Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi (Hồ Chí Minh) ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi (Hồ Chí Minh) (phần 2, phần viết, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, lập dàn ý bài văn phần viết đề kiểm tra. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

Phân tích bài thơ “Tân xuất ngục học đăng sơn” (Mới ra tù tập leo núi) của Hồ Chí Minh.

Phiên âm: Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

“Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân

Giang tâm như kính tịnh vô trần;

Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,

Dạo vọng Nam thiên ức cố nhân.”

Dịch thơ: Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Lòng sông gương sáng bụi không mờ;

Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh,

Trông lại trời nam nhớ bạn xưa.”

 Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

Phần tự luận  Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học (phân tích một tác phẩm văn học: thơ tứ tuyệt Đường luật) Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

b. Xác định đúng nội dung nghị luận. Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

c. Lần lượt trình bày bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ tứ tuyệt Đường luật) theo dàn ý sau: Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

1. Mở bài  Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

– Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung về bài thơ.

+ Hồ Chí Minh là một vị cha già của dân tộc, một người cha của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh là một nhà chính trị hay một nhà lãnh đạo mà Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ rất nổi tiếng.

+ Bác Hồ ra khỏi nhà tù Quảng Tây trong một hoàn cảnh hết sức cô đơn. Một mình lưu lạc trên đất khách quê người, lại già yếu bệnh tật, kết quả của sự đày ải mười bốn tháng trời. Chỉ có ngọn lửa của niềm tin và nghị lực không bao giờ tắt trong lòng. T.Lan, tác giả “Vừa đi đường vừa kể chuyện” nói: khi được thả ra Bác nhìn kém, Bác quyết tâm tập đi mỗi ngày mười bước. Dù đau mà phải bò phải lết cũng phải mười bước mới thôi. Cuối cùng Bác chẳng những đứng vững mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đến đỉnh núi, Bác cao hứng làm một bài thơ chữ Hán.“Tân xuất ngục học đăng sơn” (‘Mới ra tù tập leo núi”) đã ra đời trong hoàn cảnh như thế. Bài thơ có vai trò kiểm điểm lại những ngày trong tù và sửa soạn cho một chặng đường cách mạng mới. Qua đó, thi phẩm cũng thể hiện những tình cảm sâu sắc, cảm động của Bác đối với quê hương xứ sở, với bạn bè.

Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

2. Thân bài Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

2.1 Phân tích đặc điểm nội dung: “Tân xuất ngục học đăng sơn” (Mới ra tù tập leo núi) đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu nặng và tình cảm với bạn bè của Bác; đồng thời thông qua ý thơ, người đọc còn cảm nhận được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, bản lĩnh kiên cường của một người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

– Hai câu thơ đầu của bài thơ đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình:

+ Câu đầu miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của thiên nhiên: “Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân” (Núi ấp ôm mây, mây ấp núi). Núi đi với mây thì thường là núi cao. Đã vậy những áng mây trời như đang nâng dãy núi lên (Vân ủng trùng Sơn), còn dãy núi cũng như đang nâng mây lên (sơn ủng vân). Mây núi vốn đã cao dường như càng cao hơn. Cảnh vật vốn đã hùng vĩ lại càng hùng vĩ hơn.

→ Cảnh như một bức họa. Thiên nhiên hiện ra với vẻ trùng điệp của núi non với hình ảnh hùng vĩ của những ngọn núi. Hình ảnh mây và núi ở đây như cũng gợi lên vẻ đẹp đầm ấm và sinh động của thiên nhiên. Mây ôm dãy núi, dãy núi ôm mây như mở ra một khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên, lại như gợi được sự quấn quít của cảnh vật. Người đọc có cảm tưởng như những đám mây đang nâng (ủng) dãy núi lên, còn dãy núi bao bọc, che chở cho mây. Điệp từ “ủng” (ôm) được nhắc lại miêu tả được cái thế trùng điệp của mây núi, lại vừa có ý nghĩa nhân hóa, làm cho sự giao hòa giữa núi và mây sinh động hơn, đầm ấm hơn.

+ Câu thơ thứ hai là một nét vẽ vô cùng tinh tế của người họa sĩ tài ba về vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông:

“Giang tâm như kính, tịnh vô trần.

(Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.)

Cảnh dòng sông buổi sáng trong trèo thanh sạch quá như mặt gương trong, tuyệt nhiên không có một chút bụi mờ. Có lẽ đó cũng chính là tâm hồn của nhà thơ sáng trong thanh sạch, không chút bụi mờ sau mười bốn tháng trong nhà tù bẩn thỉu hắc ám. Cách thể hiện của Bác tinh tế đến nỗi nếu đọc qua ta tưởng chỉ là bức tranh sơn thủy hữu tình. Nhưng hạt nhân của tứ thơ này chính là tinh thần kiểm điểm một cách nghiêm khắc sau một đoạn đường tù ngục để sửa soạn cho một chặng đường cách mạng mới. Đúng như Đặng Thai Mai đã từng nhận xét: “Đằng sau bức tranh phong cảnh này, đằng sau những tầng lớp mây núi trập trùng, đằng sau dòng nước trong dưới chân Tây Phong lĩnh, ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn của độc giả chính là tâm trạng vừa trong trắng sâu sắc, vừa cao cả của con người.”

→ Hai câu thơ đầu đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên say đắm của một thi sĩ luôn trân trọng cái đẹp và có biệt tài thổi cái hồn, cái tình vào cảnh vật, khiến phong cảnh hiện lên sinh động, có hồn làm đắm say lòng người yêu thơ.

– Hai câu thơ tiếp theo là một nét tự họa của nhà thơ trong bức tranh sơn thủy hữu tình đầy ấn tượng đó:

“Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh

Dao vọng Nam thiên ức cố nhân”

(Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh

Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa)

+ Chỉ cần một chữ “bồi hồi” nhẹ tênh, người đọc cảm nhận được phong thái ung dung, thanh thản của Người, mặc dù vừa ở chốn lao tù chịu biết bao cực hình ra. Người “học đăng sơn” (tập leo núi) để sửa soạn cho một chặng đường cách mạng mới. “Có ai ngờ giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ và trong trẻo ấy, con người đương một mình dạo bước trên đỉnh núi kia với cái phong thái rất tiên phong đạo cốt lại là một chiến sĩ cộng sản của thời đại chúng ta đang chuẩn bị để bước vào một cuộc chiến đấu sống chết với kẻ thù” (Hoài Thanh). Như vậy, từ láy “bồi hồi” được đặt ngay ở đầu câu thơ đã gợi tả lên tâm trạng, cảm xúc của một người đa sầu, đa cảm, luôn cánh cánh nhiều nỗi niềm trong tâm hồn. Núi Tây Phong Lĩnh thực sự rất đẹp, rất nên thơ, rất huyền ảo, mặn mà trữ tình. Người đọc có cảm giác Hồ Chí Minh như một tiên nhiên dạo bước xuống trần gian, mọi thứ đều thoát tục không hề vướng bận bất cứ lo âu, nhọc nhằn nào hết.

+ Hai câu thơ cuối phảng phất không khí của tứ thơ xưa: “một mình cất bước” giữa trời mây non nước nên thơ và hữu tình như thế, nên lòng “bồi hồi” mà “nhớ bạn xưa”. Câu thơ dịch dù đã rất hay song vẫn để mất đi chữ “độc” trong “độc bộ” (một mình cất bước), nghĩa là cũng để mất đi một phần tâm trạng nhớ thương đến bồi hồi trong bước chân “độc bộ” kia. Mặt khác, câu thơ “Dao vọng Nam thiên ức cố nhân” có nghĩa là “Trông về phía trời Nam xa xăm nhớ bạn cũ” mà dịch là “Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa” thì mất đi khoảng cách xa xăm của không gian, nghĩa là mất đi phần thiết tha vời vợi của nỗi nhớ.

→ Tình cảm nhớ bạn trong bài thơ “Mới ra tù, tập leo núi” được bộc lộ trong hoàn cảnh tác giả đã được tự do. Trong lòng Hồ Chí Minh lúc này có cả niềm vui, nỗi buồn. Niềm vui của một người chiến sĩ cách mạng giữ lòng trung kiên qua những thử thách của cảnh tù đày, niềm vui và hy vọng được gặp lại bạn bè. Nhưng dù sao Người cũng đang còn trong cảnh ngộ xa đất nước, xa bạn bè nên không tránh khỏi cảnh buồn vắng, cô đơn. Trước mắt, là một chặng đường hoạt động mới mà Người chuẩn bị tinh thần để tham gia với lòng quyết tâm. Bao nhiêu cảm xúc bồi hồi xao xuyến trong lòng người chiến sĩ cách mạng truyền thấm sang cả nỗi lòng của bạn đọc bao thế hệ.

Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

2.2 Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật: Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

– Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng; hình ảnh thơ giàu ý nghĩa.

– Cái hay của bài thơ còn chính là cái man mác không khí của Đường thi. Đó là cái man mác của những câu, những chữ, những ý tưởng, những hình ảnh đã quen thuộc trong thơ xưa như sơn, thủy, ức cố nhân, độc bộ, dao vọng, nam thiên… Trong không khí cổ kính ấy, nhà thơ đã kín đáo gởi vào đấy nỗi “nhớ bạn” phía trời Nam xa xôi. “Bạn” ở đây không phải là người bạn cụ thể nào đó mà là đồng bào, đồng chí là quê hương đất nước. Một ý tưởng hiện đại được lồng vào một tứ thơ cổ điển làm cho bài thơ có một vẻ đẹp thật đặc sắc.

  1. Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

– Bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” tập trung được nhiều nét cốt cách vĩ đại và tài hoa của Bác: tình yêu thiên nhiên hài hòa với tình yêu Tổ quốc; khí phách cứng cỏi, gang thép trong phong thái ung dung, thanh thản.

– “Mới ra tù tập leo núi” như là một áng thơ đẹp về một cuộc sống tự do thoát khỏi tù đày, và chính khoảnh khắc này lại khiến cho người ta nhận ra rõ hơn rằng: Người luôn có ý chí vượt qua những khắc nghiệt của số phận, của cuộc sống để rồi chinh phục những khó khăn thử thách. Không chỉ có niềm vui khi trở lại với cuộc sống ở ngoài lao tù, bài thơ còn chất chứa những niềm vui nỗi buồn của nhà thơ khi viết và đứng trước sông núi bao la.

d. Sáng tạo: Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về nội dung nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Phân tích đánh giá mới ra tù tập leo núi ; Phân tích đánh giá bài thơ mới ra tù tập leo núi

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

ĐỀ KIỂM TRA 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *