1. B Nạn buôn người diễn ra phức tạp ở nhiều quốc gia.

Câu 2. C Thông tin chính sẽ triển khai ở toàn văn bản.

Câu 3. B Số liệu, hình ảnh, tiêu đề đoạn in đậm

Câu 4. D Nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia đều thông qua mạng xã hội.

Câu 5. A Cụ thể hóa số liệu nạn buôn người trên thế giới và Việt Nam.

Câu 6. B Do siêu lợi nhuận; Tình trạng mất cân bằng về giới.

Câu 7. C Luật Phòng chống mua bán người; dụ dỗ nạn nhân thông qua mạng xã hội; Việc giải cứu phức tạp.

Câu 8. D Trong số nạn nhân này, gần một nửa là phụ nữ, và gần 20% là trẻ em gái.

Câu 9. B Phần 1; Thông tin đi từ khái quát đến thể.

Câu 10. C Cung cấp thông tin về nạn nhân buôn người trên thế giới, ở Việt để tất cả cảnh giác và chung tay hạn chế vấn nạn này.

nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

Trả lời câu hỏi sau: nạn buôn người ; đọc hiểu nạn buôn người ; trắc nghiệm nạn buôn người

Câu 11.

– Nhan đề: : Từ bẫy “việc nhẹ lương cao” đến nạp mình cho tội phạm là lời cảnh báo cho nhiều người nhẹ dạ, ham làm giàu; gợi ra hành trình dẫn mình vào hang cọp của nhiều người nhẹ dạ.

– Quan điểm: Kiên quyết chống nạn buôn người; cảnh báo cho ch cả xã hội nguy cơ tiềm ẩn trong đời sống.

– Thái độ: Tố cáo tội ác, lên án kẻ phạm tội (để lừa bán, ép buộc, cưỡng bức lao động; lao động cưỡng bức, nô lệ tình dục, buôn bán nội tạng, bắt cóc…)

Câu 12.

– HS tự làm theo kiến thức nền, vốn sống của cá nhân

– Tham khảo gợi ý (cung cấp thông tin về):

+ Về thực trạng đáng báo động của nạn buôn người trên thế giới, Việt Nam.

+ Mức độ tinh vi của kẻ phạm tội

+ Khó khăn trong phòng chống…

Câu 13.

– HS tự trả lời.

– Chú ý tìm thêm dữ liệu để bảo vệ ý kiến cá cá nhân.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *