Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Câu chuyện bó đũa (Truyện ngụ ngôn Việt Nam) ; đọc hiểu Câu chuyện bó đũa ; trắc nghiệm Câu chuyện bó đũa (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: Câu chuyện bó đũa ; đọc hiểu Câu chuyện bó đũa ; trắc nghiệm Câu chuyện bó đũa
Đọc hiểu: 6,0 điểm Câu chuyện bó đũa ; đọc hiểu Câu chuyện bó đũa ; trắc nghiệm Câu chuyện bó đũa
Đọc văn bản sau: Câu chuyện bó đũa ; đọc hiểu Câu chuyện bó đũa ; trắc nghiệm Câu chuyện bó đũa
Câu chuyện bó đũa
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi boa đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Lựa chọn đáp án đúng: Câu chuyện bó đũa ; đọc hiểu Câu chuyện bó đũa ; trắc nghiệm Câu chuyện bó đũa
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
- Thuyết minh
- Tự sự
- Nghị luận
- Biểu cảm
Câu 2. Văn bản trên gồm mấy nhân vật?
- Có 2 nhân vật
- Có 3 nhân vật
- Có 4 nhân vật
- Có năm nhân vật
Câu 3. Phó từ “vẫn” trong câu văn: “Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.”, có tác dụng gì?
- Chỉ sự tiếp diễn tương tự
- Chỉ quan hệ thời gian
- Chỉ mức độ
- Chỉ kết quả và hướng
Câu 4. Lúc nhỏ, những người con sống thế nào?
- Anh em hay gây gỗ nhau
- Anh em thường nói xấu, ganh ghét nhau
- Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau
- Anh em so bì, đố kị nhau
Câu 5. Người cha gọi các con lại để làm gì?
- Trò chuyện vui vẻ cùng các con
- Chia tài sản cho các con
- Căn dặn các con cần phải chăm chỉ làm việc
- Bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Câu 6. Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
- Tại vì họ chưa dùng hết sức mạnh của mình để bẻ
- Tại vì họ cầm cả bỏ đũa người cha đưa để bẻ
- Tại bó đũa làm bằng kim loại nên không ai bẻ gãy được
- Tại vì không ai muốn bẻ gẫy bó đũa cả
Câu 7. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì?
- Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện.
- Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con.
- Một chiếc đũa được ngầm so sánh với bốn người con; cả bó đũa ngầm so sánh với một người con.
- Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện.
Câu 8. Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?
- Các con không cần phải quan tâm, tương trợ lẫn nhau, mỗi người phải tự thân vận động xây dựng cuộc sống của mình.
- Các con phải cùng tập hợp nhau lại, đồng lòng chung sức thì mới bẻ gẫy được cả bó đũa.
- Các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra được sức mạnh.
- Các con không so đo, tính toán thiệt hơn số tài sản cha để lại cho mỗi người.
Câu 9. “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
Câu 10. Viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
Câu 11.
Viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ sau:
Em nghĩ về Trái Đất |
|
Em vươn vai đứng dậy
Trái Đất đã xanh rồi Giữa biêng biếc mây trời Tiếng chim vui ngọt quá Quàng khăn xanh biển cả Khoác áo thơm hương rừng Trái Đất mang trên lưng Những đứa con của đất Tuy màu da có khác Nhưng vẫn chung nụ cười Như biển cả không vơi Một màu xanh thăm thẳm |
Như ban mai nắng ấm
Lung linh bờ thảo nguyên Hãy giữ được bình yên Cho hoa thơm thơm mãi Em vươn vai đứng dậy Mong Trái Đất hoà bình Đừng bao giờ chiến tranh Mà đau hòn máu đỏ Cho năm châu hội ngộ Trong tình thương loài người Và cho khắp mọi nơi Là nhà bồ câu trắng (Nguyễn Lãm Thắng) |
Gợi ý trả lời Câu chuyện bó đũa ; đọc hiểu Câu chuyện bó đũa ; trắc nghiệm Câu chuyện bó đũa
Lựa chọn đáp án đúng: Câu chuyện bó đũa ; đọc hiểu Câu chuyện bó đũa ; trắc nghiệm Câu chuyện bó đũa
Câu 1. B. Tự sự
Câu 2. D. Có năm nhân vật
Câu 3. A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Câu 4. C. Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau
Câu 5. D. Bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Câu 6. B. Tại vì họ cầm cả bó đũa người cha đưa để bẻ
Câu 7. B. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con.
Câu 8. C. Các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra được sức mạnh.
Câu 9. Gợi ý:
– Câu chuyện đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Mỗi chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia với nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh phi thường, cùng nhau giải quyết tốt những vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
– Trong cuộc sống, cần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa người với người, tạo nên một xã hội đoàn kết, giàu tình nhân ái,…
– Trong cuộc sống, nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô độc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy.
– … … …
Câu 10. Gợi ý:
+ Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
+ Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.
+ Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích nay mai đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
+ … … …
Câu 11. Câu chuyện bó đũa ; đọc hiểu Câu chuyện bó đũa ; trắc nghiệm Câu chuyện bó đũa
* Mở đoạn:
– Dẫn dắt vào vấn đề, giới thiệu tác giả Nguyễn Lãm Thắng, bài thơ Em nghĩ về Trái Đất.
– Ấn tượng, cảm xúc khái quát về bài thơ (lí do em muốn chia sẻ cảm xúc về bài thơ.)
* Thân bài:
– Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về nội dung đề tài bài thơ:
+ Bài thơ Em nghĩ về Trái Đất thể hiện cảm xúc trong trẻo, hồn nhiên của một em nhỏ về Trái Đất – hành tinh xanh của chúng ta. Trong cách nghĩ, cách cảm nhận của em bé, Trái Đất quả là một hành tinh tuyệt vời, với mây trời xanh biếc, có tiếng chim ca hát líu lo, biển xanh bao la, rừng già thơm hương lá. Và trong tâm hồn của em bé, Trái Đất này thật tuyệt vời biết bao: mọi người cùng sống hòa đồng, đoàn kết, yêu thương nhau, kết nối vòng tay nhân loại, gắn kết các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Nụ cười sẽ làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn, xóa bỏ những khoảng cách về không gian, sắc tộc,…
– Ước muốn của em bé trong bài thơ được diễn tả qua những câu thơ cuối thật xúc động: Em vươn vai đứng dậy/ Mong Trái Đất hòa bình/ Đừng bao giờ chiến tranh/ Mà đau hòn máu đỏ. Ước mong Trái Đất hòa bình, không có chiến tranh của em nhỏ trong bài thơ cũng chính là khát vọng của tất cả những con người yêu chuộng hòa bình trên thế giới này. Khi cả nhân loại đều chung tay thực hiện hóa ước mơ của em bé (cũng chính là ước mơ của chung mọi người) thì: …năm châu hội ngộ/Trong tình thương loài người/Và cho khắp mọi nơi/Là nhà bồ câu trắng.
– Chia sẻ cảm xúc về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ với nhịp thơ 2/3; 3/2 và cùng với ngôn ngữ thơ trong sáng, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi đã thể hiện khát vọng, ước mơ cháy bỏng của em bé (cùng với mọi người) về một thế giới hòa bình, ngập tràn tiếng ca, con người sống chan hòa trong tình thương nhân ái,…
– Chia sẻ cảm xúc ấn tượng và ý nghĩa của bài thơ đối với con người và cuộc sống: Bài “Em nghĩ về Trái Đất” của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng được cất lên nhẹ nhàng nhưng có ý nghĩa nhân văn cao cả, đánh thức mỗi người ý thức chung tay cùng với cộng đồng, nhân loại xây dựng một thế giới hòa bình,..
* Kết đoạn:
– Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc chung về bài thơ.