Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ (phần 2, phần viết, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, lập dàn ý bài văn phần viết đề kiểm tra. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

Đọc văn bản sau:  phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

HỘP CƠM CUỐI CÙNG CỦA MẸ

– Chị lại đến đây rồi! – Giọng tôi quát lên khi nhìn thấy mẹ Tân Dũng tay xách hộp cơm đến cho cậu bé, bởi trường chúng tôi có quy định không cho phụ huynh mang cơm cho học sinh.

– Thầy giáo à…..!

– Trời ơi, không phải tôi đã nói với chị rồi sao, trường học không cho phụ huynh mang cơm đến cho học sinh. Nếu ai cũng như chị thì trước cổng trường sẽ đông nghịt người, như vậy, chúng tôi làm sao để cho học sinh nghỉ giải lao đây?

– Tôi biết, tôi biết….

– Biết rồi mà vẫn mang đến, đây gọi là biết rõ sai nhưng vẫn làm. Chị không biết đường để cậu bé tự mang đi sao?

– Tôi xin lỗi… xin lỗi thầy…

Những lời của người mẹ này, không biết tôi đã nghe bao nhiêu lần rồi. Cứ mỗi lần đến buổi trưa là bà lại mang cơm đến cho con, rồi năn nỉ, năn nỉ…

Tân Dũng là cậu học sinh ít nói, sống nội tâm. Có một lần trong giờ học, nhìn thấy cậu bé gật gà gật gù, tôi liền nhắc nhở. Nhưng cậu bé cứ như thế, ngủ gật từ đầu đến cuối buổi học, tôi bực mình không chịu được liền gọi cậu ta lên hỏi lý do tại sao, câu trả lời của cậu bé khiến mọi tức giận trong tôi dần biến mất:

– Thưa thầy! Vì tối qua mẹ em phải vào cấp cứu trong bệnh viện nên…

– Mẹ em bị sao?

– Mẹ em bị ung thư phổi ạ!

Tôi bàng hoàng, nhìn thân hình yếu ớt của Tân Dũng mà sống mũi tôi cay cay. Bữa cơm hôm ấy ở nhà, nhìn thấy vợ tôi cho con ăn, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh mẹ Tân Dũng luôn giấu cơm để đưa cho em.

Hôm sau, sau khi tan làm, tôi đi đến bệnh viện nơi mẹ Tân Dũng đang chữa bệnh.

[…] Bố Tân Dũng buồn bã nói với tôi:

– Thầy giáo có thể giúp tôi một việc này được không?

– Anh cứ nói, chỉ cần làm được, tôi sẽ cố gắng hết sức.

– Mấy ngày trước, bà ấy cứ nắm chặt tay Tân Dũng và nói “Từ nay, mẹ không còn – mang cơm cho con được nữa rồi!”. Tôi muốn nhờ thầy giáo hãy để cho bà ấy đưa cơm cho Tân Dũng lần cuối cùng để khi ra đi bà ấy được thanh thản, mong thầy giúp đỡ.

Tôi không thể không đồng ý.

Buổi trưa, chiếc xe cấp cứu còi inh ỏi đi đến trước cổng trường. Bố Tân Dũng cùng một vị y tá đỡ chiếc giường mà mẹ em đang nằm xuống. Tôi đứng sang bên cạnh, lặng người với cảnh tượng trước mắt.

Bố Tân Dũng mua sẵn một hộp cơm, mẹ Tân Dũng nằm trên giường bệnh yếu ớt đưa tay ra cầm lấy. Ở bên kia cảnh cổng trường, Tân Dũng đưa tay ra đón lấy hộp cơm mẹ đưa.

– Mẹ ơi! Tân Dũng bật khóc nức nở.

Lúc đó, tôi chứng kiến tận mắt mọi chuyện, hình như mẹ em muốn nói lời gì đó nhưng không thể nói nên lời.

– Mẹ ơi, con không muốn rời xa mẹ đâu! Tân Dũng vừa khóc vừa hét lên.

Tôi cũng bật khóc, giá như trước đây tôi không ngăn cản bà mang cơm đến… Điều ước của người mẹ thật đơn giản…

Ngày hôm sau, mẹ em qua đời. Sau đó một ngày, bố Tân Dũng đến văn phòng của tôi, đưa cho tôi một cái túi giấy.

– Thầy giáo à, đây là số tiền mà các thầy và các cháu học sinh quyên góp cho tôi. Tôi thấy trong trường còn rất nhiều học sinh cần đến số tiền này, vì vậy tôi đem trả lại cho thầy. Cảm ơn tấm lòng của các thầy và các cháu học sinh!

Sau đó, hàng ngày tôi đều nói chuyện với Tân Dũng, tôi sợ em không vượt qua được nỗi đau mất mę.

– Thưa thầy! Thầy yên tâm ạ, thầy không phải lo lắng cho em đâu ạ!

Tân Dũng nói tiếp:

– Em đã sớm biết được mẹ sẽ ra đi rồi. Không phải là mẹ em không muốn nghe lời dặn của thầy, em cũng nói với mẹ đừng đưa cơm đến nữa… Nhưng vì trong ngày chỉ có buổi trưa em mới được ăn cơm mẹ nấu thôi ạ!

Tôi bỗng run lên:

– Tại sao vậy?

– Mẹ em rất yếu, mọi việc trong nhà đều do bố làm hết, nấu cơm cũng vậy. Chỉ có buổi trưa bố vắng nhà, mẹ mới giấu bố để làm cơm cho em. Mẹ cứ nhất quyết phải mang cơm đến vì mẹ muốn em được ăn cơm mẹ nấu.

Nói xong, Tân Dũng òa khóc.

Mắt tôi cũng ngấn lệ từ lúc nào không hay. Bữa cơm của mẹ thật đáng giá biết bao…

(Nguồn: Câu chuyện nhân văn, mb.dkn.tn)

Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Hộp cơm cuối cùng của mẹ.

phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

Gợi ý làm bài phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn.  phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

Có thể viết bài văn theo hướng sau:

1. Mở bài: phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

– Dẫn dắt, giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm văn học cần phân tích.

+ Văn học luôn đầy ắp tình thương nhiệm vụ của nó là ca ngợi những tình cảm thiêng liêng cao quý. Biết bao áng văn viết về tình mẫu tử đã lấy đi rất nhiều nước mắt của độc giả. Và câu chuyện Hộp cơm cuối cùng của mẹ cũng đã làm rung động bao trái tim người đọc.

– Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

Đến với câu chuyện Hộp cơm cuối cùng của mẹ ta như bước vào thế giới không có sự bon chen mà đầy ắp tình người. Trong hoàn cảnh éo le, bất hạnh, tình người luôn tỏa sáng những vẻ đẹp cao quý. Vì vậy, ta lại càng kính trọng, khâm phục những tấm lòng cao cả.

2. Thân bài phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

  1. Lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật nội dung chủ đề trong tác phẩm.

* Nội dung chính của truyện ngắn phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

– Câu chuyện “Hộp cơm , cuối cùng của mẹ” ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng của người mẹ bất hạnh dành cho cậu bé Tân Dũng và lòng hiếu kính của Tân Dũng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Đồng thời câu chuyện cũng ca ngợi những tấm lòng ấm áp, luôn biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là những mảnh đời gặp bất hạnh.

– Câu chuyện được gợi ra từ không gian của ngôi trường nhỏ qua hành động khác thường (không đúng quy định trường học) của mẹ cậu bé Tân Dũng – mang hộp cơm đến cho con vào buổi trưa. Bị thầy giáo phản đối, người mẹ ấy vẫn năn nỉ cầu xin. Và hỏi ra mới biết, người mẹ ấy đang mắc căn bệnh ung thư phổi, chỉ đếm được sự sống từng ngày nên muốn những ngày cuối đời làm được gì có thể cho đứa con trai bé bỏng tội nghiệp của mình. Cậu bé Tân Dũng đáng thương chỉ biết xót xa đón nhận những hộp cơm cuối cùng của mẹ trong nỗi đớn đau. Những hộp cơm thật đáng giá.

– Câu chuyện còn ấm áp tình người trong sự quan tâm sẻ chia của thầy đi cô và các bạn học sinh đã ủng vật chất, tinh thần giúp cậu bé Tân Dũng và gia đình an ủi được phần nào những khó khăn và vất vả, tủi cực trong cuộc sống. Tuynhiên, hành động của người cha trong câu chuyện đã gửi lại cho nhà trường số tiền vì ông nghĩ còn rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn.

– Nhân vật người mẹ

+ Có hoàn cảnh bất hạnh: bị ung thư phổi giai đoạn cuối nên rất yếu.

+ Rất yêu thương con, muốn làm cho con những gì tốt nhất trong ngày tháng cuối cuộc đời. Phải giấu chồng để tự tay nấu cho con những bữa cơm.

+ Xúc động nhất là hộp cơm đưa cho Dũng trên chuyến xe cấp cứu inh ỏi trước cổng trường.

→ Hoàn cảnh thật đáng thương.

– Nhân vật Tân Dũng

+ Là cậu học sinh ít nói, sống nội tâm và rất hiểu chuyện: Biết được bệnh tình của mẹ và rất yêu thương mẹ. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt còn quá non nớt của em làm đau đớn trái tim người đọc.

+ Nhưng Dũng cũng là cậu bé rất mạnh mẽ: Sau khi mẹ mất, thầy giáo sợ Dũng buồn không vượt qua được nỗi đau mất mẹ muốn động viên cậu nhưng Dũng đã thể hiện sự cứng rắn mạnh mẽ của mình. Cậu đã xác định được tinh thần và luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

– Nhân vật người cha

+ Là một người rất yêu thương vợ con. Luôn chăm lo cho vợ con, biết vợ yếu nên mọi việc gia đình đều cáng đáng. Ông cũng là người rất tâm lí và hiểu chuyện. Xin thầy giáo cho mẹ của Dũng thực hiện ước mơ cuối cùng. Và cũng rất khảng khái khi đem số tiền do thầy cô và các bạn học sinh quyên góp gửi lại cho nhà trường để giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn hơn.

– Nhân vật người thầy giáo

+ Là người thầy rất tâm lí, luôn quan tâm, sẻ chia những vui buồn cuộc sống với mọi người.

→ Kết thúc câu chuyện không còn là sự lạnh lẽo, cô đơn bất hạnh mà chan chứa tình người ấm áp. Tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu thương giữa người với người luôn sưởi ấm những trái tim có hoàn cảnh bất hạnh.

phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

  1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

– Cốt truyện

Cốt truyện tạo ra nhiều tình tiết bất ngờ, gay cấn, gây sự hồi hộp và làm xúc động người đọc.

– Nhân vật

Câu chuyện rất thành công trong việc miêu tả ngoại hình và hành động mà quan tâm tới đời sống nội tâm, đời sống tình cảm của nhân vật.

– Ngôn ngữ

Ngôn ngữ truyện giàu cảm xúc, giọng văn điềm tĩnh, nhẹ nhàng như ẩn chứa một tâm sự kín đáo có sức gợi và khơi sâu và cảm xúc người đọc.

3. Kết bài phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

– Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

– Câu chuyện “Hộp cơm cuối cùng của mẹ” tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, giàu giá trị nhân văn: cần phải nâng niu và trân trọng tình yêu thương của cha mẹ dành cho mỗi người. Hãy trân quý những gì đang có và làm những việc có ích cho cha mẹ vui lòng.

– Đồng thời câu chuyện cũng muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp về tấm lòng thiện lương; luôn phải biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Và luôn phải mạnh mẽ để vượt qua mọi khó khăn thử thách.

phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

d. Sáng tạo: phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

ĐỀ KIỂM TRA 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

One thought on “Phân tích đánh giá hộp cơm cuối cùng của mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn hộp cơm cuối cùng của mẹ (phần 2, phần viết, Đề kiểm tra)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *