Giới thiệu đến các bạn bài viết: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) ; đọc hiểu chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) ; trắc nghiệm chiếc lược ngà (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

Đọc hiểu: chiếc lược ngà ; đọc hiểu chiếc lược ngà ; trắc nghiệm chiếc lược ngà

Đọc văn bản sau: chiếc lược ngà ; đọc hiểu chiếc lược ngà ; trắc nghiệm chiếc lược ngà

Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ny lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỷ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mỹ – ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

– Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.

Tôi củi xuống nhìn anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích “chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng)

chiếc lược ngà ; đọc hiểu chiếc lược ngà ; trắc nghiệm chiếc lược ngà

Lựa chọn đáp án đúng: chiếc lược ngà ; đọc hiểu chiếc lược ngà ; trắc nghiệm chiếc lược ngà

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

  1. Biểu cảm
  2. Tự sự
  3. Miêu tả
  4. Nghị luận

Câu 2. Trong câu “Cây lược dài độ hơn một tấc, bề nga ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa.”, tác giả sử dụng mấy số từ?

  1. 1 số từ.
  2. 2 số từ
  3. 3 số từ
  4. 4 số từ

Câu 3. Trong câu văn “Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực.”, bộ phận nào của câu được mở rộng bằng một cụm từ.

  1. Trạng ngữ
  2. Vị ngữ
  3. Chủ ngữ
  4. Phụ ngữ

Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.”

  1. Nhân hóa
  2. Nói giảm nói tránh
  3. So sánh
  4. Ẩn dụ

Câu 5. Cây lược được nhắc đến trong đoạn trích có ý nghĩa biểu trưng cho điều gì?

  1. Là kỉ vật thiêng liêng biểu trưng cho tình phụ tử.
  2. Là món quà ân tình của ông Sáu dành tặng con gái.
  3. Là biểu trưng cho nghĩa tình đồng đội giữa người kể chuyện và ông Sáu.
  4. Là cây lược làm bằng ngà voi vô cùng quý hiếm.

Câu 6. “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào tủi, móc cây lược, đưa cho tôi vànhìn tôi một hồi lâu.”

Câu văn trên thể hiện nội dung gì?

  1. Thể hiện tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
  2. Phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh thời chống Mỹ của nhân dân miền Nam.
  3. Thể hiện nỗi đau đớn của ông Sáu khi bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực.
  4. Diễn tả xúc động hành động trao gửi chiếc lược ngà của ông Sáu cho nhân vật “tôi” trước giờ phút hi sinh.

Câu 7.

Có ý kiến cho rằng: Người kể chuyện là đồng đội của ông Sáu, là người chứng kiến các sự việc xoay quanh tình cảm của cha con ông Sáu nên kể lại câu chuyện một cách chân thực, cảm động. Em có đồng tình với ý kiến đó không?

  1. Đồng tình
  2. Không đồng tình

Câu 8. Có ý kiến cho rằng câu văn: “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.” đã khẳng định một chân lí có ý nghĩa sâu sắc:

Bom đạn chiến tranh có thể hủy diệt thể xác con người nhưng không thể giết chết tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt.

Theo em, ý kiến đó đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng

Câu 9. Đoạn trích trên kể theo ngôi kể thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy?

Câu 10.

Nhân vật người cha (ông Sáu) trong đoạn trích trên được tác giả thể hiện bằng nhiều chi tiết đặc sắc, cảm động. Em hãy lựa chọn và nêu cảm nhận về một trong những chi tiết ấy.

 Câu 11.

Em hãy tóm tắt đoạn trích ở Phần đọc hiểu bằng một đoạn văn 8-10 câu.

 

chiếc lược ngà ; đọc hiểu chiếc lược ngà ; trắc nghiệm chiếc lược ngà
Chiếc lược ngà

Gợi ý trả lời  chiếc lược ngà ; đọc hiểu chiếc lược ngà ; trắc nghiệm chiếc lược ngà

Lựa chọn đáp án đúng: chiếc lược ngà ; đọc hiểu chiếc lược ngà ; trắc nghiệm chiếc lược ngà

Câu 1. B. Tự sự

Câu 2. C. 3 số từ

Câu 3. D. Phụ ngữ

Câu 4. B. Nói giảm nói tránh

Câu 5. A. Là kỉ vật thiêng liêng biểu trưng cho tình phụ tử

Câu 6. A. Thể hiện tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh

Câu 7. A. Đồng tình

Câu 8. A. Đúng

Câu 9.

– Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” là người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện.

– Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan.

Câu 10.

Gợi ý:

+ Tất cả nỗi nhớ mong, tình yêu con xen cả nỗi hối hận (một lần đánh con) đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện chân thực, cảm động trong đoạn trích. Qua đó cho thấy ông Sáu là người cha yêu thương con sâu nặng, thiết tha.

+ Cách ông Sáu làm chiếc lược ngà, ghi trên sống lưng lược dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” và mỗi khi nhớ con, ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc của mình cho cây lược thêm bóng, thêm mượt đã thể hiện được tình cảm ấm nồng, sâu nặng của người cha cách mạng dành cho con gái khiến người đọc vô cùng xúc động.

+ Chi tiết cuối cùng của đoạn trích là bài ca bất tử về tình phụ tử của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Chi tiết này cũng khẳng định một chân lí có ý nghĩa vô cùng sâu sắc: Bom đạn chiến tranh có thể hủy diệt thể xác con người nhưng không thể giết chết tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt.

chiếc lược ngà ; đọc hiểu chiếc lược ngà ; trắc nghiệm chiếc lược ngà

Câu 11. 

Có thể viết đoạn văn tóm tắt theo hướng sau:

– Khi ông Sáu trở lại khu căn cứ, ông dồn hết tình yêu thương của mình để làm một chiếc lược ngà tặng con.

– Ông vui sướng, “mặt hớn hở như đứa trẻ được quà” khi kiếm được ngà voi trong rừng sâu.

– Ông Sáu thận trọng, tỉ mỉ và công phu để làm ra một chiếc lược có khắc nội dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”.

– Lúc nào nhớ con ông lại lấy lược ra ngắm rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt.

– Thế nhưng, trong một lần làm nhiệm vụ, ông Sáu đã bị thương nặng. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp lấy cây lược đưa cho người bạn chiến đấu (nhân vật “tôi”- người kể chuyện) nhờ gửi về cho con gái của mình.

 DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *