lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Đất là nơi anh đến trường (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;  (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn thơ trong đoạn trích Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!

Đề: đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;

Đọc văn bản sau: đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” 

Thời gian đằng đẳng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.”

12 1971

(Mặt đường khát vọng, NXB Văn nghệ Giải phóng, 1974)

đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;

Gợi ý làm bài: đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;

Mở bài đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tâm sự:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Đó là sự đúc kết của một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu tâm hồn: Sự gắn bó với mỗi miền đất sẽ trở thành chính ta, một phần đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu. Và phải chăng vì lý do này mà những vần thơ viết về quê hương đất nước luôn là những rung động thường trực trong tâm hồn người nghệ sĩ? Chính những rung động ấy đã thôi thúc Nguyễn Khoa Điềm chắp bút viết trường ca “Mặt trường khát vọng”. Một trích đoạn không thể không nhắc đến đó là “Đất Nước”.

Thân bài đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư và xúc cảm. Đất Nước là đoạn trích thuộc phần đầu chương V, của trường ca Mặt đường khát vọng. Tác phẩm được hình thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.

Thời điểm này miền Nam bị tạm chiến, đế quốc Mĩ và bọn tay sai ra sức chống phá cách mạng, mua chuộc thanh niên vào chốn ăn chơi mà quên đi trách nhiệm với đất nước. Viết trường ca này, Nguyễn Khoa Điềm nhằm đánh thức tinh thần trách nhiệm và giúp thế hệ trẻ tự nhận thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của họ đối với đất nước. 

2. Phân tích nội dung đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;

Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất trữ tình chính luận. Với lối thơ vừa lãng mạn, vừa suy tư ấy, tác giả khi cảm nhận về bản chất của đất nước cũng đem đến cho ta nhiều cảm xúc mới. “Đất Nước” được chiết tự thành “Đất” và “Nước”. Đất nước là đất, là nước, là muôn hình vạn trạng của đời sống nhân dân và rồi lại hài hòa trong một chỉnh thể thống nhất là tổ quốc, dân tộc. Cứ như thế đất nước hiện ra vừa cụ thể, riêng tư, gần gũi, vừa lớn lao, cao cả, thiêng liêng:

“Đất là nơi anh đến trường

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Địa lý và lịch sử là hai phương diện tất yếu mỗi khi chiêm nghiệm về đất nước. Bởi “Đất nước bốn nghìn năm / Vất vả và gian lao”, cũng là bởi “Việt Nam đất nước ta ơi / Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. Viết sao cho thỏa, nói sao cho vừa, cho đủ về vẻ đẹp địa lý và giá trị lịch sử lâu bền của tổ quốc Việt Nam ta. Nhưng qua những vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm, người đọc lại có một hình dung mới mẻ, thú vị nhưng vẫn đủ đầy về quê hương. Về không gian địa lý:

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm”

Đặc biệt đất nước tồn tại ngay cả trong những không gian riêng tư, thầm kín nhất của tình yêu đôi lứa:

“Đất Nước là nơi ta hò hẹn”

Từ đây, không gian làng quê thanh bình mộc mạc được gợi ra với cây đa, giếng nước, mái đình, lũy tre xanh rì rào trong gió, hàng cau thưa in dấu hương quê nhà. Đất nước là cung bậc của tình yêu. Đất nước mang màu của nỗi nhớ. Đất nước đã bao giờ gần gũi và riêng tư như thế? Lời thơ lại nhắc nhớ về những điệu ca dao ngọt ngào:

“Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.”

Không chỉ là không gian riêng tư của tình yêu chúng mình, đất nước còn là:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng

                              bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”

Tiếp nối sự lý giải về khái niệm đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã cho người đọc thấy vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt. Tác giả đưa ra định nghĩa về đất nước qua bình diện không gian địa lý, “không gian mênh mông” với ba miền Bắc, Trung, Nam nối dài tạo nên mảnh đất hình chữ S. Trên lãnh thổ địa lý ấy là rừng vàng, biển bạc với bao thế hệ nối tiếp nhau quản lí đất nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến biển bờ Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang – nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”. Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát triển giống nòi và làm ăn sinh sống làm nên non sông gấm vóc Việt Nam. Viết nên những dòng thơ ấy bằng tất cả tình cảm yêu mến, tự hào, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ra cho độc giả định nghĩa về đất nước được nhìn nhận trong các bình diện. Bên cạnh bình diện địa lý còn là bình diện lịch sử. “Thời gian đằng đẵng” qua đi, huyền sử lung linh về sự ra đời của dòng dõi Con Rồng Cháu Tiên dường như đang được tái hiện:

“Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

Những lời thơ như nhắc nhớ về câu chuyện truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” hay cũng chính là “ Sự tích trăm trứng nở trăm con” lý giải về nguồn gốc của người Việt. Chúng ta là con rồng cháu tiên, là con cháu Vua Hùng. Sự lý giải ấy chứa chan niềm tự hào nhưng cũng là lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm gìn giữ những điều tốt đẹp, sống có trách nhiệm để xứng đáng với nguồn cội ấy. Và hơn thế, khi nhắc nhớ về sự tích này, mỗi người chúng ta cũng thêm một lần được nhắc nhở về tinh thần đoàn kết, ta hiểu hơn về ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng: “đồng bào”. Để rồi chúng ta lại thấy, đất nước còn là không gian của núi rừng, biển cả, không mang dáng vẻ hùng tráng mà chứa đựng bao nỗi niềm thân thương, tình nghĩa. Đất nước cũng là không gian sinh tồn hết sức đời thường của cộng đồng người Việt qua bao thế hệ: “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ.” Nguyễn Khoa Điềm đã chọn một cự li thật gần để soi tỏ về đất nước, khiến cho những giá trị trừu tượng, mơ hồ cũng trở nên dễ hiểu và gần gũi vô cùng. Định nghĩa về bản chất của đất nước, ta thấy trong ý thơ của tác giả ban đầu gắn đất nước với cội nguồn con Rồng cháu Lạc, để rồi truyền trao qua bao thế hệ, đời sau nhớ về đời trước, và khi ngưỡng vọng về xa xưa thì đất nước đã hiện hữu tự thuở nào:

“Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau”

đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;
Giỗ tổ hùng vương

Từ những dòng thơ trên, ta còn thấy đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai. “Những ai đã khuất” là những người trong quá khứ – những con người sống giản dị chết bình tâm, những con người đã có công dựng nước và phát triển đất nước. “Những ai bây giờ” là những người trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh được giao phó “Yêu nhau và sinh con đẻ cái” bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Tất cả đều ý thức về tổ tiên và nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc:

“Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Ý thơ nhắc nhớ mỗi người chúng ta về một ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm của người dân Việt Nam, ngày giỗ Tổ hướng về nguồn cội. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm. Mọi người tưởng nhớ tới các vị vua đã có công dựng nước. Ý nghĩa của câu thơ không dừng lại ở đó mà cao hơn, sâu hơn, nó nhắc nhở chúng ta phải trân trọng biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay. Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Chính sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc của các thế hệ hôm nay đã tạo nên sức sống muôn đời của non sông Việt Nam. Đúng như câu ca dao xưa có nói:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Câu thơ sử dụng rất hay hai chữ “cúi đầu”. Hai chữ “cúi đầu” ấy thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông. Cúi đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người Việt mình dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là Quê cha đất Tổ Vua Hùng. Lòng biết ơn luôn là một truyền thống đạo lý, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

3. Nghệ thuật đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;

Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thống nông nghiệp. Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.

đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;
Trầu cau

Kết bài đất là nơi anh đến trường ; đất là nơi anh đến trường nước là nơi em tắm ; đất là nơi anh đến trường dàn ý ; cảm nhận đất là nơi anh đến trường ;

Có một tư tưởng về đất nước được vẽ lên bình yên từ những điều giản dị. Có một hình ảnh đất nước được lý giải với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ngày xửa ngày xưa. Có những giá trị của một đất nước được cắt nghĩa từ một không gian tình tứ như chuyện tình của đôi lứa, uyên ương. Tất cả những điều này, được Nguyễn Khoa Điềm truyền tải trọn vẹn trong trích đoạn “Đất Nước” của mình. Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con người xích lại gần nhau, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung cao cả để bảo vệ Tổ Quốc. Tình yêu và trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả một thời đại: “Thời đại của chúng tôi là thời đại của những thanh niên xuống đường chiếm lĩnh từng tầng cao của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để bắn toả lương tâm lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai).

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *