Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra:  Khi mùa mưa đến (Trần Hòa Bình) ; Đọc hiểu Khi mùa mưa đến (Trần Hòa Bình) ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đề: khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến

Đọc hiểu: 6,0 điểm khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến

Đọc văn bản sau: khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến

Khi mùa mưa đến (Trần Hòa Bình)

Sông đã phổng phao trời đẫm ướt
Nắng không kỳ hẹn mỗi khoang đò
Khi mùa mưa đến, mùa mưa đến
Trống gõ vô hồi lá chuối tơ

 

Gặp gỡ mùa mưa lòng trẻ lại

Làng ta tươi tốt một triền đê

Thở mãi không cùng hương đất bãi

Mưa như gót trẻ kéo nhau về.

 

Rơi trên mái tóc rơi trên lá

Xen lẫn hạt vui với hạt buồn

Trong mưa chỉ thấy lời yên ả

Tít tắp trùng khơi với thượng nguồn.

 

Chân đi trên cát bàn chân hát

Nhân hậu làm sao những bãi bờ

Chiều nay, và đến ngày tóc bạc

Bãi nâu ngô thắm phấn bay mờ….

 

Mưa tới, xoà tay ta mải đón

Ròng ròng hy vọng những mùa nó

Ôi mùa mưa đến, mùa mưa đến

Ta hóa phù sa mỗi bến chờ. […]

                                       Chu Phan, 3-1981

(Nguồn: Thơ 1980-1985, NXB Tác phẩm mới – Hội nhà văn Việt Nam, 1985)

 

khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến
Nhà thơ Trần Hòa Bình

Lựa chọn đáp án đúng: khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến

Câu 1. Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào sau đây?

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 2. Thể thơ được dùng trong đoạn thơ trên là gì ?

  1. Thơ năm chữ
  2. Thơ tự do
  3. Thơ sáu chữ
  4. Thơ bảy chữ

Câu 3. Câu thơ Chiều nay, và đến ngày tóc bạc được ngắt nhịp như thế nào?

  1. 3/4
  2. 4/3
  3. 2/2/3
  4. 3/2/2

Câu 4. Từ tươi tốt trong câu thơ: Làng ta tươi tốt một triền đê thuộc từ loại nào sau đây?

  1. Động từ
  2. Danh từ
  3. Tính từ
  4. Đại từ

Câu 5. Thán từ ôi trong câu: Ôi mùa mưa đến, mùa mưa đến có tác dụng diễn tả cảm xúc như thế nào?

  1. Vui mừng, hạnh phúc khi mùa mưa tới.
  2. U sầu khi mùa mưa đến
  3. Buồn bã khi mùa mưa đến..
  4. Xót xa khi mùa mưa đến.

Câu 6. Câu thơ Mưa như gót trẻ kéo nhau về đã sử dụng những biện pháp tu từ gì ?

  1. Ấn dụ, hoán dụ
  2. Hoán dụ, nhân hoá
  3. Nhân hoá, so sánh
  4. So sánh, ẩn dụ

Câu 7. Nối cột A với cột B để có đáp án đúng.

Cột A Cột B
1. Nội dung bài thơ a. Bài thơ sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc, hình ảnh thơ gần gũi, giàu giá trị biểu đạt, nhịp thơ nhẹ nhàng, du dương như có giai điệu trầm bổng,…
2. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ b. Bài thơ tả cảnh sắc quê hương và niềm vui của lòng người khi mùa mưa tới.

 

Câu 8. Nhận xét nào đúng với ý thơ trong câu thơ sau: Ta hoá phù sa mỗi bến chờ.

  1. Nhân vật trữ tình muốn hoá thân vào sông nước nơi mỗi bến chờ để tận hưởng vẻ kì thú của mùa mưa.
  2. Nhân vật trữ tình muốn hoá thân thành phù sa nơi mỗi bến chờ để tận hưởng vẻ kì thú của mùa mưa.
  3. Nhân vật trữ tình muốn hoá thân vào đất trời nơi mỗi bến chờ để tận hưởng vẻ kì thú của mùa mưa.
  4. Nhân vật trữ tình muốn hoá thân vào thiên nhiên nơi mỗi bến chờ để tận hưởng vẻ kì thú của mùa mưa.

Câu 9.

Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau:

Sông đã phổng phao trời đẫm ướt

Núi không kỳ hẹn mỗi khoang đò

Câu 10.

Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận của em về cảm hứng của nhà thơ trong bài thơ Khi mùa mưa tới.

Phần tự luận khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến

Em đã từng được trải nghiệm đến miền đất mới, nơi ấy để lại cho em nhiều ấn tượng về những nét độc đáo về các di tích lịch sử, văn hóa. Em hãy kể lại một chuyến đi thú vị ấy. 

khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến
Nhà thơ Trần Hòa Bình

Gợi ý trả lời khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến

Lựa chọn đáp án đúng: khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến

Câu 1. C. Biểu cảm

Câu 2. D. Thơ bảy chữ

Câu 3. B. 4/3

Câu 4. C. tính từ

Câu 5. A. Vui mừng, hạnh phúc khi mùa mưa tới

Câu 6. C. Nhân hóa, so sánh

Câu 7. 1b, 2a

Câu 8. B. Nhân vật trữ tình muốn hóa thân thành phù sa để bồi đắp bến bờ

Câu 9.

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ :

– Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá:

+ con sông phổng phao: nước dâng lên như rộng lớn thêm ra.

+ ngọn núi nhạt nhoà trong màn mưa như một người bạn không kì hẹn với khoang đò.

→ Dòng sông, ngọn núi, con đò được nhân hoá trở nên hữu tình trong mùa mưa gợi tả niềm vui hân hoan, xôn xao của cảnh vật. Mùa mưa đem lại hương sắc và sức sống dạt dào cho quê hương.

Câu 10.

Cảm hứng của nhà thơ trong bài thơ Khi mùa mưa tới:

+ Bài thơ bắt nguồn từ cảm hứng vui vẻ, phấn chấn, hân hoan khi đón nhận mùa mưa: lòng người, cỏ cây vui mừng đón đợi mùa mưa sau những ngày nắng hạn. Con người hạnh phúc muốn hóa thân vào thiên nhiên đất trời để cảm nhận sự tuyệt vời của mùa mưa đến.

+ Bài thơ cũng bắt nguồn từ cảm hứng hạnh phúc khi được chứng kiến sự kì thú của tạo hóa thiên nhiên. Từ đó ca ngợi cảnh sắc quê hương dạt dào sức sống khi mùa mưa tới.

+ Bài thơ cũng bắt nguồn từ cảm hứng trân quý vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua  những hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc.

 

khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến
Nhà thơ Trần Hòa Bình (giữa)

Phần tự luận  khi mùa mưa đến ; đọc hiểu khi mùa mưa đến ; trắc nghiệm khi mùa mưa đến

a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

c. Triển khai hợp lý nội dung bài văn. Có thể viết bài văn theo hướng sau:

1. Mở bài 

– Lí do muốn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

– Giới thiệu khái quát và ấn tượng chung về chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

2. Thân bài 

– Kể lại diễn biến của chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

+ Công tác chuẩn bị đi.

+ Trên đường đi.

+ Trình tự những điểm đến thăm.

+ Những hoạt động nổi bật trong chuyến đi.

+ Lúc ra về.

+ … …

– Thuyết minh, miêu tả, nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc,…).

3. Kết bài 

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

d. Sáng tạo:

Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

 DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *