Giới thiệu đến các bạn bài viết về đề kiểm tra phần làm văn, phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Bài viết: Phân tích đánh giá truyện ngắn Quê hương (Đào Quốc Thịnh) ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của Đào Quốc Thịnh (Phần 2, phần làm văn, Đề kiểm tra). Đây là tài liệu theo chương trình mới năm 2018, dành cho học sinh có nhu cầu tự kiểm tra và nâng cao kỹ năng viết và phân tích văn học. Nếu bạn là một học sinh quan tâm đến văn học và muốn nắm vững nội dung chương trình mới, đừng bỏ lỡ cơ hội tham khảo bài viết này.

Đề: 

Phân tích truyện ngắn “Quê hương” của tác giả Đào Quốc Thịnh. phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

QUÊ HƯƠNG

Cả lớp lặng im, những con mắt đổ dồn về phía tôi khi nghe tôi đọc xong bài văn tả phong cảnh quê hương được cô giáo cho điểm cao nhất lớp hôm nay. Cô giáo đi lại gần, hỏi tôi thoảng một chút nghi ngờ:

– Là một học sinh thành phố, làm thế nào mà em có thể viết được một bài văn tả quê hương sâu sắc, chân thật và gần gũi đến như vậy?

– Thưa cô… bà em… giúp em ạ!

– Sao? Em vừa nói gì? Bà em viết hộ em à?

– Thưa cô, không ạ!… vâng, đúng ạ!

Tôi nhìn ra hàng phượng vĩ trước sân trường và chợt nhớ đến mùa hè năm ấy… Tháng 5, bố đưa tôi về quê nội. Quê nội tôi, một xóm nghèo bên kia sông Hồng. Biết bao lần, tôi đã mơ ước được về thăm quê, thăm bà, thế nhưng mới bước chân lên con đường làng lầy lội, lớp nhớp bùn sau cơn mưa, nhìn những mái nhà tranh thấp tè ẩm ướt sau lũy tre làng, tôi đã bắt đầu thất vọng. Tôi không dám cằn nhằn nhưng ấm ức nghĩ thầm: “Sao mà bẩn thế! Biết thế này, mình chẳng đòi bố cho về nữa”.

Bố tôi tươi cười chào người làng, có lúc lại còn đứng lại nói chuyện với một bác gánh phân. Bữa cơm trưa hôm ấy, bà tôi tấm tắc khen ngon và gắp vào bát tôi miếng thịt luộc. Tôi gắp ra nhăn mặt: “Mỡ thế này, cháu ăn làm sao được!”

Bố chan canh cua, mới ăn được một miếng tôi đã vội kêu lên:”Canh chưa cho mì chính, nhạt lắm, lại hoi hoi, con ăn chưa quen…”. Cả nhà lặng người. Bố tôi tái mặt vì giận.

Tối hôm ấy trăng rằm, bà tôi kê ghế ra ngoài sân nhặt khoai lang và kể cho tôi nghe đủ mọi chuyện. Bà kể rằng, bố tôi từ nơi này ra đi. Và chính nơi này, bố tôi lớn lên bằng lời ru của bà, bằng đôi tay ẵm bồng của bao người. Bà đã từng mớm cho tôi, nuôi tôi khôn lớn ở đây. Tình cảm quê mùa nhưng chân thật. Bà chỉ tay về phía góc trời sáng rực lên và bảo đó là Hà Nội. Bà bảo rằng: “Ở Hà Nội sướng hơn ở quê nên ai ai cũng ước ao được sống ở Hà Nội, còn bà thì thích ở quê hơn vì bà quen mất rồi. Nếu cháu cứ ở Hà Nội mãi, sẽ chẳng bao giờ biết được ánh trăng ở quê đẹp thế nào đâu!”.

Tôi ngước nhìn lên bầu trời xanh thằm không gợn một mây chi chít những vì sao. Trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre in đậm nền trời. Ánh trăng trùm lấy mái nhà và khu vườn rau xanh tốt của bà. Lúc ấy, tôi bỗng nắm chặt lấy tay bà và thốt lên:

“Bà ơi! Trăng ở quê đẹp thật bà ạ!…”

Sau mùa hè năm ấy , bà nội tôi đã ra đi mãi mãi. Hè nào tôi cũng xin bố cho về thăm quê. Quê nội tôi bây giờ khác hẳn, chẳng còn một tý dấu vết  nào của ngày xưa nữa. Những dãy nhà hai, ba tầng san sát nhau mọc lên như nấm. Không ai còn nhớ nổi bóng dáng lũy tre xanh… Tôi cầm bút viết, dồn tất cả tình cảm nhớ thương sâu đậm với bà vào bài tập làm văn tả phong cảnh quê hương hôm ấy. Tôi viết về quê hương tôi với lũy tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt. Phải rồi, tôi bỗng hiểu ra rằng: chính bà đã làm xanh mãi ước mơ của tôi.

(Truyện ngắn của Đào Quốc Thịnh)

phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh 

Gợi ý làm bài:  phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

a. Đảm bảo hình thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn phân tích một tác phẩm truyện. phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

b. Xác định đúng nội dung nghị luận. phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

c. Lần lượt trình bày bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo dàn ý sau: phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

  1. Mở bài: phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

– “Quê hương” – hai tiếng thật bình dị mà thiêng liêng biết bao. Nhắc đến quê hương, trong trái tim ta trào dâng niềm cảm xúc thiết tha, bồi hồi. Bởi đó là gốc rễ, là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người,là một nơi mà ai đi xa cũng muốn về. Vậy mà, trong cuộc sống hiện đại, đôi khi “chiếc nôi ân tình” ấy lại bị một số người lãng quên để rồi trong  những phút giây tĩnh lặng của cuộc sống giật mình nhìn lại thấy mình vô tình.

– Đến với truyện ngắn “Quê hương” của tác giả Đào Quốc Thịnh, chúng sẽ cảm nhận được cái tình quê hương nồng nàn, da diết đến dường nào. Bức tranh quê ấm áp nghĩa tình hiện lên trong trang văn của cậu học trò nhỏ chứa chất biết bao nỗi ân hận xem lẫn với tình yêu bà, yêu quê cha đất tổ. Đọc “Quê hương”, mỗi chúng ta lại “giật mình” ngẫm lại chính mình để hướng thiện, trân quý, tự hào, biết ơn quê hương của mình nhiều hơn.

phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

  1. Thân bài phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

2.1 Đặc sắc về chủ đề: phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

– Truyện ngắn “Quê hương” là những dòng hoài niệm đong đầy cảm xúc sâu lắng, thiết tha xen lẫn với nỗi niềm suy tư, ân hận, một lần “giật mình” của người cháu đối với bà, đối với quê nhà nghĩa tình; từ đó, nhắc nhỏ, củng cố ở mỗi người ý thức, trách nhiệm đối với quê hương – nơi rau cắt rốn, cội nguồn sinh dưỡng ở mỗi người.

– Câu chuyện được gợi ra từ một không gian lớp học, với “sự kiện” bài văn của nhân vật “tôi” được giáo đánh giá cao và đọc trước lớp.

+ Cả lớp ngạc nhiên: “lặng im, những con mắt đổ dồn về phía tôi khi nghe tôi đọc xong bài văn tả phong cảnh quê hương được cô giáo cho điểm cao nhất lớp hôm nay” ; còn cô giáo khi đọc bài văn của “tôi” thì: “đi lại gần, hỏi tôi thoáng một chút nghi ngờ: Là một học sinh thành phố, làm thế nào mà em có thể viết được một bài văn tả quê hương sâu sắc, chân thật và gần gũi đến như vậy?!”

+ Trước những ánh mắt tò mò của các bạn trong lớp, chút nghi ngờ của cô giáo dạy Văn, nhân vật “tôi” đã nghĩ về người khơi nguồn cho cậu viết bài văn giàu cảm xúc về quê hương ấy: “Thưa cô… bà em… giúp em ạ!”. Cô giáo của cậu có chút căng thẳng và hỏi lại dồn dập: “Sao? Em vừa nói gì? Bà em viết hộ em à?” khiến “tôi” lúng túng, trả lời cô ngập ngừng ngắt quãng, xen đó là nỗi nhớ người bà nội đã khuất ở quê: “Thưa cô, không ạ!… vâng, đúng ạ!”

– Nhân vật “tôi” hồi tưởng lại lần được bố đưa về thăm quê nội.

+ Thời gian: tháng 5, vào dịp nghỉ hè.

+  Hình ảnh quê nội trong sự cảm nhận của một cậu bé thành phố:

+ Là một xóm nghèo bên kia sông Hồng.

+ Con đường vào làng lầy lội, lớp nhớp bùn sau cơn mưa.

+ Những mái nhà tranh thấp lè tè ẩm ướt sau lũy tre làng…

→ Cảm giác thất vọng, không nghĩ là quê nội của cậu nghèo đến thế: “Tôi không dám cằn nhằn nhưng ấm ức nghĩ thầm: “Sao mà bẩn thế! Biết thế này, mình chẳng đòi bố cho về nữa”. Đó cũng là cảm giác của biết bao đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố phồn hoa diễm lệ, quen được sống trong sung túc, đầy đủ tiện nghi,..khi trở về thăm quê hương – nơi cha mẹ mình đã sinh ra, lớn lên, nơi có ông bà và những người thân yêu của mình.

+ Cảm nhận của nhân vật “tôi” về những món ăn ở quê nội:

+ Đối với bà nội, bữa cơm trưa hôm đó ấm áp tình thân, bà cảm thấy hạnh phúc khi đón con cháu ở thành phố về thăm và trân quý hơn, mâm cơm quê ấy “bà tôi tấm tắc khen ngon và gắp vào bát tôi miếng thịt luộc”. Biết bao tình cảm yêu thương bà gửi gắm cho hành động gắp thức ăn cho đứa cháu nội yêu quý từ xa trở về thăm bà, ấy vậy mà: “Tôi gắp ra nhăn mặt: “Mỡ thế này, cháu ăn làm sao được!”.

+ Khi được bố chan canh cua – món canh dân dã nhưng rất ngon, bổ mát mà người quê mỗi lần đón khách thường nấu để mời tỏ lòng mến khách, nhưng: “mới ăn được một miếng tôi đã vội kêu lên: “Canh chưa cho mì chính, nhạt lắm, lại hoi hoi, con ăn chưa quen…”. Trước hành động, lời nói của nhân vật “tôi” cả nhà “lặng người. Bố tôi tái mặt vì giận.”

– Những cảm xúc của nhân vật “tôi” trong đêm trăng ở quê, được ngắm trăng cùng bà nội:

+ Điều đặc biệt, đó là tối ngày rằm nên trăng tròn và sáng: “bà tôi kê ghế ra ngoài sân nhặt khoai lang và kể cho tôi nghe đủ mọi chuyện”. Trong câu chuyện của bà, cậu đã biết và hiểu sâu sắc hơn kí ức tuổi thơ của bố và đức hi sinh thầm lặng mà bà đã dành cho bố, biết bao yêu thương, sự chăm sóc tận tụy bà đã dành cho bố khiến lòng “tôi” rưng rưng xúc động: “bố tôi đã từ nơi này ra đi. Và chính nơi này, bố tôi đã lớn lên bằng lời ru của bà, bằng đôi tay ẵm bồng của bao người. Bà đã từng mớm cơm cho tôi, nuôi tôi khôn lớn ở đây..”. Những câu chuyện kể của bà cứ thủ thỉ, tâm tình rót vào tai cậu, nghe sao mà thấm đến thế, và cậu nhận ra rằng: “Tình cảm quê mùa nhưng chân thật”.

+ Bà đã giúp cho “tôi” hiểu hơn, vì sao bà lại thích ở quê trong khi đó biết bao người ao ước được sống ở “góc trời sáng rực lên… đó là Hà Nội”, bà đã “quen mất rồi”, nhưng có lẽ điều sâu xa hơn mà bà muốn nhắc nhở cháu: “Nếu cháu cứ ở Hà Nội mãi, sẽ chẳng bao giờ biết được ánh trăng ở quê đẹp như thế nào đâu!”

– Qua một lần về quê, được một lần được ngồi trò chuyện với bà nội trong một đêm trăng sáng, sống giữa không gian yên bình, thanh tĩnh ấm áp tình thân, “tôi” đã thốt lên sung sướng: “”Bà ơi! Trăng ở quê đẹp thật bà ạ!…”.

→ Câu chuyện của bà giúp cho “tôi” nhận ra được những giá trị đích thực của cuộc sống: trân quý, biết ơn nơi cội nguồn, gốc rễ của mình; biết ơn những người thân đã hi sinh cả một đời nuôi ta khôn lớn từ những điều bình dị nhưng ấm áp tình thân, ngọt ngào tình thương ở quê nghèo ấy.

– Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi bà nội đã ra đi mãi mãi và động lực để “tôi” viết lên bài văn giàu cảm xúc chân thành về quê nội với một tình yêu tha thiết.

+ Cảm giác xót xa, đảu buồn và ân hận, luyến tiếc của nhân vật “tôi”: “Sau mùa hè năm ấy, bà nội tôi đã ra đi mãi mãi.”.

+ Khi không còn bà nữa, như một thói quen, như một xúc cảm tự nhiên: nhớ bà da diết, nên: “Hè nào tôi cũng xin bố cho về thăm quê”.

+ Trở về quê, trở về với cội nguồn nơi bà sinh ra bố, giờ đây không còn bóng nội, không được ăn những món ăn quê bà nấu, không được ngồi ngắm trăng cùng bà, nghe bà kể chuyện, cảm giác buồn thương, nghẹn ngào trào dâng trong lòng “tôi”.

– Quê nội bây giờ đã đổi mới “chẳng còn một tý dấu vết nào của ngày xưa nữa. Những dãy nhà hai, ba tầng san sát nhau mọc lên như nấm”.

Và: “Không ai còn nhớ nổi bóng dáng luỹ tre xanh…”- một cảm giác xa xót, nuối tiếc cứ ngập tràn trong tâm hồn “tôi”.

+ Có lẽ tình yêu quê nội, nỗi nhớ nội tha thiết luôn thường trực, cứ trào dâng cuồn cuộn trong dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” nên: “Tôi cầm bút viết, dồn tất cả tình cảm nhớ thương sâu đậm với bà vào bài tập làm văn tả phong cảnh quê hương hôm ấy… Tôi viết về quê hương tôi với luỹ tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt. Phải rồi, tôi bỗng hiểu ra rằng: chính bà đã làm xanh mãi ước mơ của tôi.”

→ Tình yêu bà chính là mạch nguồn của tình yêu quê hương, đất nước trong tâm hồn cậu học trò nhỏ. Chính bà đã thắp sáng ước mơ cho “tôi” – làm xanh mãi ước mơ của tôi”.

2.2 Những nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm: phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

Câu chuyện tạo dựng được tình huống tự nhiên, gợi cho người đọc những điều bình dị mà mang ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Chỉ qua một bài văn của cậu học trò nhỏ mà gợi nhắc cho chúng ta bài học nhân văn “Uống nước nhớ nguồn”, biết trân trọng, yêu quý quê hương, nguồn cội; biết yêu quý người thân và hãy dành cho những người thân yêu của mình những gì tốt đẹp nhất khi còn có thể.

– Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ hiện tại, hồi tưởng về quá khứ, bộc lộ những suy ngẫm sâu sắc: giá trị làm người – bài học nhân sinh vô cùng ý nghĩa.

– Nhan đề câu chuyện gợi nhiều ý nghĩa: “Quê hương” là cội nguồn, gốc rễ của mỗi người, quê hương gắn với hình ảnh người bà ấm áp tình yêu thương con cháu. Quê hương mãi là chiếc nôi ân tình thắm mãi trong trái tim chúng ta.

phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

  1. Kết bài: phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

– Truyện ngắn “Quê hương” của tác giả Đào Quốc Thịnh đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những điều tuyệt vời trong cuộc sống: tình yêu bà, yêu quê hương và trân trọng những gì gẫn gũi, thân thuộc xung quanh ta chính là nền tảng làm nên nhân cách của con người; giúp chúng ta viết lên những bài văn tuyệt vời, giàu giá trị nhân sinh nhất.

– Mỗi chúng ta cần phải trân quý, nhớ về cội nguồn sinh dưỡng của mình với một tình cảm chân thành, sâu sắc nhất. Bởi, đúng như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết: “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người.”

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

e. Sáng tạo: phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của đào quốc thịnh

Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về nội dung nghị luận.

lediem.net

One thought on “Phân tích đánh giá truyện ngắn Quê hương (Đào Quốc Thịnh) ; phân tích đánh giá phân tích đánh giá truyện ngắn quê hương của Đào Quốc Thịnh (Phần 2, phần làm văn, Đề kiểm tra)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *