Giới thiệu đến các bạn bài viết: Anh hai (Theo Lý Thanh Thảo) ; đọc hiểu anh hai (Theo Lý Thanh Thảo) ; trắc nghiệm anh hai (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

Đọc hiểu: anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai

Đọc văn bản sau: anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai

ANH HAI

Bên đường, người phụ nữ sang trọng trong xe đang dỗ dành con:

 – Ăn thêm cái nữa đi con!

– Ngán quá, con không ăn đâu!

– Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

– Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ liền xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

– Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.

Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh. – Con bé nói rồi thút thít.

– Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

(Theo Lý Thanh Thảo)

anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai
anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai

Lựa chọn đáp án đúng: anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai

Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất.
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba.
  4. A và B đúng.

Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là: Câu chuyện kể về cách cư xử của thằng bé con nhà giàu và hai đứa trẻ, tác giả ca ngợi tình anh em ruột thịt yêu thương, đùm bọc dù cuộc sống nghèo khổ. Đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 3. Trong câu văn Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn. có những trợ từ nào?

  1. Miệng, bánh, cống.
  2. Chính, của, hẳn.
  3. Đói, rơi, chìm.
  4. Làm, xuống, chìm.

Câu 4. Sự việc nào sau đây làm nổi bật ý nghĩa nhan đề của câu chuyện?

  1. Người phụ nữ sang trọng trong xe đang dỗ dành con.
  2. Thằng bé không muốn ăn lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay.
  3. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp miếng bánh trên tay anh.
  4. Người anh cho em liếm phần bánh kem trên tay nhiều hơn.

Câu 5. Câu văn Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. thể hiện ý nghĩa ẩn dụ gì?

  1. Bụi bẩn đã dính vào bánh thì khó mà phủi, thổi đi hết.
  2. Dù cố gắng hết sức, hai anh em vẫn không thổi hết bụi.
  3. Hai anh em thổi chưa đồng tâm hiệp lực để làm sạch bụi bẩn.
  4. Những cơ cực, vất vả, và nghèo khổ cứ đeo bám mãi lấy hai anh em.

Câu 6. Em hiểu nghĩa của từ “háu” là gì?

  1. Nôn nóng, sốt ruột.
  2. Mong muốn, thèm thuồng.
  3. Vội vàng, hấp tấp.
  4. Nhanh chóng, khẩn trương.

Câu 7. Cốt truyện “Anh hai” trên được tổ chức theo cách nào sau đây?

  1. Truyện lồng trong truyện.
  2. Đầu cuối tương ứng.
  3. Đối lập, tương phản.
  4. Theo dòng cảm xúc của nhân vật.

Câu 8. Câu nói của nhân vật người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!” có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của truyện?

  1. Cực tả sự hồn nhiên, nhanh trí của người anh.
  2. Cực tả sự đói khát, nghèo khổ của hai đứa bé.
  3. Cực tả những nghịch cảnh của đời sống.
  4. Cực tả sự yêu thương, nhường nhịn và hồn nhiên của nhân vật.

Câu 9. Chỉ ra một thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện trên.

Câu 10. Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ có nội dung khuyên nhủ về cách đối xử tình cảm giữa các anh chị em trong gia đình.

Phần tự luận

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày cảm nhận về bài thơ sau:

Nhớ mùa thu Hà Nội

Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ

Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.

 

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội

Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió

Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ

Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua.

 

Hồ Tây chiều thu,

Mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi

Màu sương thương nhớ,

Bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.

 

Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người

Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai

Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi

Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.

 

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội

Nhớ đến một người…

Để nhớ mọi người.

(Trịnh Công Sơn, phần lời bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội)

 anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai

Gợi ý trả lời anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. C. Ngôi thứ ba.

Câu 2. A. Đúng.

Câu 3. B. Chính, của, hẳn.

Câu 4. D. Thằng anh cho em liếm phần bánh kem trên tay nhiều hơn.

Câu 5. D. Những cơ cực, vất vả, và nghèo khổ cứ đeo bám mãi lấy hai anh em.

Câu 6. A. Nôn nóng, sốt ruột.

Câu 7. C. Đối lập, tương phản.

Câu 8. D. Cực tả sự yêu thương, nhường nhịn và hồn nhiên của nhân vật.

Câu 9.

Thông điệp tác giả gửi gắm trong câu chuyện là câu chuyện về sự lãng phí đồ ăn và câu chuyện về tình yêu thương, đùm bọc của những người trong gia đình.

– Cậu bé nhà giàu trong truyện đã lãng phí đồ ăn, không biết trân trọng những gì mình đang có để mà vứt đi đồ ăn mà ngoài kia còn biết bao người nghèo khổ khác.

– Hai anh em nhà nghèo thì đã có những việc làm thể hiện tình yêu thương và đoàn kết lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn.

Câu 10.

Hai câu ca dao, tục ngữ khuyên bảo cách đối xử tình cảm của anh chị em trong gia đình. Ví dụ:

1.

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

2.

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

3.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

3.

Anh em trên kính dưới nhường

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

4.

Anh em ăn ở thuận hoà

Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai

Phần tự luận anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai

a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn.

b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận.

c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn.

Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

– Bài thơ là những dòng cảm xúc và nỗi nhớ thiết tha về một Hà Nội cổ kính, nên thơ vào độ thu về.

– Về cấu trúc, bài thơ có năm khổ không đều nhau về số dòng, số chữ. Mỗi khổ biểu đạt một khía cạnh nội dung, cảm xúc; nhưng tất cả thể hiện nỗi nhớ của Trịnh Công Sơn về mùa thu và con người Hà Nội. Hai dòng đầu là nỗi nhớ về một Hà Nội mùa thu với vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính mang dấu ấn của đất Kinh kỳ xưa. Khổ hai là nỗi nhớ của tác giả về hương hoa sữa, hương cốm mới – những nét rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Khổ ba là hình ảnh Hồ Tây trong một buổi chiều thu huyền ảo, khói sương. Khổ bốn và năm là tình yêu và nỗi nhớ của tác giả về con người Thủ đô trong nỗi niềm riêng “nhớ đến một người”.

– Bài thơ với ngôn từ và hình ảnh gợi cảm, mượt mà, đã diễn tả tài tình thần thái của mảnh đất kinh kỳ. Đó là một Hà Nội thật lãng mạn, mộng mơ khi mùa thu về cùng với nét trầm tư, cổ kính của “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu” mà không nơi nào có được. Qua bài thơ, người đọc bắt gặp hồn thiêng núi sông ngàn năm, đồng thời vẽ nên một bức tranh mùa thu tuyệt vời, mê đắm lòng người qua hình ảnh “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”.

– Nếu khổ đầu Trịnh Công Sơn hoài niệm vẻ đẹp ấn tượng nhất, dễ nhận thấy nhất của mùa thu Hà Nội qua màu đỏ của lá bàng, màu vàng của hàng cây cơm nguội, thì sang khổ hai tác giả lại tập trung vào cái tinh vi, vô hình nhưng lại sống động của mùi hoa sữa và hương cốm thơm mỗi độ thu về. Trong khoảnh khắc giao mùa ấy, nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội được tác giả khám phá và đưa vào ca từ các hình ảnh vô cùng mới mẻ, ấn tượng. Từng ngọn gió mùa thu thơm nồng nàn hoa sữa, từng bàn tay nhỏ nhắn thơm hương cốm xanh, ngay cả những bước chân người đi trên hè phố cũng bất giác vương vương thơm mùi cốm sữa. Xa Hà Nội, nhưng những gì thuộc về Hà Nội vẫn không rời, cứ vấn vương như một nỗi niềm: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về, thơm từng ngọn gió/ Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ/Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”.

– Trong khổ ba, hình ảnh Hồ Tây vào buổi chiều thu hiện lên huyền ảo và nên thơ như một bức tranh thủy mặc được nhà danh họa vừa phác vẽ xong. Mặt nước hồ lay động dưới ánh chiều vàng như thể đang xuyến xao, rung cảm theo tiếng mời gọi của bờ xa. Màu sương mờ lãng đãng, giăng giăng như niềm nhớ thương da diết; từng bầy sâm cầm tránh rét đang bay về hướng mặt trời tìm hơi ấm cuối thu.

– Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh đặc trưng của Hà nội các phép điệp ngữ, điệp cấu trúc, ngôn ngữ gợi cảm… trong lời thơ gợi lên tình cảm lưu luyến, bâng khuâng và cả nỗi nhớ thiết tha trong tâm hồn tác giả.

– Bài thơ làm chúng ta ngỡ ngàng khi nhận được tín hiệu tình yêu thiết tha, bỏng cháy của Trịnh Công Sơn dành cho con người nơi đây. Bắt đầu là tình yêu đối với một người khi “đi giữa mọi người”. Nỗi nhớ ở đây vừa hiện hữu, cụ thể về “một người” nhưng lại hoàn toàn vô hình, vô danh tính. Chính nét khơi gợi nhiều mông lung ấy đã được sự chia sẻ, đồng cảm của nhiều bạn đọc yêu thơ, các thế hệ yêu nhạc Trịnh Công Sơn, yêu mùa thu Hà Nội.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo: anh hai ; đọc hiểu anh hai ; trắc nghiệm anh hai

Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *