Giới thiệu đến các bạn bài viết: Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) ; đọc hiểu bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm); trắc nghiệm bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

Đọc hiểu: bên kia sông đuống ; đọc hiểu bên kia sông đuống ; trắc nghiệm bên kia sông đuống

Đọc văn bản sau: bên kia sông đuống ; đọc hiểu bên kia sông đuống ; trắc nghiệm bên kia sông đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Nhà ta cháy

Ruộng ta khô

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang..

 (Hoàng Cầm, Bên kia sông Đuống, 1948)

bên kia sông đuống ; đọc hiểu bên kia sông đuống ; trắc nghiệm bên kia sông đuống
Nhà thơ Hoàng Cầm

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do, đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 2. Bài thơ được viết trong thời kì nào?

  1. Thời kì phong kiến.
  2. Thời kháng chiến chống Pháp.
  3. Thời kháng chiến chống Mỹ.
  4. Thời hòa bình hiện tại.

Câu 3. Ngày khủng khiếp được nhắc đến trong bài thơ là ngày nào?

  1. Ngày quê hương xảy ra thiên tai.
  2. Ngày quê hương xảy ra hỏa hoạn.
  3. Ngày quê hương bị giặc đốt phá, bắn giết.
  4. Ngày quê hương bị gặp đại dịch.

Câu 4. Hai câu thơ Quê hương ta lúa nếp thơm nồng/ Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong gợi hình ảnh quê hương nhà thơ như thế nào?

  1. Một vùng quê trù phú.
  2. Một vùng đất văn hoá.
  3. A và B đều đúng.
  4. A và B đều không đúng.

Câu 5. Câu thơ nào thể hiện rõ nhất thái độ căm thù, uất hận của tác giả đối với kẻ thù?

  1. Ruộng ta khô.
  2. Nhà ta cháy.
  3. Chó ngộ một đàn.
  4. Lưỡi dài lê sắc máu.

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ?

  1. Điệp ngữ, liệt kê, vật hoá.
  2. Điệp ngữ, liệt kê, nhân hoá.
  3. Điệp ngữ, liệt kê, so sánh.
  4. Điệp ngữ, liệt kê, chơi chữ.

Câu 7.

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 dòng cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ trên.

 bên kia sông đuống ; đọc hiểu bên kia sông đuống ; trắc nghiệm bên kia sông đuống

Gợi ý trả lời bên kia sông đuống ; đọc hiểu bên kia sông đuống ; trắc nghiệm bên kia sông đuống

Lựa chọn đáp án đúng: bên kia sông đuống ; đọc hiểu bên kia sông đuống ; trắc nghiệm bên kia sông đuống

Câu 1. A. Đúng.

Câu 2. B. Thời kháng chiến chống Pháp.

Câu 3. C. Ngày quê hương bị giặc đốt phá, bắn giết.

Câu 4. C. A và B đều đúng.

Câu 5. C. Chó ngộ một đàn.

Câu 6. A. Điệp ngữ, liệt kê, vật hóa

bên kia sông đuống ; đọc hiểu bên kia sông đuống ; trắc nghiệm bên kia sông đuống

Câu 7. bên kia sông đuống ; đọc hiểu bên kia sông đuống ; trắc nghiệm bên kia sông đuống

–  Đoạn trích gợi hình ảnh một miền quê trù phú và có nền văn hóa, văn hiến ngàn năm thuộc vùng Kinh Bắc. Chỉ bằng hai nét vẽ mà nhà thơ đã gợi lên hương sắc quê nhà. Ba tiếng “quê hương ta” vang lên tự hào, lay động tha thiết.

– Nhớ “quê hương ta” là nhớ mùi “thơm nồng” của lúa nếp, là nhớ tranh làng Hồ, tranh gà lợn, nhớ nét vẽ tài hoa xinh đẹp “nét tươi trong”, nhớ “màu dân tộc”, nhớ sắc màu rực rỡ, tươi đẹp “sáng bừng trên giấy điệp” óng ánh, mượt mà.

– Tình yêu quê được gửi gắm, được thể hiện qua các thanh âm (nồng trong, bùng, điệp…), qua các tính từ phẩm chất đã làm dậy sắc hương của lúa nếp, của tranh gà lợn: thơm nồng, tươi trong, sáng bừng, điệp. Đặc biệt hai chữ “sáng bừng” đã thể hiện cái hồn quê nồng nàn say đắm, đã làm sáng lên cả vần thơ và hoài niệm, đã thổi vào bức tranh quê cả sức sống và tình yêu mặn nồng.

– Nỗi đau đớn khi quân cướp nước kéo tới quê hương ta là: “Chó ngộ một đàn – Lưỡi dài lê sắc máu”. Chúng điên cuồng đốt phá, bắn giết: ruộng khô, nhà cháy, ngõ thẳm bờ hoang kiệt cùng. Sự sống bị tiêu diệt, cả một miền quê tan tác, đau thương.

– Ước mơ ấm no, yên vui, hạnh phúc của “quê hương ta” bao đời nay bị quân xâm lược làm cho tan nát chia lìa. Những câu thơ ngắn đan xen với những câu thơ dài, kết hợp hình ảnh vật hóa “Chó ngộ một đàn/ Lưỡi dài lê sắc máu” đã góp phần tô đậm nỗi căm uất, nghẹn ngào chứa chất trong lòng tác giả đang bùng lên dữ dội.

Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện sinh động và sâu sắc tình yêu quê hương tha thiết và lòng căm thù giặc của tác giả.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *