lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Ta về mình có nhớ ta (Việt Bắc, Tố Hữu) ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!. 

Đề: ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

Đọc văn bản sau: ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

                                          10-1954

(Việt Bắc, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)

ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

Gợi ý làm bài: ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

Mở bài ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

Đề tài kháng chiến là một đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì kháng chiến gian khổ hay hào hùng của dân tộc, ta đều có thể tìm thấy trong thi ca. Nhắc đến đề tài kháng chiến, sẽ thật thiếu sót nếu ta không nhắc đến một thi sĩ, chiến sĩ có chặng đường thơ song hành cùng chặng đường cách mạng – nhà thơ Tố Hữu. “Việt Bắc” là thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu, là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Đọc bài thơ, ta bồi hồi xúc động trước những tháng ngày kháng chiến gian khổ của quân và dân Việt Bắc. Nổi bật lên nỗi nhớ về thiên nhiên và con người núi rừng Việt Bắc của các anh cán bộ kháng chiến được thể hiện cụ thể qua đoạn văn bản sau: 

“Ta về, mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

Thân bài ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

 “Việt Bắc” được Tổ Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ được viết nhân buổi chia tay lưu luyến đó. Tác phẩm được in trong tập thơ cùng tên sáng tác trong giai đoạn 1946 – 1954.

Tác phẩm này được đánh giá là tác phẩm đỉnh cao và tiêu biểu cho tư tưởng phong cách nghệ thuật của đời thơ Tố Hữu, được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

2. Nội dung ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

Nếu như ở trong đoạn thơ đầu là giây phút chia ly giữa người đi, kẻ ở, là thời điểm muốn đi rồi lại muốn dừng thì chuyển sang 10 câu thơ này, một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đã được vẽ ra thật tuyệt mỹ, hơn vậy trong tranh vẫn đong đầy tình cảm thương mến, vẫn đong đầy nỗi nhớ nhung:

“Ta về mình có nhớ ta,

….

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Phần đầu của bài thơ, dưới hình thức đối đáp giữa mình và ta, tác giả đã tập trung khắc hoạ một khung cảnh tiễn đưa đầy thương nhớ, bịn rịn, bồn chồn, lưu luyến của kẻ ở người đi. Qua lời đối đáp ân tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Và có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là ấn tượng không phai về hình ảnh của của đồng bào trong công việc lao động hoà quyện với vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người.”

Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ, nhưng hỏi chỉ là cái cớ để bộc lộ chiều sâu tình cảm. Điệp từ “ta” và “nhớ” khẳng định, nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của người về thủ đô về vùng đất và con người nơi đây. Phép liệt kê những “hoa cùng người” nêu lên đối tượng của nỗi nhớ. Đó là những gì tươi đẹp nhất của chiến khu. Hoa là kết tinh hương sắc của thiên nhiên còn người là kết tinh vẻ đẹp của đời sống xã hội. Xét cho cùng, người cũng là một loại hoa của đất. Hoa và người đặt cạnh nhau càng tôn vẻ đẹp cho nhau, làm sáng lên cả không gian núi rừng Việt Bắc. Tố Hữu đã rất tinh tế khi sử dụng từ “cùng” chứ không phải là “và” hay “với”. Việc sử dụng từ ngữ tinh tế tạo lên một ý niệm về sự gắn bó, gần gũi, hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người Việt Bắc. Hai câu thơ đầu không tập trung miêu tả bất cứ khung cảnh thiên nhiên nào nhưng lại thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả đoạn thơ đó là nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Những câu thơ tiếp theo tập trung tái hiện cụ thể, chân thực vẻ đẹp bốn mùa của chiến khu. Cảnh và người hoà quyện, đan xen vào nhau, cứ câu thơ lục tả cảnh thì câu thơ bát tả người. Mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng tạo thành một bức tranh tứ bình tràn ngập ánh sáng, màu sắc, đường nét, âm thanh vui tươi, ấm áp.

Mở đầu cho bức tranh tứ bình là khung cảnh mùa đông:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.”

Sẽ có nhiều bạn đọc cảm thấy khá khó hiểu, vì sao mở đầu cho bức tranh tứ bình lại là khung cảnh mùa đông? Nếu để ý một chút, chúng ta có thể thấy thời điểm ra đời của bài thơ này là vào tháng 10/1954, đó cũng là thời điểm mùa đông ở Việt Bắc. Khắc họa lại mùa đông Việt Bắc, có lẽ chính Tố Hữu đã chọn thời gian của hiện tại, trong khoảnh khắc chia ly đầy nhớ nhung bịn rịn để viết về vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi đây, theo mạch cảm xúc, nhà thơ nhớ lại kỉ niệm của một thời gian khó. Câu thơ đầu tiên sử dụng bút pháp chấm phá, nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối và màu vàng của những đốm nắng. “Hoa chuối đỏ tươi” như đốm lửa ấm áp, lan tỏa hơi ấm tới những nẻo đường rừng, khe suối, mùa đông Việt Bắc từ ấy mà chẳng còn lạnh lẽo, u buồn. Sự ấm áp ấy có lẽ chỉ ở Việt Bắc, một Việt Bắc trong lòng Tố Hữu mới có được, khác với cái giá lạnh, cô đơn mà trước nay đã trở thành đặc trưng của mùa đông:

“Mùa đông lạnh gió lùa qua phên cửa

Phía trời xa mây cũng ủ ê buồn

Cây trụi lá đứng tần ngần ngõ nhỏ

Ai có về tôi gửi áo len cho”

(Việt Phương)

Mùa đông của thiên nhiên mang đặc điểm rét và lạnh. Nhưng mùa đông trong lòng người cán bộ và nhân dân thì ấm áp nghĩa tình. Nếu như câu lục khắc họa một khung cảnh núi rừng bao la thì câu bát ngay sau đã đem đến hình ảnh trung tâm, nổi bật trên nền thiên nhiên ấy:

“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.”

Giữa khoảng không gian mênh mông vô tận, hình ảnh con người lao động hiện lên đầy kiêu hãnh. Nhà thơ không chỉ miêu tả chi tiết mà nhanh mắt chớp lấy một hình ảnh thần tình nhất. Đó là khoảnh khắc khi ánh sáng của mặt trời chiếu xuống lưỡi dao gài ngang lưng của người đi rừng. Con người bây giờ trở thành điểm hội tụ của ánh sáng giữa núi rừng đại ngàn mênh mông, giữa lá xanh và hoa đỏ. Người Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp cần cù, chịu khó trong lao động, xuất hiện trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời chứ không hề bé nhỏ, cô liêu. Hình ảnh con người được Tố Hữu tô đậm tại không gian đẹp nhất – nơi đèo cao, trong tư thế đẹp nhất – đang lao động. Chính điều đó khiến người đọc hiểu rằng, trong nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc, con người luôn là trung tâm, được đặt giữa khoảng không gian ấy để mỗi chúng ta yêu thương thêm về những nét đẹp rất riêng của nhân dân nơi đây. Trong nỗi nhớ về khung cảnh Việt Bắc, mùa đông không lạnh lẽo mà ẩm áp. Nơi núi cao, nơi đại ngàn, mùa đông không hoang vu, không tàn tạ thê lương mà chan hòa hơi ấm tình người.

Đông qua xuân tới, đất trời cũng có sự đổi thay:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”

Hoa mơ – tín hiệu mùa xuân dễ thấy nhất ở núi đồi Việt Bắc. Khung cảnh choáng ngợp sắc trắng được vẽ ra chính là tín hiệu đầu tiên báo hiệu mùa xuân về cùng với đồng bào. Mùa xuân tới mang theo bao điều tốt lành, mùa xuân là mùa của khởi sự, là mùa của sinh sôi, là mùa bắt đầu cho một năm mới sức khỏe và may mắn. Người ra đi quả thực đã lựa chọn hình ảnh rất tiêu biểu khi nhớ về mùa xuân Việt Bắc. Phép đảo ngữ “trắng rừng” là một tín hiệu nghệ thuật độc đáo giúp cho nhà thơ thể hiện tinh tế về khoảng không gian ngập tràn sắc trắng tinh khôi. Thêm vào đó, từ “nở” được đặt ở giữa câu thơ khiến người đọc dễ dàng liên tưởng tới hình ảnh của một bông hoa đang bung từng cánh thắm. Hoa mơ nở trắng thời gian ngày xuân, nở trắng không gian núi rừng Tây Bắc. Ta ngỡ như trước mắt giờ đây là cả một khu vườn mơ đang nở rộ, làm bừng giác quan của con người. Thơ Tố Hữu lúc nào cũng khỏe khoắn, mãnh liệt, sục sôi như thế, là “trắng rừng”, là “ngày xuân mơ nở trắng rừng” là “trắng rừng biên giới nở hoa mơ” (“Theo chân Bác”), chứ không nhẹ nhàng chỉ là “trắng điểm”, điểm xuyết như trong thơ xưa:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(Nguyễn Du)

Trong cái nền của một không gian với sắc trắng tinh khôi và tràn trề nhựa sống, ta bắt gặp hình ảnh con người:

“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Hình ảnh con người Việt Bắc mùa xuân gắn liền với công việc lao động hăng say và ý nghĩa, làm nên những chiếc nón gửi tặng người chiến sĩ khi mưa nắng mỗi ngày. Chi tiết “chuốt từng sợi giang” bên cạnh việc miêu tả sự chau chuốt, tỉ mỉ của người lao động còn là chi tiết tiêu biểu cho bàn tay khéo léo, cho tâm hồn tài hoa của đồng bào Việt Bắc đã làm nên vẻ đẹp bao đời. Họ nhẫn nại, tỉ mỉ trong từng cử chỉ để tạo ra những sản phẩm đẹp cho đời. Họ đan nón tặng cho cán bộ cách mạng, đan nón để phục vụ cho lao động vất vả, bao nhiêu sợi giang là bấy nhiêu sợi tình. Câu thơ chứa đựng một thái độ trìu mến, thân thương, trân trọng những người lao động của nhà thơ Tố Hữu.

Mùa xuân sức sống đang tràn trề và tiếp nối ngay sau là mùa hạ rực rỡ, sáng tươi:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.”

Tố Hữu tài lắm, và cũng tình lắm. Nhà thơ bắt được những cảnh đẹp nhất và cũng là đặc trưng nhất của mỗi mùa. Và mùa hạ nơi núi rừng Việt Bắc làm sao thiếu được tiếng ve ngân. Không chỉ thuần nhất gợi tả màu sắc nữa mà đến đây, không khí mùa hạ đã rộn ràng hơn bởi âm thanh. Âm thanh tiếng ve là một tín hiệu quen thuộc báo hiệu hè về. Nó tạo nên một khúc nhạc rừng rộn rã tưng bừng, náo nhiệt, làm cho không gian rừng núi náo nức một sức sống mới. Cách miêu tả của Tố Hữu như mở ra trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên sinh động, ta có cảm giác như tiếng ve ngân đến đâu thì rừng phách “đổ vàng” đến đó. Là bàn tay tạo hóa diệu kì hay ngôn từ tài hoa đã nhuốm màu cho cảnh vật? Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ”. Ấy là sắc vàng hòa quyện với tiếng ve kêu từng bừng, đầy sức sống. Ấy cũng có thể là chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa. Động từ “đổ” trong câu thơ được diễn tả rất tinh tế và chính xác. Nó diễn tả sự nhanh chóng, đột ngột của cảnh sắc thiên nhiên khi hè về. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hà: “Chữ “đổ” vừa gợi sự chuyển biến mau lẹ của màu sắc, vừa diễn tả tài tình từng đợt mưa hoa rừng phách khi có ngọn gió thoảng qua vừa thể hiện chính xác hè sang. Tác giả đã dùng âm thanh để gọi dậy màu sắc, dùng không gian để gọi dậy thời gian. Bởi vậy cảnh vừa thực nhưng cũng vô cùng huyền ảo.” Với cách sử dụng từ ngữ chính xác, giàu liên tưởng, bức tranh thiên nhiên mùa hạ được đánh giá là đặc sắc nhất trong bộ tranh tứ bình. Độc đáo và đặc sắc là vậy nhưng bức tranh hè về cũng không nằm ngoài thứ tự miêu tả từ thiên nhiên đến con người:

“Nhớ cô em gái hái măng một mình”.

Gọi là “cô em gái” – một cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương trìu mến của tác giả với đồng bào Việt Bắc. Hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Hoạt động “hái măng một mình” cũng giúp cân bằng lại sự rực rỡ, rộn ràng của mùa hạ, kéo không khí trở lại với mạch cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ – nỗi nhớ. Cô sơn nữ một mình trong núi rừng không gợi ấn tượng buồn hiu hắt mà lại mang vẻ đẹp khoẻ khoắn vì cô hiện lên trong tư thế lao động vất vả, giản dị nhưng cũng rất thơ mộng, vui vẻ. Một mình nhưng không hề cô đơn, một mình nhưng vẫn tràn trề nhựa sống. Hẳn rằng cô gái trẻ ấy rất yêu mến công việc mình đang làm, công việc của hậu phương giúp cho tiền tuyến vững chí bền lòng chiến đấu giành thắng lợi huy hoàng.

ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

Nếu ba bức tranh trước được tác giả khắc họa vào ban ngày thì bức tranh mùa thu lại được miêu tả vào ban đêm:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Hình ảnh vầng trăng là một hình ảnh quen thuộc và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà thơ, đặc biệt trong thời kì cách mạng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

(“Cảnh khuya”, Hồ Chí Minh)

Còn ở đoạn thơ này, hình ảnh ánh trăng được miêu tả giữa không gian rừng núi, ánh trăng như ẩn như hiện dưới những vòm cây vừa gợi lên vẻ đẹp trong trẻo, vừa lung linh, lại huyền ảo. Ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui, hạnh phúc và tự do. Ánh trăng rọi hòa bình của mùa thu năm ấy, cũng chính là tín hiệu báo về một mùa thu bình yên trong lịch sử. Tín hiệu ấy quả không sai bởi sau mùa thu năm ấy, đất nước ta đã có được chiến thắng “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, ước vọng về một mùa trăng hòa bình đã trở thành hiện thực. 

Trong không gian ấy xuất hiện tiếng hát, đó là tiếng “ai” ngân nga khúc hát “ân tình thủy chung”. Từ “ai” được dùng để phiếm chỉ, “ai” đó có thể là người thiếu nữ đứng hát dưới trăng, đó cũng có thể là cả đất trời, nhân dân Việt Bắc đang gửi những lời mến thương nhất tới người ra đi. Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng “thủy chung”, nặng “ân tình”. Tiếng hát ấy vừa gợi nhắc những kỷ niệm của người ra đi và người ở lại vừa như lời nhắn nhủ, mong muốn người ra đi không quên những kỉ niệm của năm tháng gian lao, nhưng đồng thời cũng là lời ước nguyện, khẳng định của người ra đi về đạo lý sống ân tình, thủy chung. Chính vì vậy ở vị trí kết thúc của bức tranh tứ bình, tiếng hát ấy như ngân nga, vang vọng mãi trong không gian, trong lòng người.

Bức tranh tứ bình về Việt Bắc được Tố Hữu khắc họa đầy ấn tượng với những màu sắc tươi sáng, ấm áp, âm thanh rộn rã. Mùa nào cũng đẹp, cũng đằm thắm, tinh tế. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc và con người đan cài, hòa quyện làm cho tình yêu Việt Bắc càng nồng nàn, nỗi nhớ Việt Bắc càng thêm da diết. Thể thơ lục bát truyền thống, điệp từ “nhớ” nhấn mạnh cung bậc tình cảm chủ đạo, kết hợp cùng những từ ngữ dị, đượm nghĩa đượm tình, cấu trúc đan xen câu lục tả cảnh câu bát tả người đã đem đến một đoạn thơ đặc sắc, đẹp cả về ý nghĩa nội dung và nghệ thuật biểu hiện.

 3. Nghệ thuật ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

Cả đoạn thơ mang ý nghĩa tổng kết những nét lớn trong quá trình diễn biến của cuộc kháng chiến chín năm trên đất nước ta. Đó là cuộc kháng chiến đầy hi sinh gian khổ, nhưng rất hùng tráng, lạc quan và nay thắng lợi vẻ vang. Với lối thơ lục bát ngọt ngào mang đậm tính dân tộc, dùng những hình tượng quen thuộc trong ca dao, những từ ngữ có sức gợi cảm, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, và giọng thơ sôi nổi hào hùng mang chất sử thi. Tố Hữu đã gây một ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về quê hương đất nước và con người Việt Nam dưới ánh sáng của cách mạng.

ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

4. Đánh giá ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

Đặng Thai Mai từng nhận xét về thơ của Tố Hữu: “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ“. Có thể nói, Tố Hữu đã rất thành công, khi sử dụng thơ văn làm vũ khí đặc biệt để chống lại thực dân Pháp. Nhưng có điều rất đặc biệt là thơ văn của tuy viết về chính trị, nhưng vẫn rất ngọt ngào, trữ tình, da diết. Vì thế, mà người ta gọi ông là nhà thơ “trữ tình chính trị“. Nhà thơ Xuân Diệu cũng từng nói “Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên”. Việt Bắc còn là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam chống Pháp lúc bấy giờ.

Kết bài ta về mình có nhớ ta ; ta về mình có nhớ ta ta về ta nhớ những hoa cùng người ; cảm nhận ta về mình có nhớ ta

“Việt Bắc” là thi phẩm tiêu biểu nhất – được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ của đời thơ Tố Hữu. Đây cũng là thi phẩm được đánh giá đậm đà tính dân tộc hòa chung với tính hiện đại rất phù hợp với phong cách thơ thường thấy của người nghệ sĩ này: Trữ tình – chính trị. Những câu thơ viết về sự kiện chính trị quan trọng, nhưng lại như lời thủ thỉ của đôi lứa uyên ương, gửi tình yêu về mảnh đất và con người Việt Bắc. Để làm nên những vần thơ gửi cả tình, cả cảnh, cả tinh thần ở lại như vậy tôi vẫn thường băn khoăn tự hỏi, Tố Hữu đã phải dành nhiều tâm huyết của mình đến thế nào. Và thế hệ hiện tại như chúng ta càng hiểu rằng, mình cần phải trân trọng những dòng thơ được viết ra khi “cuộc sống đã tràn đầy” ấy!

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *