lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: nhớ khi giặc đến giặc lùng (Việt Bắc, Tố Hữu) ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!.
Đề: nhớ khi giặc đến giặc lùng ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng
Đọc văn bản sau: nhớ khi giặc đến giặc lùng ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà…”
10-1954
(Việt Bắc, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)
Gợi ý làm bài: nhớ khi giặc đến giặc lùng ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng
Mở bài nhớ khi giặc đến giặc lùng ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng
Đề tài kháng chiến là một đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì kháng chiến gian khổ hay hào hùng của dân tộc, ta đều có thể tìm thấy trong thi ca. Nhắc đến đề tài kháng chiến, sẽ thật thiếu sót nếu ta không nhắc đến một thi sĩ, chiến sĩ có chặng đường thơ song hành cùng chặng đường cách mạng – nhà thơ Tố Hữu. “Việt Bắc” là thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu, là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Đọc bài thơ, ta bồi hồi xúc động trước những tháng ngày kháng chiến gian khổ của quân và dân Việt Bắc. Nổi bật lên là hình ảnh của thiên nhiên và con người núi rừng Việt Bắc cùng với các anh bộ đội chiến sĩ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, được thể hiện qua đoạn thơ sau:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
… Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà…”
Thân bài nhớ khi giặc đến giặc lùng ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm nhớ khi giặc đến giặc lùng ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
“Việt Bắc” được Tổ Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ được viết nhân buổi chia tay lưu luyến đó. Tác phẩm được in trong tập thơ cùng tên sáng tác trong giai đoạn 1946 – 1954.
Tác phẩm này được đánh giá là tác phẩm đỉnh cao và tiêu biểu cho tư tưởng phong cách nghệ thuật của đời thơ Tố Hữu, được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
2. Nội dung nhớ khi giặc đến giặc lùng ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng
Núi rừng Việt Bắc thân thương không chỉ là nơi sinh hoạt mà còn là nơi chiến đấu của quân đội ta trong những năm tháng ấy. Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp trong những ngày đầu kháng chiến gian khổ của giai đoạn phòng ngự, bộ đội phải linh hoạt dựa vào sự hỗ trợ của đồng bào, dựa vào địa thế núi rừng Việt Bắc hiểm trở để đánh địch. Trước giờ khắc quyết định của lịch sử, không chỉ nhân dân mà cả núi rừng cùng đều vùng lên, chung sức đánh Tây:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Với cuộc kháng chiến đầy gian lao của quân và dân Việt Bắc, núi rừng cũng trở nên có chí, có tình người, đã trở thành những người bạn, những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của toàn quân. Trong đoạn thơ, chữ “rừng” và “núi” được lặp đi lặp lại đến năm lần, nó rải kín câu thơ, rải kín đất Việt Bắc tạo lên thế hiểm của trường thành của lũy thép vây bọc quân thù. Nhớ về lúc kháng chiến, khi giặc đánh giặc lùng, cũng là khi quân ta đang khó khăn xoay sở tình thế, ta biết địch mạnh hơn ta rất nhiều, nhưng trên trận địa quen thuộc, ta quyết tâm vận dụng chiến thuật để giành được chiến thắng. Cuộc chiến đấu ấy nhận được sự ủng hộ từ đồng bào, từ núi rừng nơi đây khi mà rừng cây núi đá “ta cùng” đánh Tây. Bằng phép nhân hóa, rừng bạt ngàn cây, với núi bao la đá để rồi trên dưới một lòng cùng con người đánh đuổi quân xâm lược. Đồng thời thể hiện tình cảm giữa con người kháng chiến và thiên nhiên núi rừng Việt Bắc rất tha thiết, bao la.
Ở cặp lục bát thứ hai bạn đọc thấy rõ hơn vai trò của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Núi thì giăng thành lũy, rừng thì đảm nhận hai công việc. Như một người mẹ che chở cho con mình, rừng bao bọc cho bộ đội, rừng hiểm trở tạo thành thế trận bao vây quân thù. Phép tu từ nhân hoá được sử dụng đắc địa biến rừng Việt Bắc trở thành một bà mẹ có sức mạnh lớn, kiên quyết đến dữ dằn cùng với việc vây quân thù để tiêu diệt, cái trùng trùng điệp điệp của rừng, cái khí thế hiên ngang kiêu hùng của những vách núi đã làm cho biết bao kẻ thù khiếp sợ và bất lực. Quả thật Việt Bắc đã trở thành “Địa linh nhân kiệt” kể từ đó. Việt Bắc chính là cái nôi của cách mạng dân tộc ta. Qua những dòng thơ của Tố Hữu, ta thấy được hình ảnh chiến khu Việt Bắc trong giai đoạn kháng chiến với sự hợp lực của thiên nhiên – con người.
Khối đại đoàn kết của thiên nhiên và con người được tái hiện qua hai câu thơ sau:
“Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
Trời đất bị chìm lấp trong cả màn sương giăng khắp nơi, khiên cho khung cảnh chiến đấu trở nên uy linh và không kém phần lãng mạn. Những dù giữa một biển sương mù khó khăn, con người vẫn không mất đi vẻ đẹp lãng mạn của lòng mình. Với hình ảnh chọn lọc “mênh mông bốn mặt sương mù”, chiến khu mang nét đặc trưng rộng lớn, đồng thời thể hiện sự phát triển của kháng chiến, chiến khu giải phóng được mở rộng hơn. “Đất trời ta cả” khẳng định quyền làm chủ vùng giải phóng, và sự tương phản “Mênh mông bốn mặt” và “chiến khu một lòng”: Cả vũ trụ, núi rừng Việt Bắc giờ đây đang cùng nhìn về một hướng, đang hướng về cuộc chiến đấu, hướng về sứ mệnh bảo vệ quê hương đất nước yêu dấu của mình thầm thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Và chính tinh thần đoàn kết ấy đã biến thành sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc đã làm nên những chiến công vang dội, hàng loạt những địa danh vang lên, mỗi nơi đều gắn với một thắng lợi vinh quang:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng.”
Tác giả còn nhắc nhớ những trận chiến quan trọng làm nên sự thành công của cuộc kháng chiến:
“Ai về ai có nhớ không
Ta về ta nhớ Phủ Thông Đèo Giàng
Nhớ Sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng nhớ sang Nhị Hà”
Bằng câu hỏi tu từ, hỏi nhưng không cần trả lời, thể hiện niềm vui to lớn trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Sau đó là câu trả lời: “Ta về ta nhớ” vừa là câu trả lời, đồng thời cũng là câu nói khẳng định ẩn chứa biết bao niềm tự hào không nhỏ. Thêm vào đó, Tố Hữu cũng sử dụng phép liệt kê cụ thể là liệt kê ra các địa danh ở Việt Bắc gắn liền với những sự kiện quan trọng như Phủ Thông, đèo Giàng, là nơi đã diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp: Trận sông Lô đánh tàu chiếm Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn phố Ràng. Hai địa danh Cao Bằng và Lạng Sơn cũng được nhắc nhớ trong những tiếng thơ gợi mở về sự kiện năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt – Trung. Đó là những chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng, mang tính quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Những bước đầu quan trọng ấy đã làm thay đổi cục diện chiến trường, tạo thế và lực cho cuộc kháng chiến củng cố niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Điệp từ “nhớ” tiếp tục được sử dụng trong đoạn thơ này, để khẳng định ký ức về những trận đánh, những chiến công oanh tạc như thế là niềm tự hào của cá nhân những người tham gia kháng chiến, chưa một giây phút nào nguôi quên. Chiến thắng nào mà chẳng phải trả giá. Có lẽ họ không những nhớ đến những chiến công oanh liệt như thế mà còn nhớ về những kỉ niệm buồn bên đồng đội của mình, họ đã phải chia tay ra đi vĩnh viễn trong nước mắt và sự xót thương của cả dân tộc. Qua đó nhà thơ như cũng muốn thắp lên nén tâm hương để tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì nghĩa lớn vì sự nghiệp của dân tộc, của đất nước.
3. Nghệ thuật nhớ khi giặc đến giặc lùng ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng
Cả đoạn thơ mang ý nghĩa tổng kết những nét lớn trong quá trình diễn biến của cuộc kháng chiến chín năm trên đất nước ta. Đó là cuộc kháng chiến đầy hi sinh gian khổ, nhưng rất hùng tráng, lạc quan và nay thắng lợi vẻ vang. Với lối thơ lục bát ngọt ngào mang đậm tính dân tộc, dùng những hình tượng quen thuộc trong ca dao, những từ ngữ có sức gợi cảm, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, và giọng thơ sôi nổi hào hùng mang chất sử thi. Tố Hữu đã gây một ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về quê hương đất nước và con người Việt Nam dưới ánh sáng của cách mạng.
4. Đánh giá nhớ khi giặc đến giặc lùng ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng
Đặng Thai Mai từng nhận xét về thơ của Tố Hữu: “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ“. Có thể nói, Tố Hữu đã rất thành công, khi sử dụng thơ văn làm vũ khí đặc biệt để chống lại thực dân Pháp. Nhưng có điều rất đặc biệt là thơ văn của tuy viết về chính trị, nhưng vẫn rất ngọt ngào, trữ tình, da diết. Vì thế, mà người ta gọi ông là nhà thơ “trữ tình chính trị“. Nhà thơ Xuân Diệu cũng từng nói “Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên”. Việt Bắc còn là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam chống Pháp lúc bấy giờ.
Kết bài nhớ khi giặc đến giặc lùng ; Nhớ khi giặc đến giặc lùng đến nhớ sang Nhị Hà ; nhớ khi giặc đến giặc lùng rừng cây núi đá ta cùng đánh tây ; cảm nhận nhớ khi giặc đến giặc lùng
“Việt Bắc” là thi phẩm tiêu biểu nhất – được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ của đời thơ Tố Hữu. Đây cũng là thi phẩm được đánh giá đậm đà tính dân tộc hòa chung với tính hiện đại rất phù hợp với phong cách thơ thường thấy của người nghệ sĩ này: Trữ tình – chính trị. Những câu thơ viết về sự kiện chính trị quan trọng, nhưng lại như lời thủ thỉ của đôi lứa uyên ương, gửi tình yêu về mảnh đất và con người Việt Bắc. Để làm nên những vần thơ gửi cả tình, cả cảnh, cả tinh thần ở lại như vậy tôi vẫn thường băn khoăn tự hỏi, Tố Hữu đã phải dành nhiều tâm huyết của mình đến thế nào. Và thế hệ hiện tại như chúng ta càng hiểu rằng, mình cần phải trân trọng những dòng thơ được viết ra khi “cuộc sống đã tràn đầy” ấy!