Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Lão Hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc (Nam Cao) bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc (Nam Cao) bi kịch bảo tồn thiên lương (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương
Đọc văn bản sau: lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương
LÃO HẠC – BI KỊCH BẢO TỒN THIÊN LƯƠNG
(…)
1. Xung đột bi kịch trong “Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói. Trong truyện, nhà văn không trực tiếp tả cái đói như ông đã từng tả trong “Một bữa no” hoặc như Thạch Lam, Nguyễn Thị Vịnh từng làm nhưng cái đói dưới ngòi bút Nam Cao có một sức mạnh vô hình ghê gớm luôn rình rập, chực bẻ gãy thiên lương, quật ngã con người. Hoàn cảnh khách quan của lão Hạc: Từ ngày đứa con đi phu “lão làm thuê để kiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc”. Sau trận ốm, số tiền chắt chiu bao nhiêu năm tháng của lão hết nhẵn, sức lực con người lão cũng cạn kiệt. Lại gặp cảnh khủng hoảng chung của làng xóm khi “làng mất vé sợi, nghề vải đành phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nào họ tranh nhau làm mất cả”, “Rồi lại bão. Hoa màu bị phá sạch sành sanh… Gạo cứ kém mãi đi. Một lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo, mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt”.
2. Thiên lương là đức tính, phẩm chất tốt đẹp mà ông trời phú cho con người. Nó là cốt lõi trong đạo đức cá nhân mỗi người. Thông thường đạo đức cá nhân bao gồm hai loại quan hệ đạo đức: quan hệ đạo đức cá nhân với cộng đồng và quan hệ đạo đức cá nhân với chính bản thân mình. Loại quan hệ trước, mọi thiết chế xã hội đều ra sức cổ vũ, rèn cặp theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền (Vì trong xã hội có giai cấp thì tư tưởng thống trị là tư tưởng của giai cấp thống trị). Loại quan hệ thứ hai thể hiện nỗ lực của bản thân mỗi con người – cá nhân, nó được thể hiện qua những đức tính: tự lực, tự lập, tự tin, tự trọng, tự ái,…Ý thức về nhân cách chính là cơ sở triết học của loại đức tính này. Không có loại quan hệ thứ hai đủ mạnh, con người ta có thể giàu có, thành đạt, thành danh nhưng không thể có nhân cách đẹp. Những tấm gương nhân cách “vằng vặc như sao Khuê” trong lịch sử Việt Nam là một minh chứng. Họ hầu hết đâu có xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng đạo đức, nhân cách của họ, người bình dân vẫn mãi mãi tôn vinh, noi dấu. Lão Hạc – trong truyện ngắn cùng tên, bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm, thậm chí có lúc còn bị nghi là đánh bả chó nữa; thế nhưng, mặc cho cái vẻ bề ngoài có phần lẩn thẩn của nhân vật, Nam Cao đã “cố tìm mà hiểu” để nhìn thấu cái bề sau, bề sâu, bề xa, để thấy được bản chất nhất mực lương thiện, nhân hậu, tuyệt vời tự trọng và vị tha của lão. Có nghĩa là lão Hạc là con người có ý thức sâu sắc về đạo đức cá nhân, kiên quyết giữ cho bằng được thiên lương lành sạch. Thiên lương của lão Hạc là ở chỗ lão “luôn luôn tự xoá mình đi trong tương quan chồng vợ, cha con: mảnh vườn thì do vợ tậu, con chó thì của con mua. Lão không tự cho mình sở đắc một cái gì cả, và sự xoá mình có ý thức ấy là một đặc điểm quan trọng nhất quán trong tính cách lão Hạc để dẫn đến sự chọn lựa cuối cùng của đời lão. Một đức hi sinh lớn lao trong từng nếp nghĩ, đã thành lẽ sống ở đời”.
(Th.S Định Hà Triều)
Lựa chọn đáp án đúng: lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
- Tự sự
- Thuyết minh
- Nghị luận
- Biểu cảm
Câu 2. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?
- Bàn về vấn đề thiên lương của con người, nó là cốt lõi trong đạo đức cá nhân mỗi người.
- Bàn về vấn đề xung đột bi kịch trong “Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói.
- Bàn vi về vẻ đẹp của tầng lớp bình dân trong xã hội cũ, họ hầu hết có đạo đức, nhân cách đáng trọng.
- Bàn về bi kịch làm người của người nông dân sống trong xã hội nửa thực dân phong kiến đầy rẫy bất công, ngang trái.
Câu 3. Trong câu văn sau, tác giả đã sử dụng thành phần biệt lập nào?
“Lão Hạc – trong truyện ngắn cùng tên, bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm, thậm chí có lúc còn bị nghi là đánh bả chó nữa; thế nhưng, mặc cho cái vẻ bề ngoài có phần lẩn thẩn của nhân vật, Nam Cao đã “cố tìm mà hiểu” để nhìn thấu cái bề sau, bề sâu, bề ха, để thấy được bản chất nhất mực lương thiện, nhân hậu, tuyệt vời tự trọng và vị tha của lão.”
- Thành phần tình thái
- Thành phần gọi đáp
- Thành phần cảm thán
- Thành phần phụ chú
Câu 4. Xác định câu văn mang luận điểm của đoạn văn (1) trong phần trích trên?
- Xung đột bi kịch trong “Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói.
- Lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc.
- Sau trận ốm, số tiền chắt chiu bao nhiêu năm tháng của lão hết nhẵn, sức lực con người lão cũng cạn kiệt.
- Một lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo, mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt.
Câu 5. Câu văn: “Một đức hi sinh lớn lao trong từng nếp nghĩ, đã thành lẽ sống ở đời.” thuộc kiểu câu gì?
- Câu hỏi
- Câu khiến
- Câu kể
- Câu cảm
Câu 6. Trong đoạn (2) của phần trích trên, theo tác giả, thiên lương là gì?
- Thiên lương thể hiện nỗ lực của bản thân mỗi con người – cá nhân, nó được thể hiện qua những đức tính: tự lực, tự lập, tự tín, tự trọng, tự ái.
- Thiên lương là đức tính, phẩm chất tốt đẹp mà ông trời phú cho con người. Nó là cốt lõi trong đạo đức cá nhân mỗi người.
- Thiên lương là nhìn thấu cái bề sau, bề sâu, bề xa, để thấy được bản chất nhất lương thiện, nhân hậu, tuyệt vời tự trọng và vị tha của con người. mirc
- Thiên lương là có ý thức sâu sắc về đạo đức cá nhân, kiên quyết giữ cho bằng được thiên lương lành sạch trước những cám dỗ trong cuộc sống.
Câu 7. Để chứng minh lão Hạc là người có thiên lương trong sáng, trong đoạn (2) của phần trích trên, tác giả dùng thao tác lập luận nào?
- Thao tác lập luận giải thích kết hợp với phân tích, bình luận.
- Thao tác lập luận giải thích kết hợp vớ so sánh, bác bỏ.
- Thao tác lập luận giải thích kết hợp với chứng minh, bác bỏ.
- Thao tác lập luận giải thích kết hợp với phân tích, bác bỏ.
Câu 8. Theo tác giả của phần trích trên, nhà văn Nam Cao đã tìm hiểu thiên lương trong sáng của lão Hạc bằng cách nào?
- Nam Cao đã lấy những tấm gương nhân cách “vằng vặc như sao Khuê” trong lịch sử Việt Nam là một minh chứng để chứng minh rằng lão Hạc dẫu xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng đạo đức, nhân cách vẫn đẹp.
- Nam Cao đã nghĩ rằng lão Hạc không tự cho mình sở đắc một cái gì cả, và sự xóa mình có ý thức ấy là một đặc điểm quan trọng nhất quán trong tính cách của một con người có thiên lương trong sáng.
- Nam Cao đã ngợi ca tấm lòng của lão Hạc – một người cha giàu tình yêu thương con, lão sống vì con và chết cũng vì con; bởi vậy lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc.
- Nam Cao đã “cố tìm mà hiểu” để nhìn thấu cái bề sau, bề sâu, bề xa, để thấy được bản chất nhất mực lương thiện, nhân hậu, tuyệt vời tự trọng và vị tha của lão.
Câu 9. Câu văn sau đã khẳng định phẩm chất gì ở nhân vật lão Hạc?
Thiên lương của lão Hạc là ở chỗ lão “luôn luôn tự xoá mình đi trong tương quan chồng vợ, cha con: mảnh vườn thì do vợ tậu, con chó thì của con mua.”
Câu 10. Qua cách viết của Th.S Đinh Hà Triều về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao trong đoạn trích trên, em cảm nhận gì về tài năng và tấm lòng của nhà văn Nam Cao khi xây nhân vật lão Hạc?
(Trình bày bằng một đoạn văn 3-5 câu).
Phần tự luận
Nhà văn William Shakespeare đã từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”.
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lòng trung thực trong đời sống của con người.
Gợi ý trả lời lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương
Lựa chọn đáp án đúng: lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương
Câu 1. C. Nghị luận
Câu 2. B. Bàn về vấn đề xung đột bi kịch trong “ Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói.
Câu 3. D. Thành phần phụ chú
Câu 4. A. Xung đột bi kịch trong “ Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói.
Câu 5. C. Câu kể
Câu 6. B. Thiên lương là đức tính, phẩm chất tốt đẹp mà ông trời phú cho con người. Nó là cốt lõi trong đạo đức cá nhân mỗi người.
Câu 7. A. Thao tác lập luận giải thích kết hợp với phân tích, bình luận.
Câu 8. D. Nam Cao đã “cố tìm mà hiểu” để nhìn thấu cái bề sau, bề sâu, bề xa, để thấy được bản chất nhất mực lương thiện, nhân hậu, tuyệt vời tự trọng và vị tha của lão.
Câu 9.
– Câu văn: Thiên lương của lão Hạc là ở chỗ lão “luôn luôn tự xoá mình đi trong tương quan chồng vợ, cha con: mảnh vườn thì do vợ tậu, con chó thì của con mua.”đã thể hiện được phẩm chất cao đẹp trong tâm hồn, nhân phẩm của lão Hạc:
– Đó là một người chồng, người cha tốt bụng, luôn biết nghĩ cho người khác. Lão không tự cho mình sở đắc một cái gì cả, và sự xoá mình có ý thức ấy là một đặc điểm quan trọng nhất quán trong tính cách lão Hạc để dẫn đến sự chọn lựa cuối cùng của đời lão. Một đức hi sinh lớn lao trong từng nếp nghĩ, đã thành lẽ sống ở đời.
Câu 10.
Sau đây là gợi ý:
– Nhà văn Nam Cao có “biệt tài” trong việc “cố tìm mà hiểu” để nhìn thấu cái bề sau, bề sâu, bề xa, để thấy được bản chất nhất mực lương thiện, nhân hậu, tuyệt vời tự trọng và vị tha của lão Hạc – hiện thân cho người nông dân nghèo trong xã hội cũ.
– Nam Cao có tấm lòng nhân đạo cao cả: tác giả cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ với tình cảnh bất hạnh – “bi kịch” của người nông dân nghèo trong xã hội cũ; đồng thời luôn trân trọng, ngợi ca và tin tưởng vào thiên lương trong sáng ở những người “bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm, thậm chí có lúc còn bị nghi là đánh bả chó” như lão Hạc.
Phần tự luận lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.
b. Xác định đúng nội dung yêu cầu của một bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.
c. Triển khai bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống theo dàn ý sau:
1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận.
Thomas Jefferson đã từng khẳng định: Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan”. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Đồng quan điểm này, William Shakespeare – nhà văn nổi tiếng bậc nhất của nước Anh, người được mệnh danh là nhà viết kịch đi trước thời đạiđã để lại câu nói đầy triết lý khiến chúng ta phải suy ngẫm: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”.
- Thân bài: lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương
Phát triển các ý làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài.
* Giải thích:
Trung thực là trung thành, tôn trọng sự thật. Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc. Trung thực là luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính.
* Bàn luận:
– Trung thực làmột đức tính quý giá của con người, là sự ngay thẳng trong tính cách, trong cách suynghĩ và hành động của con người. Người trung thực không bao giờ nói dối, không nóisai, không phóng đại sự thật.
– Người có lòng trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người. Họ luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí. Họ không gian dối, không ích kỉ hay vụ lợi cá nhân. Người trung thực luôn hướng đến lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng. Người trung thực có thể sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân để bảo vệ lẽ phải.
– Lòng trung thực là một đức tính tốt đẹp, thể hiện nhân, cách nhân phẩm cao quý của con người. Nhất là đối với lứa tuổi học sinh. Trong học tập, mỗi học sinh cần có lòng trung thực để đạt hiệu quả học tập tốt nhất. Bằng chính lực học của mình đạt lấy thành tích. Sống trung thực góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp trở thành người tốt.
– Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắng của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân.
– Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với những người xung quanh. Từ đó, không thể thắt chặt tinh thần đoàn kết, quan hệ bền chặt, đánh mất niềm tin tưởng. Một lần mất tín vạn lần mất tin. Không có lòng trung thực không thể thành công trong cuộc sống.
* Dẫn chứng:
+ Lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu là một tấm gương sáng sáng ngời về lòng trung thực. Bác luôn sống có trách nhiệm với mình, với người, với việc. Lòng trung thực thể hiện sâu sắc trong tư tưởng và lẽ sống của Người. Người dạy phải luôn kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm, không được hứa suống. Nói là làm ngay không được chần chừ hay hứa hẹn. Tấm gương hi của Người mãi mãi là bài học quý để chúng ta học tập và rèn luyện.
+ Hay tổng thống Mỹ A.Lincoln đã viết một bức thư đầy tâm huyết cho thầy hiệu trưởng nơi con mình học mong muốn nhà trường, thầy cô giáo hãy dạy cháu nó biết trung thực để thành người tử tế.
* Mở rộng:
Tuy nhiên, có nhiều người trong xã hội sống và làm việc thiếu thực. Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đang chung tay xây đắp. Đây là những biểu hiện xấu chúng ta cần phê phán.
* Bài học nhận thức và hành động:
– Cần nhận thức đúng đắn về vai trò của lòng trung thực trong việc hình thành nhân cách, uy tín, danh dự của một con người văn hóa.
– Hãy luôn sống một cách trung thực cho dù thế giới xung quanh không phải lúc nào cũng trung thực với bạn. Hãy rèn luyện và bồi đắp lòng trung thực, hoàn thiện bản thân trở thành một người hữu ích mai này nh đem sức mình xây dựng quê hương đất nước. Quan trọng hơn hét, hãy xây dựng một lối sống trung thực, giàu tình yêu thương.
- Kết bài: lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương
– Quan điểm của William Shakespeare đã khẳng định được vai trò to lớn của lòng trung thực trong cuộc sống mỗi con người. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người, như Walter Scottcũng đã từng nhận định: “Một cái đầu tinh tảo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng” Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy sống bằng tấm lòng, sống thật với những gì mình có; hãy trân trọng giá trị của bản thân và sống thật với cuộc đời của mình.
d. Sáng tạo: lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về nội dung nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; đọc hiểu lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương ; trắc nghiệm lão hạc bi kịch bảo tồn thiên lương
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.