Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến) ; đọc hiểu tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến); trắc nghiệm tiến sĩ giấy (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm tiến sĩ giấy ; đọc hiểu tiến sĩ giấy ; trắc nghiệm tiến sĩ giấy
Đọc văn bản sau: tiến sĩ giấy ; đọc hiểu tiến sĩ giấy ; trắc nghiệm tiến sĩ giấy
Tiến sĩ giấy
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế trẻo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Nguyễn Khuyến)
Lựa chọn đáp án đúng: tiến sĩ giấy ; đọc hiểu tiến sĩ giấy ; trắc nghiệm tiến sĩ giấy
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
- Tự sự
- Biểu cảm
- Miêu tả
- Nghị luận
Câu 2. Bài thơ thuộc thể thơ gì?
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Thơ lục bát
- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Thơ ngũ ngôn
Câu 3. Em hãy nối cột A với cột B có đáp án đúng.
Cột A | Cột B |
1. Đối tượng được miêu tả trong bài thơ | a. là những ông tiến sĩ bằng xương bằng thịt, những ông tiến sĩ hữu danh vô thực, có danh tiến sĩ nhưng hoặc là bất tài vô dụng hoặc lực bất tòng tâm. |
2. Đối tượng châm biếm | b. là hình ông tiến sĩ bằng giấy – một thứ đồ chơi rất quen thuộc của trẻ con thời xưa |
Câu 4. Hình ảnh tiến sĩ giấy trong bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, có bóng dáng của hạng tiến sĩ nào sau đây:
– Hạng một: có tài chữ nghĩa thực sự, nhờ chính tài năng của mình mà đỗ đạt. Nhưng họ là những con người có lòng tự trọng dân tộc. Họ không xoay chuyển được tình thế bằng sức lực của mình nên họ buồn chán, quay về ở ẩn lánh đời. Từ đó cảm thấy mình vô dụng như một thứ đồ chơi.
– Hạng hai, đỗ đạt nhờ đồng tiền. Đó là những kẻ bất tài nhưng lại sẵn sàng ra để làm quan, để vơ vét của cải, để hưởng vinh hoa phú quý. Đó là một đám tiến sĩ giấy
không những vô dụng mà còn có hại cho dân tộc.
- Hạng một.
- Cả hạng một và hạng hai.
- Hạng hai.
- Không thuộc hạng nào.
Câu 5. Nhận xét sắc thái nghĩa của tổ hợp từ ấy mới hời trong câu: Cái giá khoa danh ấy mới hời!
- Biểu thị sắc thái trang trọng.
- Biểu thị sắc thái coi khinh.
- Biểu thị sắc thái thân mật.
- Biểu thị sắc thái mỉa mai.
Câu 6. Hai câu thơ sau, giọng điệu trào phúng được thể hiện như thế nào?
Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
- Chua chát, mỉa mai, xót xa.
- Vui vẻ, thích thú, xót xa.
- Mỉa mai, vui vẻ, thích thú.
- Buồn bã, chua chát, xót xa.
Câu 7. Nhan đề Tiến sĩ giấy được sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây?
- Nhân hoá
- Ẩn dụ
- So sánh
- Hoán dụ
Câu 8. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ là lời tự trào của chính Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến cũng là tiến sĩ, ông đã phải cáo quan về quê sống cuộc sống thanh nhàn để giữ trọn khi tiết của nhà nho nhưng vẫn canh cánh trong lòng nỗi niềm dân tộc. Ông đã từng bao năm dùi mài kinh sử, từng ôm mộng khoa danh để phò vua giúp đời. Nhưng thời cuộc đã đẩy ông vào tình trạng bất lực. Nhìn thời thế đảo điên, chứng kiến bao nhiêu điều ngang tai trái mắt mà không thể làm gì được. Tâm trạng ấy đã khiến Nguyễn Khuyến tự coi mình cũng là một tiến sĩ giấy. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên?
- Đồng tình
- Không đồng tình
Câu 9. Nội dung bài thơ muốn gửi gắm thông điệp gì?
Câu 10. Từ ý thơ trên, em hãy rút ra cho mình bài học thiết thực.
Phần tự luận tiến sĩ giấy ; đọc hiểu tiến sĩ giấy ; trắc nghiệm tiến sĩ giấy
Có rất nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa đem lại bổ ích cho chúng ta, giúp chúng ta sống hòa nhập với bạn bè, với cộng đồng; đồng thời giúp ta tự tin khẳng định được chính mình. Trường em cũng đã từng tổ chức nhiều hoạt động xã hội hữu ích. Hãy kể lại một hoạt động xã hội mà em đã được tham gia. (Kể lại hoạt động trải nghiệm: Lễ hội mùa xuân).
Gợi ý trả lời tiến sĩ giấy ; đọc hiểu tiến sĩ giấy ; trắc nghiệm tiến sĩ giấy
Lựa chọn đáp án đúng: tiến sĩ giấy ; đọc hiểu tiến sĩ giấy ; trắc nghiệm tiến sĩ giấy
Câu 1. B. Biểu cảm
Câu 2. C. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 3. 1b; 2a
Câu 4. B. Cả hạng một và hạng hai
Câu 5. D. Biểu thị sắc thái mỉa mai
Câu 6. A. Chua chát, mỉa mai, xót xa
Câu 7. B. Ẩn dụ
Câu 8. A. Đồng tình
Câu 9.
Nội dung bài thơ:
– Mượn chuyện vịnh về một thứ đồ chơi của trẻ em, nhà thơ vừa phê phán một cách khéo léo chất hư danh của học vị tiến sĩ trong thời buổi Hán học suy tàn, Tây học ngày càng lấn át.
– Lời tự trào chua chát của chính tác giả, một nho sĩ đang thấy mình bất lực trước cuộc đời.
Câu 10.
Từ ý thơ trên, em rút ra cho mình bài học thiết thực:
– Bài thơ đã mang đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về cái danh và cái thực, về thái độ cần có của người có học trong thời cuộc.
– Sống ở trên đời không nên coi trọng hư danh. Điều quan trọng là làm được gì có ích cho đời chứ không nên theo đuổi hư danh hão huyền.
– Người có học phải ý thức được vị trí và trách nhiệm của mình trước cuộc đời. Phải sống sao để không trở thành kẻ vô tích sự với cuộc sống.
Phần tự luận tiến sĩ giấy ; đọc hiểu tiến sĩ giấy ; trắc nghiệm tiến sĩ giấy
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn.
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận.
c. Triển khai hợp lý nội dung bài văn. Có thể viết bài văn theo hướng sau:
Mở bài:
– Nêu lí do muốn kể lại hoạt động xã hội: Lễ hội mùa xuân.
– Giới thiệu khái quát hoạt động xã hội mà em muốn kể.
Thân bài
1. Kể về mục đích của hoạt động Lễ hội mùa xuân: giúp học sinh hiểu thêm về ý nghĩa của các phong tục, tập quán và những truyền thống tốt đẹp của quê hương mỗi dịp tết đến xuân về.
2. Kể về công tác chuẩn bị: Nhà trường lập kế hoạch hoạt động gửi về các lớp. Lớp lên kế hoạch cho buổi hoạt động trải nghiệm Lễ hội mùa xuân.
3. Tổ chức hoạt động: (Thành phần, thời gian, địa điểm).
Tại sân trường, ngày thứ 7 và chủ nhật, thành phần: tất cả thầy cô và học sinh toàn trường đều tham gia, có sự góp sức của phụ huynh học sinh.
4. Quá trình hoạt động: (Bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).
Lần lượt kể theo diễn biến thời gian.
– Sự việc 1: Thầy (cô) hiệu trưởng lên khai mạc hoạt động trải nghiệm: Lễ hội mùa xuân.
– Sự việc 2: Các lớp hoàn thiện công việc gói bánh chưng.
– Sự việc 3: Các lớp tổ chức bày gian hàng trưng bày những sản vật mùa xuân.
– Sự việc 4: Buổi tối giao lưu văn nghệ giữa các lớp và giao lưu văn nghệ với thầy cô giáo.
– Sự việc 5: Chấm điểm cho sản phẩm các lớp và công bố phần thưởng.
5. Kết quả của hoạt động: (Về vật chất, tinh thần).
Buổi hoạt động trải nghiệm Lễ hội mùa xuân kết thúc tốt đẹp
6. Ý nghĩa của hoạt động: (Hiểu biết, tình cảm, bài học).
Qua buổi hoạt động trải nghiệm Lễ hội mùa xuân, các bạn học sinh đã lĩnh hội thêm được những kiến thức bổ ích; biết trân quý nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông; Tạo được mối giao hòa giữa mọi người.
Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của hoạt động.
– Nêu suy nghĩ và tình cảm sâu sắc của bản thân về hoạt động đã tham gia.
Lưu ý: Bài viết nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để thêm hấp dẫn và sinh động.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.