Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Phân tích đánh giá năm mới chúc nhau (Trần Tế Xương) ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau (Trần Tế Xương); (phần 2, phần viết, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, lập dàn ý bài văn phần viết đề kiểm tra. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
Viết bài văn phân tích bài thơ “Năm mới chúc nhau” của nhà thơ Trần Tế Xương.
Năm mới chúc nhau
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi, vừa la cũng đắt hàng.
Nó lại mừng nhau cái sự giàu
Trăm nghìn vạn mở để vào đâu
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.
Nó lại mừng nhau sự lắm con
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
(Trần Tế Xương)
Gợi ý làm bài: phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
Phần tự luận phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học (phân tích một tác phẩm văn học:thơ trào phúng)
b. Xác định đúng nội dung nghị luận. phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
c. Lần lượt trình bày bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) theo dàn ý sau: phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
Mở bài: phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
– Giới thiệu nhà thơ Trần Tế Xương và bài thơ “Năm mới chúc nhau”. phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
Trần Tế Xương là nhà thơ có ngòi bút châm biếm quyết liệt, dữ dội như những làn roi vun vút quất thăng vào mặt kẻ thù của ông. Sinh ra, lớn lên và được trực tiếp chứng kiến thời buổi nhiễu nhương, nhan nhản lũ người nhí nhố, ngang nhiên làm những việc bất chính ngay giữa thanh thiên bạch nhật. Thế mà chẳng ai làm gì được. Dường như không kìm được nỗi căm uất và khinh ghét đến tột cùng, Tú Xương ném thẳng tiếng cười châm biếm chua cay vào lũ người nọ ngay vào dịp Tết đón xuân về bằng bài thơ nổi tiếng “Năm mới chúc nhau”. Câu chuyện “Năm mới chúc nhau” qua đôi mắt trào phúng bậc thầy Tú Xương đã hiện ra với tất cả sự khôi hài, nực cười và giả dối của nó.
Thân bài: phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
1. Phân tích nội dung của bài thơ: phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
– Nội dung của bài thơ “Năm mới chúc nhau” là những tiếng chửi, những lời chế giễu sâu cay; tính chất châm biếm bật ra từ sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức chúc nhau mà thực ra là để chửi, là để thể hiện sự khinh ghét của nhà thơ trước bọn người hợm hỉnh trong xã hội cũ.
– Đối với người Việt Nam, như đã trở thành thông lệ, cứ mỗi dịp Tết đến, người ta lại dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Họ chúc nhau sống lâu, khỏe mạnh, chúc phát tài, phát lộc, chúc sự no đủ, sang giàu… Lời chúc, vì thế, vừa là một mong ước, một nguyện cầu, vừa là một cách thức ứng xử mang tính văn hóa.Cứ như nhan đề bài thơ “Năm mới chúc nhau” thì phải hiểu là thế. Nhưng đọc vào thì hoàn toàn không phải vậy.
+ Hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa cảnh chúc thọ:
“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.”
→ Chúc nhau sống lâu trăm tuổi là một lời chúc đẹp. Nội dung lời chúc ở hai câu thơ đầu là thế, nhưng dưới con mắt Tú Xương lại không phải thế. Ta nhận ra đằng sau câu chữ ấy là thái độ châm biếm của nhà thơ khi ông gọi những người chúc là “nó” là “đứa”. Câu thơ “Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu” vốn là lời chúc trang trọng thành kính, thế mà nhà thơ chỉ thêm vào chữ “râu” (bạc đầu râu), câu thơ ấy ngay lập tức hóa thành lời chế nhạo, khôi hài.
+ Thái độ châm biếm còn biểu lộ rõ hơn ở lời toan tính, dự định của nhà thơ:
“Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.”
→ Cách xưng hô“ông” một cách trịch thượng, hạ những kẻ nhố nhăng xuống hàng đứa, nó, Tú Xương trực tiếp bộc lộ một cái nhìn khinh thị.Nào có hay ho, trang trọng, đẹp tốt gì một lũ bạc đẩu râu và răng không còn nữa. Răng không còn nên phải dùng cối giã trầu, từ đó tiếng cười bật ra thâm thuý, sâu cay.
+ Sau chúc thọ lại đến màn chúc sang, chúc giàu. Vẫn là cái giọng điệu châm biếm, đả kích sâu cay, nhà thơ tiếp tục mỉa mai bọn trưởng giả học làm sang:
“Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng.”
→ Con người ta sống sao cho sang, cho đẹp là một ao ước, một khát khao lành mạnh. Quan tước phải do sự tu dưỡng gắng gỏi mới thành được, đằng này lại là một thứ hàng hóa được bày ra để mua bán. Đồng tiền trong thời đại Tú Xương quả đã ngự trên ngôi vị chúa tể, làm khuynh đảo xã hội.Câu thơ lặp lại mấy chữ “đứa thì mua tước, đứa mua quan” đã vẽ nên cảnh tượng nhốn nháo, đua đòi kệch cỡm của bọn vô học chốn quan trường. Người đọc dường như cũng hả hệ bố tức khi ông hạ câu thơ “Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng”.Bao nhiêu sự trơ tráo, vô liêm sỉ của chúng đã bị lột trần.
+ Nếu ở hai lời chúc đầu, chúng chúc nhau sống lâu và sống sang thì hai khổ thơ cuối cùng chúc nhau “cái sự giàu” và “sự lắm con”.
“Nó lại mừng nhau cái sự giàu.
Trăm ngàn vạn mớ để vào đâu?
… Nó lại mừng nhau sự lắm con
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn”
→ Thái độ châm biếm của nhà thơ thể hiện ngay ở việc lặp lại các cụm từ “nó lại, “cái sự giàu” và “sự lắm con”. Cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn như “trăm ngàn vạn mớ” “sinh năm đẻ bảy” cũng là nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm của. Và cùng như hai khổ thơ trên, cứ sau mỗi lời bọn chúng chúc nhau, Tú Xương lại nêu lời bình luận của chính mình. Qua những lời bình luận ấy, nhà thơ thể hiện rõ hơn thái độ và tình cảm của ông. Đọc những lời dự đoán của nhà thơ về bọn đông con, lắm của, nào là “Phen này ắt hẳn gà ăn bạc – Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu” hoặc “Phố phường chật hẹp người đông đúc – Bồng bế nhau lên nó ở non”, người đọc chỉ thấy buồn cười về một hiện thực nhố nhăng, một hiện thực đậm màu hài hước.
→ Qua những vần thơ trào phúng này, người đọc càng thấm tiếng cười của Tú Xương không chỉ “độc” mà còn “thâm” nữa. Xuyên suốt bài thơ là cái nhìn mỉa mai của “ông” dành cho chúng “nó”. Không một chút e dè, kiêng nể, Tú Xương quất thẳng vào chúng những tiếng chửi “ác khẩu” và mạnh mẽ.
2. Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
– Nhan đề thơ nghe có vẻ rất đỗi bình thường, năm mới thì những lời chúc tụng nhau vốn dĩ là chuyện rất nên làm, là những gì quen thuộc nhất khi dịp tết đến xuân về. Nhưng vào thơ của Tú Xương, cái lời chúc tết ấy lại có nhiều điều phải suy nghĩ và khi nghĩ ra rồi người ta mới thấy được cái tiếng cười châm biếm thật sâu cay của “bậc thần thơ thánh chữ” (theo lời Nguyễn Công Hoan).
+ Tác giả đã sử dụng phương thức biểu cảm để làm rõ lên nội dung bài thơ lại là những tiếng chửi, những lời chế giễu sâu cay. Tính chất châm biếm bật ra từ sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức chúc nhau mà thực ra là để chửi, là để thể hiện sự khinh ghét.
+ Cách sử dụng từ ngữ xưng hô rất nghệ thuật: xưng “ông”; gọi bọn mua quan, bán tước, ham hố cái sự giàu và “sự lắm con” bằng “nó”, “đứa”,… tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay. Cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn như “trăm ngàn vạn mớ”, “sinh năm đẻ bảy” cũng là nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm của.
+ Giọng điệu bài thơ vừa dí dỏm, hài hước vừa chế giễu, châm biếm, đả kích sâu cay.
…
→ Thể hiện nghệ thuật trào phúng sắc sảo bậc thầy của Trần Tế Xương.
Kết bài: phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
– Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
“Năm mới chúc nhau” là một trong những bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho khuynh hướng và nguồn mạch châm biếm trào phúng của nhà thơ Trần Tế Xương. Đó là những lời “chúc Tết” hết sức độc đáo dưới một hình thức cũng hết sức độc đáo: chúc mà thực ra là chửi, là châm hiếm. Tuy là chửi mà vẫn thành thơ, và lại là thơ hay. Châm biếm, giễu cợt, khinh ghét lối sống lố lăng kệch cỡm của những kẻ giàu sang, hãnh tiến đang nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời nô lệ, dân chúng lầm than, Tú Xương gióng một tiếng chuông cảnh tỉnh, phê phán. Tiếng chuông ấy, thái độ thẳng thắn ấy, xét đến cùng, bắt nguồn từ một khao khát nhân bản: làm sao để cho cuộc đời được tốt đẹp hơn, làm sao phải xóa sạch kiểu chúc Tết nhiệt khác “giống người” mà chắc chắn, hơn một lần Tú Xương đã phải đau lòng chứng kiến.
d. Sáng tạo: phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về nội dung nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: phân tích đánh giá năm mới chúc nhau ; phân tích đánh giá bài năm mới chúc nhau ;
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.