Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đọc hiểu đất rừng phương nam (Đoàn Giỏi) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: Đọc hiểu đất rừng phương nam
Đọc hiểu: 6,0 điểm Đọc hiểu đất rừng phương nam
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu đất rừng phương nam
Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.
Tôi đã ngủ một giấc dài như vậy, sau khi tía con chúng tôi đã lấy mật đầy vào hai thùng sắt tây. Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng.
Tôi ngồi tựa lưng vào một thân cây lá rậm xùm xòa, lơ mơ nhìn những làn tơ nhện mỏng tang rung rung trong ánh nắng. Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều mọi thứ tiếng động chung quanh tôi đều nghe như không rõ rệt, đều bị ngân dài, đùng đục không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả.
(“Đất rừng phương Nam” – Đoàn Giỏi)
Lựa chọn đáp án đúng: Đọc hiểu đất rừng phương nam
Câu 1. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?
- Biểu cảm
- Tự sự
- Nghị luận
- Thuyết minh
Câu 2. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Đoạn trích đã sử dụng ngôi kể nào sau đây?
- Ngôi thứ nhất, số ít
- Ngôi thứ nhất, số nhiều
- Ngôi thứ ba
- Đan xen ngôi thứ nhất và thứ ba
Câu 3. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Đoạn trích trên tập trung khắc họa vẻ đẹp của đối tượng nào?
- Rừng khô
- Các loài côn trùng có cánh
- Những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ
- Các loài chim
Câu 4. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Để miêu tả cây tràm trong câu: “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
- Ẩn dụ
- Nhân hóa
- Hoán dụ
- So sánh
Câu 5. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Dòng nào miêu tả khái quát vẻ đẹp của đối tượng được nói đến trong đoạn trích?
- … chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.
- … nghe như không rõ rệt, đều bị ngân dài, đùng đục không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả.
- … đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời…
- … hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng.
Câu 6. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Trong câu văn: “Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng.”, thành phần nào được mở rộng bằng một cụm từ?
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
- Chủ ngữ và vị ngữ
- Không có thành phần mở rộng
Câu 7. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Em hình dung về vùng đất được miêu tả trong văn bản như thế nào?
- Rộng lớn, đông vui, sầm uất.
- Rộng lớn, hoang sơ, trù phú.
- Chật hẹp, hoang sơ, nghèo nàn
- Chật hẹp, đông vui, giàu có.
Câu 8. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Có ý kiến cho rằng: “Với “Đất rừng phương Nam”, nhà văn Đoàn Giỏi đã có sự khám phá và thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp của thiên nhiên đất rừng phương Nam.”.
Ý kiến trên đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 9. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Qua đoạn trích trên, em hiểu thêm điều gì về nhà văn Đoàn Giỏi?
Câu 10. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Em hãy viết khoảng 5 – 7 câu để nêu cảm nhận của mình về bức tranh thiên nhiên đất rừng phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên.
Câu 11. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Em hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em về bài thơ sau:
Sang năm con lên bảy
“Sang năm con lên bảy
Cha đưa con đến trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con |
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa. |
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con.” (Vũ Đình Minh, Theo https://www.thivien.net) |
Gợi ý trả lời Đọc hiểu đất rừng phương nam
Lựa chọn đáp án đúng: Đọc hiểu đất rừng phương nam
Câu 1. B. Tự sự
Câu 2. A. Ngôi thứ nhất, số ít
Câu 3. A. Rừng khô
Câu 4. D. So sánh
Câu 5. D. …hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng.
Câu 6. C. Chủ ngữ và vị ngữ
Câu 7. B. Rộng lớn, hoang sơ, trù phú.
Câu 8. A. Đúng
Câu 9. Đọc hiểu đất rừng phương nam
Gợi ý:
– Nhà văn Đoàn Giỏi là người am hiểu sâu sắc thiên nhiên và con người phương Nam.
– Ông gắn bó gần gũi và có tình yêu sâu nặng, thiết tha với vùng đất này.
– Đoàn Giỏi là nhà văn tài hoa, có sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của các sự vật nơi đất rừng phương Nam và khắc họa các sự vật ấy bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất nhạc, chất họa.
– … … …
Câu 10. Đọc hiểu đất rừng phương nam
– Bức tranh thiên nhiên vùng đất phương Nam trù phú, có vẻ đẹp hoang dã hiện lên sinh động, có hồn qua cách cảm nhận, miêu tả rất tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi.
– Thiên nhiên đất rừng phương Nam hấp dẫn, cuốn hút người đọc với vẻ uy nghi tráng lệ của rừng khô trong ánh mặt trời vàng óng.
– Đến với rừng tràm, chúng ta được chiêm ngưỡng những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời giống như những cây nến khổng lồ, tận mãi lên trời hưởng mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới cái nắng vàng ươm của mặt trời, nghe tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.
– Người đọc còn đắm say trước vẻ đẹp sặc sỡ, lộng lẫy của những bông hoa nhiệt đới.
– Qua đoạn trích, người đọc cũng cảm nhận được tấm lòng yêu quý, sự hiểu biết tường tận và gắn bó gần gũi đến máu thịt của nhà văn Đoàn Giỏi với vùng đất này.
Câu 11. Đọc hiểu đất rừng phương nam
– Nhà thơ Vũ Đình Minh là cây bút đa tài, ông sáng tác ở nhiều thể loại như: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Những tác phẩm của Vũ Đình Minh thể hiện tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước với một trái tim hồn hậu. Bài thơ “Sang năm con lên bảy” là khúc tâm tình của người cha dành cho con với những lời tâm sự về lẽ sống làm người thật chân thành, sâu sắc.
– Bài thơ là lời dặn dò ân tình thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm, chăm lo của người cha dành cho con khi con bắt đầu đi học. Cha muốn nói với con rằng: khi lớn lên và từ giã thời ấu thơ, con sẽ bước vào cuộc thực có nhiều thử thách gian nan nhưng cũng rất đáng tự hào. Để có đời từ được hạnh phúc con phải vất vả khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc lung bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân
nhờ có sự giúp đỡ của ông Bụt, bà Tiên mà biết bao những thân phận bất hạnh được thắp sáng yêu thương, được ban phát hạnh phúc,…). Nhưng hạnh phúc của con giành được trong cuộc đời thực sẽ thật sự là của con (do chính công sức lao động và khối óc của con làm ra) sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh.
– Với thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình, thiết tha, ngôn ngữ bình dị, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương, sự quan tâm tận tình chu đáo của người cha dành cho con gợi lên trong lòng người đọc những rung động thẩm mĩ.
– Bài thơ bồi dưỡng cho chúng ta tình cảm yêu kính, biết ơn cha mẹ và có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình, sống trọn đạo làm con,…