Giới thiệu đến các bạn bài viết: Người ở (Thái Chí Thanh) ; đọc hiểu người ở (Thái Chí Thanh); trắc nghiệm người ở (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
Đọc hiểu: người ở ; đọc hiểu người ở ; trắc nghiệm người ở
Đọc văn bản sau: người ở ; đọc hiểu người ở ; trắc nghiệm người ở
NGƯỜI Ở
Hè này, bố đi công tác xa, mẹ phải thuê người giúp việc. Đó là Tuyết, chi trạc tuổi tôi nhưng siêng cực kỳ. Thấy tôi hay đi học thêm, nó có vẻ ngạc nhiên lắm. Nhất là khi thấy tôi xin mẹ tiền học, nó cứ đứng ngẩn người nhìn.
(…)
Không ngờ, một lần, nó xem tờ kiểm tra toán của tôi rồi thốt lên:
– Toán mà cậu cũng bị xơi ngỗng ư?
Tôi giật lấy tờ giấy trên tay nó, trừng mắt:
– Đây là toán học thêm, toàn loại nâng cao, khó cực kỳ chứ có phải dễ như toán nhà quê cậu đâu mà đòi nhiều điểm.
Tưởng là nó cũng tin như lần tôi giải thích bài văn tả con lợn. Nào ngờ, nó phì cười:
– Hô… hô… Toán học thêm gì mà… dễ thế.
Tôi ngạc nhiên, hỏi lại:
– Cậu dám nói bài toán này dễ ư? Vậy thì giải đi xem nào.
Nó gật đầu rồi lấy bút giải, một loáng đã ra đáp số giống như cô giáo chữa ở lớp. Đến nước này thì tôi cũng chẳng cần sĩ diện làm gì nữa, chỉ dặn nó đừng để mẹ tôi biết kẻo lại bị ăn mắng.
Từ đó, tôi thực sự cảm phục Tuyết và càng ngày hai đứa càng thân nhau hơn. Năm học mới sắp đến, tôi thấy buồn vì sắp phải chia tay Tuyết. Nhưng Tuyết lại tỏ ra vui lắm. Nó khoe với tôi:
– Minh ơi… Mình đã kiếm đủ tiền để đi học tiếp rồi.
Thấy tôi không hiểu, Tuyết giải thích:
– Nhà mình nghèo, chỉ đủ tiền cho em mình đến lớp thôi. May mà mình tìm được việc làm trong hè, mới có tiền cho năm học mới. Ôi… Mình mừng lắm…
Tôi không thể ngờ được một người như Tuyết lại phải làm người ở để kiếm tiền mới được đến lớp. Chẳng bù cho tôi, cái gì cũng có mà…
Tuyết bỗng bùi ngùi:
– Về nhà, mình sẽ rất nhớ bạn và…
Theo ánh mắt của Tuyết, tôi nhìn lên giá sách, thầm thấy xấu hổ vì rất nhiều cuốn tôi chưa đọc. Biết Tuyết vẫn ao ước có nhiều sách như mình, tôi kéo nó lại giá sách:
– Tuyết thích quyển nào, tớ cũng tặng.
Tuyết cảm động:
– Minh tốt quá… Nhưng mình chỉ lấy những cuốn trùng nhau thôi. Trên giá sách này, mình thấy nhiều cuốn sách tham khảo in trùng nhau, chỉ khác mỗi cái bìa… Vả lại, Minh cũng phải xin phép mẹ nữa chứ.
Tất nhiên là mẹ tôi đồng ý rồi. Mẹ còn nói:
– Nhân dịp này, hai mẹ con mình sẽ về thăm gia đình Tuyết.
Nghe vậy, tôi mừng quá, chỉ biết vỗ tay “hoan hô mẹ”. Còn Tuyết, không hiểu vui hay buồn mà miệng thì cười, còn mắt cứ chấp chấp… A… Tôi hiểu rồi. Nó lại xúc động ấy mà…
(Thái Chí Thanh, Người ở, https://vanvn.vn/)
Lựa chọn đáp án đúng: người ở ; đọc hiểu người ở ; trắc nghiệm người ở
Câu 1. Trong đoạn trích trên có mấy nhân vật chính?
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 2. Qua đoạn trích, có thể nhận thấy cốt truyện Người ở là cốt truyện đa tuyến, đúng hay sai?
- Đúng.
- Sai.
Câu 3. Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Tuyết trong đoạn trích như thế nào?
- Nhà nghèo.
- Nhà neo người.
- Nhà đông con.
- Mồ côi cha.
Câu 4. Ý nào sau đây thể hiện đúng biện pháp xây dựng nhân vật Tuyết của nhà văn?
- Tác giả trực tiếp kể, miêu tả.
- Để cho nhân vật Minh kể, miêu tả
- Để cho mẹ của Minh kể, miêu tả.
- Nhân vật hiện lên qua ngôn ngữ, hành động.
Câu 5. Điều gì khiến Minh cảm phục Tuyết và hai bạn chơi thân với nhau hơn?
- Tuyết rất siêng năng, chịu khó.
- Tuyết kiếm tiền nuôi em ăn học.
- Tuyết giải bài toán một loáng là xong.
- Tuyết tự kiếm tiền để đi học.
Câu 6. Trong câu văn: “Đến nước này thì tôi cũng chẳng cần sĩ diện làm gì nữa, chỉ dặn nó đừng để mẹ tôi biết kẻo lại bị ăn mắng.”, có những trợ từ nào?
- đến, chỉ.
- này, chỉ.
- cũng, để.
- chỉ, bị.
Câu 7. Điều gì đã khiến Tuyết vui mừng thốt lên “Ôi… Mình mừng lắm…”?
- Tuyết được Minh tặng sách.
- Tuyết giúp Minh giải được bài toán.
- Tuyết kiếm đủ tiền để đi học.
- Tuyết được mẹ Minh và Minh về thăm.
Câu 8. Trong câu văn: “Ôi… Mình mừng lắm…”, từ “Ôi.” là từ loại nào?
- Trợ từ.
- Thán từ.
- Chỉ từ.
- Phó từ.
Câu 9. Cảm nghĩ của em về nhân vật Tuyết trong đoạn trích trên.
(Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng).
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, em rút ra được bài học nào có ý nghĩa đối với bản thân?
Phần tự luận
Viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi, phân tích bài thơ sau:
“Đường dài tương lại quê hương đang gọi mời
Tuổi trẻ hôm nay chung tay xây ngày mới
Dù lên rừng hay xuống biển
Vượt bão giông, vượt gian khổ
Tuổi trẻ kề vai vững vàng chân bước bạn ơi!
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta,
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta,
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.”
(Vũ Hoàng, Lời bài hát Khát vọng tuổi trẻ)
Gợi ý trả lời người ở ; đọc hiểu người ở ; trắc nghiệm người ở
Lựa chọn đáp án đúng: người ở ; đọc hiểu người ở ; trắc nghiệm người ở
Câu 1. B. 2.
Câu 2. B Sai
Câu 3. A. Nhà nghèo.
Câu 4. D. Nhân vật hiện lên qua ngôn ngữ, hành động.
Câu 5. C. Tuyết giải bài toán một loáng là xong.
Câu 6. A. đến, chỉ.
Câu 7. C. Tuyết kiếm được tiền để đi học.
Câu 8. B. Thán từ.
Câu 9.
Cảm nghĩ về nhân vật Tuyết:
– Là cô bé siêng năng, chăm chỉ, thông minh.
– Có niềm đam mê học tập; ham học, ham đọc.
-> bày tỏ lòng khâm phục của bản thân đối với nhân vật.
Câu 10.
Học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa. Ví dụ:
– Dù khó khăn, vất vả cũng không được từ bỏ đam mê học tập.
– Sách mang lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích, giúp ta thêm hiểu biết, suy nghĩ chín chắn và trưởng thành hơn.
Phần tự luận người ở ; đọc hiểu người ở ; trắc nghiệm người ở
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn.
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận.
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo 2 hướng sau:
– Phần lời bài hát mang đến cho người đọc, người nghe những rung cảm đô đẹp đẽ, đầy tự hào về vai trò và trách nhiệm của thanh niên với Tổ quốc với những giá trị nội dung tư tưởng tích cực mà còn có vẻ đẹp ca từ, biện pháp nghệ thuật, nhất là giai điệu âm nhạc thật tươi vui, hào sảng.
– Năm dòng thơ đầu gợi niềm vui sướng vô biên khi tuổi trẻ được “chung tay xây ngày mới” theo lời mời gọi của quê hương, đất nước. Tương lai đang vẫy gọi, đường dài đang còn ở phía trước, một chân trời mới vô biên mở ra như thúc giục, đón chờ. Dòng đầu tiên được sử dụng toàn thanh bằng khi đọc lên ta nghe như niềm vui sướng lâng lâng theo từng bước chân say mê của tuổi trẻ. Các câu tiếp theo tạo âm hưởng hào hùng, sảng khoái ngân vang như một tráng ca, một hành khúc lên đường: “Đường dài tương lai quê hương đang gọi mời/ Tuổi trẻ hôm nay chung tay xây ngày mới/ Dù lên rừng hay xuống biển/ Vượt bão giống, vượt gian khổ/ Tuổi trẻ kề vai vững vàng chân bước bạn ơi!”.
– Cùng với mạch cảm xúc ngợi ca, tự hào về tuổi trẻ, tác giả sử dụng các từ ngữ “lên rừng”, “xuống biển”, “bão giông”, “gian khổ” để mở ra những không gian rộng lớn của đất nước và cả những gian lao, thử thách mà tuổi trẻ phải vượt qua. Điều đó có nghĩa là tuổi trẻ phải hình dung, đoán định con đường tương lai phía trước của mình không bao giờ là hữu hạn và giản đơn. Đó là những chân trời, nhưng là những chân trời cần lắm niềm tin và nghị lực để vươn lên khám phá, dựng xây bằng một khát vọng vô cùng mạnh mẽ.
– Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ đối lập “lên rừng” và “xuống biển”, đặc biệt là phép điệp từ “vượt” như khẳng định một ý chí kiên định, một niềm tin không gì có thể chuyển lay của tuổi trẻ Việt Nam trong quá trình hiến dâng sức lực và trí tuệ của mình để phụng sự Tổ quốc.
– Sau phần ngợi ca về sự hiến dâng, đoàn kết để chung tay xây dựng đất nước, Vũ Hoàng cũng không quên bình luận về vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc, tỏ rõ sự dứt khoát trong thái độ lựa chọn và định hướng cho tuổi trẻ: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/ Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
– Cấu trúc câu “Đừng hỏi Tổ quốc… mà cần hỏi ta…” được lặp đi lặp lại đã thể hiện hành động vô tư, khát vọng hiến dâng của tuổi trẻ thật thiêng liêng, cao đẹp.
– Khát vọng tuổi trẻ của Vũ Hoàng mãi mãi là bài ca đi cùng năm 2 tháng, khơi dậy sức thanh xuân giàu ước mơ và sáng tạo của lớp lớp thanh niên Việt Nam trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.