Giới thiệu đến các bạn bài viết: Tuổi thơ im lặng (Duy Khán) ; đọc hiểu tuổi thơ im lặng (Duy Khán); trắc nghiệm tuổi thơ im lặng (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

Đọc hiểu: tuổi thơ im lặng ; đọc hiểu tuổi thơ im lặng ; trắc nghiệm tuổi thơ im lặng

Đọc văn bản sau: tuổi thơ im lặng ; đọc hiểu tuổi thơ im lặng ; trắc nghiệm tuổi thơ im lặng

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)

 tuổi thơ im lặng ; đọc hiểu tuổi thơ im lặng ; trắc nghiệm tuổi thơ im lặng

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Miêu tả
  2. Biểu cảm
  3. Tự sự
  4. Thuyết minh

Câu 2. Các từ: khum khum, lỗ rỗ, đâu đâu, vất vả, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

  1. Từ đơn
  2. Từ nhiều nghĩa
  3. Từ ghép
  4. Từ láy

Câu 3. Đặc điểm nổi bật ở bố được người kể tập trung miêu tả, bày tỏ tình cảm, cảm xúc là?

  1. Đôi bàn chân
  2. Gan bàn chân
  3. Mu bàn chân
  4. Những ngón chân

Câu 4. Trong đoạn:“Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân.” Có mấy phó từ?

  1. 1 phó từ
  2. 2 phó từ
  3. 3 phó từ
  4. 4 phó từ

Câu 5. Câu văn: “Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ.”, thành phần câu nào được mở rộng bằng một cụm từ?

  1. Thành phần chủ ngữ và vị ngữ
  2. Thành phần chủ ngữ và trạng ngữ
  3. Thành phần vị ngữ và trạng ngữ
  4. Thành phần chủ ngữ, vị ngữ , trạng ngữ

Câu 6. Đoạn văn trên đã thể hiện tình cảm gì của người viết đối với người bố của mình?

  1. Yêu thương, trân trọng, biết ơn bố – người đã hi sinh thầm lặng cả cuộc đời cho gia đình.
  2. Trân trọng những tình cảm mà bố đã dành cho gia đình.
  3. Thương đôi bàn chân vất vả của bố đã dãi nắng dầm sương lo lắng cho gia đình.
  4. Lo lắng đôi bàn chân bị bệnh của bố, thấu cảm trước những vất vả của bố.

Câu 7.

Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 8.

Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu kể về tình cảm của bố đối với em.

 tuổi thơ im lặng ; đọc hiểu tuổi thơ im lặng ; trắc nghiệm tuổi thơ im lặng

Gợi ý trả lời tuổi thơ im lặng ; đọc hiểu tuổi thơ im lặng ; trắc nghiệm tuổi thơ im lặng

Lựa chọn đáp án đúng: tuổi thơ im lặng ; đọc hiểu tuổi thơ im lặng ; trắc nghiệm tuổi thơ im lặng

Câu 1. C. Tự sự

Câu 2. D. Từ láy

Câu 3. A. Đôi bàn chân

Câu 4. C. 3 phó từ (cũng, vào, cũng)

Câu 5. B. Thành phần chủ ngữ và trạng ngữ

Câu 6. A. Yêu thương, trân trọng, biết ơn bố – người đã hi sinh thầm lặng cả cuộc đời cho gia đình.

Câu 7.

Thể hiện tình cảm kính trọng, yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của người con đối với đức hi sinh thầm lặng của bố. Bố đã hi sinh lặng thầm vì cuộc sống của chúng ta, những khổ nhọc, gánh nặng một mình bố âm thầm đi qua mà không bao giờ lên tiếng cho chúng ta biết những khó nhọc ấy.

tuổi thơ im lặng ; đọc hiểu tuổi thơ im lặng ; trắc nghiệm tuổi thơ im lặng

Câu 8. tuổi thơ im lặng ; đọc hiểu tuổi thơ im lặng ; trắc nghiệm tuổi thơ im lặng

– Về nội dung: Cần đảm bảo các ý sau:

+ Vai trò của bố trong cuộc sống: Bố là người đem đến cho em nhiều điều thú vị trong cuộc sống (những câu chuyện thám hiểm kì bí, những chuyến dã ngoại bổ ích, những bài học đối nhân xử thế,…).

+ Tình cảm của bố: Bố luôn yêu thương, quan tâm chăm sóc cho em tận tình, chu đáo: dành thời gian dạy em học bài; lo thuốc thang khi em ốm nằm viện;…

+ Suy nghĩ và tình cảm của em: Em luôn kính trọng, biết ơn bố và hứa với lòng mình sẽ hiện thực hóa ước mơ của mình, viết tiếp những khát khao tuổi trẻ của bố,.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *