Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Một tấm lòng thương con sâu nặng ; đọc hiểu một tấm lòng thương con sâu nặng ; trắc nghiệm một tấm lòng thương con sâu nặng (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: một tấm lòng thương con sâu nặng ; đọc hiểu một tấm lòng thương con sâu nặng ; trắc nghiệm một tấm lòng thương con sâu nặng
Đọc hiểu: 6,0 điểm một tấm lòng thương con sâu nặng ; đọc hiểu một tấm lòng thương con sâu nặng ; trắc nghiệm một tấm lòng thương con sâu nặng
Đọc văn bản sau: một tấm lòng thương con sâu nặng ; đọc hiểu một tấm lòng thương con sâu nặng ; trắc nghiệm một tấm lòng thương con sâu nặng
MỘT TẤM LÒNG THƯƠNG CON SÂU NẶNG
(Về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao)
(…) Bản con chó Vàng vì thương con, nhưng rồi lão Hạc lại vô cùng ăn năn, day dứt. Lão sang nhà ông giáo giãi bày những nỗi đau thống thiết của mình. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Mấy câu văn ngắn ngủi đặc tả ngoại hình nhân vật thật ấn tượng. Tác giả đã sử dụng các từ tượng hình: “co rúm lại”, “xô lại”, “ngoẹo về một bên”… và một từ tượng thanh “hu hu” khiến cho nét mặt, thân hình và tâm trạng của lão Hạc hiện lên thật thê thảm. Làm một việc vì tình thương con, nhưng người cha ấy vẫn tự dằn vặt, đau khổ như vừa phạm lỗi lớn. Phải chăng lão Hạc cảm thấy mình có lỗi với “cậu Vàng”, con vật rất đỗi thân thương của lão? Ta nghe lời lão kể với ông giáo trong truyện mà như nghe chính lão Hạc kể với ta: “Này… cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão lão như thế mà lão xử với tôi như thế. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!…” Đây là lời nói, hay chính là lời sám hối, lời tự than, tự trách mình quá phũ phàng, nhẫn tâm của một tấm lòng nhân hậu! Từ những nét ngoại hình quằn quại đến những lời ăn năn, sám hối này, lão Hạc quả là một con người nặng tình nặng nghĩa, thuỷ chung, vô cùng trung thực. Từ ngày người con phẫn chí ra đi vì không có tiền cưới vợ, lão Hạc luôn mang tâm trạng “mắc tội” bởi không lo liệu nổi hạnh phúc cho con. Lão cố dành tiền cho con, cố chăm sóc “cậu Vàng” như chăm sóc kỉ vật của con. Vậy mà giờ đây lão phải bán “cậu Vàng” cho người ta giết thịt, lão cảm thấy mình “mắc tội” nặng hơn, tội với con người, với cả con vật. Tấm lòng người lão nông ấy bao la, sâu nặng biết nhường nào. Con chó Vàng sẽ bị người ta giết thịt. Lão Hạc dự cảm rõ điều đó. Đối với lão, đó là cái chết thứ nhất, một cái chết do chính lão gây ra. Nhưng người đọc chúng ta ngày nay, suy ngẫm sâu xa một chút, sẽ thấu hiểu và xiết bao xót thương ông lão nông khốn khổ và nhân hậu ấy. Và chúng ta cũng hiểu rằng chính cái xã hội thực dân phong kiến bấy giờ đã đẩy lão Hạc và biết bao người nông dân khác vào bi kịch như lão Hạc. Vì hạnh phúc của một người con này, lão Hạc phải chứng kiến cái chết của một “người… con” khác, phải tự huỷ diệt một niềm vui, một kỉ vật thân thương của đời mình. Nêu sự việc lão Hạc bán chó, rồi đau khổ vật vã tự trách mình, ngòi bút Nam Cao đã lay động tận nơi sâu thẳm tình cảm của bạn đọc chúng ta.
(…)
(Vũ Dương Quỹ)
Lựa chọn đáp án đúng: một tấm lòng thương con sâu nặng ; đọc hiểu một tấm lòng thương con sâu nặng ; trắc nghiệm một tấm lòng thương con sâu nặng
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
- Tự sự
- Nghị luận
- Miêu tả
- Biểu cảm
Câu 2. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?
- Bàn về nỗi ăn năn, day dứt của lão Hạc khi bán cậu Vàng.
- Bàn về nỗi nhớ con da diết của lão Hạc.
- Bàn về sự cảm thông của nhà văn Nam Cao đối với nỗi bất hạnh của lão Hạc.
- Bàn về sự oán trách của cậu Vàng đối với sự bạc bẽo, nhẫn tâm của lão Hạc.
Câu 3. Có ý kiến cho rằng: Để làm nổi bật nỗi giằng xé trong tâm can của lão Hạc khi phải rút ruột bán cậu Vàng, tác giả của bài viết đã đưa ra những lí lẽ t chặt chẽ, xác đảng và những bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm để thuyết phục người đọc. Ý kiến đó đúng hay sai?
- Đúng.
- Sai.
Câu 4. Câu văn: “Đây là lời nói, hay chính là lời sám hối, lời tự than, tự trách mình quá phũ phàng, nhẫn tâm của một tấm lòng nhân hậu!” thuộc kiểu câu gì?
- Câu hỏi
- Câu khiến
- Câu kể
- Câu cảm
Câu 5. Trong câu văn sau, tác giả đã sử dụng thành phần biệt lập nào? “Phải chăng lão Hạc cảm thấy mình có lỗi với “cậu Vàng”, con vật rất đỗi thân thương của lão?”
- Thành phần cảm thán.
- Thành phần gọi đáp.
- Thành phần tình thái.
- Thành phần phụ chú.
Câu 6. Các câu văn trong đoạn trích sau có sử dụng những phép liên kết hình thức nào?
“Đối với lão, đó là cái chết thứ nhất, một cái chết do chính lão gây ra. Nhưng người đọc chúng ta ngày nay, suy ngẫm sâu xa một chút, sẽ thấu hiểu và xiết bao xót thương ông lão nông khốn khổ và nhân hậu ấy. Và chúng ta cũng hiểu rằng chính cái xã hội thực dân phong kiến bấy giờ đã đẩy lão Hạc và biết bao người nông dân khác vào bị kịch như lão Hạc. Vì hạnh phúc của một người con này, lão Hạc phải chứng kiến cái chết của một “người… con” khác, phải tự huỷ diệt một niềm vui, một kỉ vật thân thương của đời mình.”
- Phép thế, phép nối.
- Phép liên tưởng, phép lặp.
- Phép nối, phép liên tưởng.
- Phép nối, phép lặp.
Câu 7. Vì sao bán cậu Vàng, lão Hạc lại cảm thấy ăn năn, day dứt và “mắc tội” đến vậy?
- Vì cậu Vàng là một chú chó ngoan ngoãn, luôn biết vâng lời lão Hạc, lão yêu quý, cưng nựng nó như một người bạn thân thiết.
- Vì cậu Vàng là chú chó ngoan ngoãn, thông minh, biết coi nhà và bảo vệ lão khi có kẻ xấu đến nhà, lão yêu nó nhiều lắm.
- Vì cậu Vàng là chú chó thông minh, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với lão trong những ngày tháng tuổi già cô đơn.
- Vì cậu Vàng là kỉ vật thân thương của người con trai để lại cho lão, lão Hạc yêu quý và chăm sóc nó như một người con, một đứa cháu thân thiết.
Câu 8. Cách lập luận của tác giả Vũ Dương Quỹ trong đoạn trích trên đã giúp chúng ta học tập được điều gì trong cách nghị luận văn học?
- Cần có lí lẽ chặt chẽ, xác đáng và bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của người viết trong quá trình nghị luận để làm sáng tỏ luận điểm, tăng sức thuyết phục cho người đọc, người nghe.
- Cần đưa ra được những bằng chứng phù hợp, tiêu biểu, xác đáng trong tác phẩm để chứng minh, phân tích, bình luận làm sáng tỏ luận điểm, tăng độ tin cậy cho người đọc.
- Cần có lí lẽ chặt chẽ, xác đáng và sử dụng những bằng chứng phù hợp, tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh và làm sáng tỏ luận điểm; đồng thời cần thể hiện rõ suy nghĩ, tình cảm của người viết về vấn đề đang bàn luận.
- Cần thể hiện được quan điểm, nhận xét, đánh giá và cả tình cảm, cảm xúc chân thật của người viết về vấn đề đang bàn luận; đồng thời đưa ra được những bằng chứng tiểu biểu, phù hợp trong tác phẩm làm minh chứng.
Câu 9. Tìm ít nhất hai câu văn thể hiện phẩm chất của lão Hạc được tác giả Vũ Dương Quỹ thể hiện trong đoạn văn trên?.
Câu 10. Câu cuối của đoạn trích, tác giả Vũ Dương Quỹ có viết: “Nêu sự việc lão Hạc bán chó, rồi đau khổ vật vã tự trách mình, ngòi bút Nam Cao đã lay động tận nơi sâu thẳm tình cảm của bạn đọc chúng ta.” Hãy trình bày tình cảm “lay động” trong trái tim em trước sự việc lão Hạc bán chó qua ngòi bút của nhà văn Nam Cao. (Trình bày bằng một đoạn văn 3-5 câu).
Phần tự luận một tấm lòng thương con sâu nặng ; đọc hiểu một tấm lòng thương con sâu nặng ; trắc nghiệm một tấm lòng thương con sâu nặng
Phân tích bài thơ “Tân xuất ngục học đăng sơn” (Mới ra tù tập leo núi) của Hồ Chí Minh.
Phiên âm:
“Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,
Dạo vọng Nam thiên ức cố nhân.”
Dịch thơ:
“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ;
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh,
Trông lại trời nam nhớ bạn xưa.”
Gợi ý trả lời một tấm lòng thương con sâu nặng ; đọc hiểu một tấm lòng thương con sâu nặng ; trắc nghiệm một tấm lòng thương con sâu nặng
Lựa chọn đáp án đúng: một tấm lòng thương con sâu nặng ; đọc hiểu một tấm lòng thương con sâu nặng ; trắc nghiệm một tấm lòng thương con sâu nặng
Câu 1. B. Nghị luận
Câu 2. A. Bàn về nỗi ăn năn, day dứt của lão Hạc khi bán cậu Vàng.
Câu 3. A. Đúng
Câu 4. C. Câu kể
Câu 5. C. Thành phần tình thái
Câu 6. D. Phép nối, phép lặp
Câu 7. D. Vì cậu Vàng là kỉ vật thân thương của người con trai để lại cho lão, lão Hạc yêu quý và chăm sóc nó như một người con, một đứa cháu thân thiết.
Câu 8. C. Cần có lý lẽ chặt chẽ, xác đáng và sử dụng những bằng chứng phù hợp, tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh làm sáng tỏ luận điểm; đồng thời cần thể hiện rõ suy nghĩ, tình cảm của người viết về vấn đề đang bàn luận.
Câu 9. Học sinh tìm ít nhất hai câu văn thể hiện phẩm chất của lão Hạc được tác giả Vũ Dương Quỹ thể hiện trong đoạn văn. Sau đây là một số câu văn học sinh có thể tham khảo:
– Bán con chó Vàng vì thương con, nhưng rồi lão Hạc lại vô cùng ăn năn, day dứt.
– Làm một việc vì tình thương con, nhưng người cha ấy vẫn dan tự vặt, đau khổ như vừa phạm lỗi lớn.
– Đây là lời nói, hay chính là lời sám hối, lời tự than, tự trách mình quá phũ phàng, nhẫn tâm của một tấm lòng nhân hậu!
– Từ những nét ngoại hình quằn quại đến những lời ăn năn sám hối này, lão Hạc quả là một con người nặng tình nặng nghĩa, thuỷ chung, vô cùng trung thực.
– Tấm lòng người lão nông ấy bao la, sâu nặng biết nhường nào.
– Nhưng, người đọc chúng ta ngày nay, suy ngẫm sâu xa một chút, sẽ thấu hiểu và xiết bao xót thương ông lão nông khốn khổ và nhân hậu ấy.
Câu 10.
Sau đây là một vài gợi ý:
– Sự cảm thông, cảm thương, chia sẻ sâu sắc đối với tình cảnh khốn khổ, tội nghiệp, đáng thương của lão Hạc – người nông dân nghèo trong xã hội cũ chịu nhiều bất hạnh.
– Thấu hiểu hơn nỗi khổ về vật chất, nỗi khổ về tinh thần của lão Hạc.
– Cảm nhận được tấm lòng thương yêu con và sự thủy chung, nhân hậu của lão Hạc đối với cậu Vàng.
– Trân trọng phẩm chất, nhân cách của lão Hạc- người nông dân nghèo khổ nhưng có thiên lương trong sáng,…
Phần tự luận
Phân tích đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ Mới ra tù tập leo núi
Phân tích đánh giá truyện: MỚI RA TÙ TẬP LEO NÚI