Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Trắc nghiệm người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân)(10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đề: Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Đọc hiểu: 6,0 điểm

Đọc văn bản sau:

“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”.

( Trích Tuỳ bút Sông ĐàNguyễn Tuân)

Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Lựa chọn đáp án đúng: Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Câu 1. Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Miêu tả
  2. Tự sự
  3. Thuyết minh
  4. Nghị luận

Câu 2. Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Đối tượng chính được thể hiện trong đoạn văn là gì?

  1. Dòng sông
  2. Rừng lửa
  3. Thác nước
  4. Đá núi

Câu 3. Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Dòng nào sau đâu chứa các từ ngữ đặc tả âm thanh vang vọng, dữ của đối tượng được nói đến trong đoạn văn?

  1. Réo, rống, gầm thét, ầm ầm
  2. Réo, rống, lồng lộn, ầm ầm
  3. Réo, rống, bùng bùng, ầm ầm
  4. Réo, rống, ầm ầm, ngỗ ngược

Câu 4. Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Từ mai phục là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực nào sau đây?

  1. Giáo dục
  2. Y tế
  3. Kinh tế
  4. Quân sự

Câu 5. Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Trình tự nào sau đây phù hợp với cách thể hiện nội dung trong đoạn trích?

  1. Từ xa đến gần
  2. Từ gần ra xa
  3. Từ trong ra ngoài
  4. Từ ngoài vào trong.

Câu 6. Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Câu văn nào sau đây giúp người đọc hình dung rõ nhất sự nguy hiểm của đối tượng được thể hiện trong đoạn văn?

  1. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.
  2. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá.
  3. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.
  4. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.

Câu 7. Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 8. Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu, trình bày cảm xúc của em về đoạn thơ sau:

“Này em, mở cửa ra

Một trời xanh vẫn đợi

Cảnh buồm là tiếng gọi

Mặt biển và dòng sông

 

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa”

 (Trích Ngày em vào Đội, Xuân Quỳnh)

Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Gợi ý trả lời Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Lựa chọn đáp án đúng: Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Câu 1. A. Miêu tả

Câu 2. C. Thác nước

Câu 3. A. Réo, rống, gầm thét, ầm ầm

Câu 4. D. Quân sự

Câu 5. A. Từ xa đến gần

Câu 6. C. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục … để vồ lấy thuyền.

Câu 7. Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Nội dung đoạn trích:

Đoạn trích miêu tả hình ảnh thác nước sông Đà hùng vĩ, dữ dội, nguy hiểm, giúp cho người đọc cảm nhận rõ ràng, sinh động, khoáng đạt về sự dữ dội, mãnh liệt của dòng sông hung bạo.

Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Câu 8. Trắc nghiệm người lái đò sông đà

Về nội dung:

+ Đoạn thơ đã khơi gợi cho em mình về một chân trời bao la, tràn ngập ước mơ và đong đầy khát vọng. Lời gọi ngọt ngào “này em” đi cùng lời khuyên em “mở cửa ra” cho thấy chị vừa ân cần nhắn nhủ, vừa trìu mến yêu thương đối với em mình.

+ Các hình tượng trời xanh, cánh buồm, mặt biển, dòng sông hiện lên gần gũi, bình dị nhưng đã ẩn dụ cho những khát vọng đi xa, hướng đến những gì lớn lao hơn so với hiện tại.

+ Chị đã vẽ ra cho em mình một tương lai rộng mở, một khát vọng vươn xa trong ngày vào Đội, bộc lộ niềm vui sướng vô biên khi miêu tả không gian nghệ thuật tràn ngập nắng vàng nơi vườn trưa mênh mông, rực rỡ. Một không gian thanh bình, yên ả, rập rờn muôn cánh bướm bay như lời hát cất lên hồn nhiên, trong trẻo.

+ Phép so sánh ở đây thật mới mẻ, giàu hình tượng: Bướm bay như lời hát. Đó là tiếng hát của cuộc sống đang hiện ra trong ngày em vào Đội, đó cũng là tiếng hát ngân lên trong tâm hồn của người chị và đứa em mình đang hạnh phúc ngập tràn. Con tàu là đất nước mở ra cho người em nhỏ niềm ước mơ và khát vọng về một chân trời rộng lớn phía tương lai.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *