Giới thiệu đến các bạn bài viết: Viết từ tâm lũ (Nguyễn Hữu Quý) ; đọc hiểu viết từ tâm lũ (Nguyễn Hữu Quý) ; trắc nghiệm viết từ tâm lũ ; (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
Đọc hiểu: viết từ tâm lũ ; đọc hiểu viết từ tâm lũ ; trắc nghiệm viết từ tâm lũ
Đọc văn bản sau: viết từ tâm lũ ; đọc hiểu viết từ tâm lũ ; trắc nghiệm viết từ tâm lũ
VIẾT TỪ TÂM LŨ
[…] Bao cái chết nối dài cơn hồng thủy
Biết nói sao đây, mây cũng trắng màu tang
Mùa thu ơi, lòng ta trĩu nặng
Hết Rào Trăng lại đến Hướng Phùng!
Những đêm trắng nối dài đêm trắng
Mặt lũ soi trắng bệch mặt người
Đất trắng nước, người trắng tay ngồi đợi
Mặt trời lên, sao chửa thấy mặt trời?
Ta nghe quặn tiếng rừng thét gọi
Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây
Máu đời đấy, những kiếp người lẩy bẩy
Sống bao nhiêu cũng không hết khổ nghèo!
Lại rùng mình nghĩ những quả bom treo
Xả chìm ngập, lo âu vào xóm mạc
Người trách trời bạc ác
Sao chẳng trách người nhá bẩn non sông?
Miền Trung ơi, thương lắm miền Trung
Đẫm nước mắt trôi qua bao mùa bão lũ
Ai khắc khoải đợi mùa rau nhú
Vẫn ân tình mỗi bát cơm chia…
(Nguyễn Hữu Quý, trích “Viết từ tâm lũ”, tháng 10 – 2020)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào sau đây?
- Lục bát.
- Thơ năm chữ.
- Thơ bảy chữ.
- Thơ tự do.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong bài thơ là gì?
- Biểu cảm.
- Tự sự.
- Miêu tả.
- Nghị luận.
Câu 3. Ba câu thơ sau lên tiếng phê phán hiện trạng gì?
Ta nghe quặn tiếng rừng thét gọi
Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây
Máu đời đấy, những kiếp người lẩy bẩy
- Xả rác bừa bãi.
- Nạn phá rừng.
- Hiệu ứng nhà kính.
- Ô nhiễm không khí.
Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây không phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng mưa bão?
- Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thủy
- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
- Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 5. Nội dung của bài thơ trên không thể hiện ý nào sau đây?
- Phê phán những hành động ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên của con người.
- Thể hiện sự tàn khốc của thiên tai đối với con người.
- Thể hiện lòng xót thương đối với số phận của những người dân trong cơn bão lũ.
- Thể hiện thái độ thờ ơ, vô cảm của con người trong thiên tại.
Câu 6. Câu thơ cuối của đoạn thơ nói về truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc ta?
- Yêu quê hương.
- Tương thân tương ái.
- Trân trọng nét đẹp văn hoá dân tộc.
- Truyền thống hiếu học.
Câu 7. Trong 3 câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Những đêm trắng nối dài đêm trắng
Mặt lũ soi trắng bệch mặt người
Đất trắng nước, người trắng tay ngồi đợi
- Nhân hoá, so sánh.
- Điệp ngữ, so sánh.
- Ẩn dụ, hoán dụ.
- Điệp ngữ, ẩn dụ.
Câu 8. Trong câu thơ: Lại rùng mình nghĩ những quả bom treo, “những quả bom” được hiểu theo nghĩa gốc, đúng hay sai?
- Đúng.
- Sai.
Câu 9. Theo em, con người có thể làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng do thiên tai, do lũ lụt?
Câu 10. Thông điệp của đoạn thơ trên là gì?
Phần tự luận
Em hãy viết bài văn nêu ý kiến về một vấn đề đời sống. (“bệnh” lãng phí của giới trẻ trong xã hội hiện đại).
Gợi ý trả lời viết từ tâm lũ ; đọc hiểu viết từ tâm lũ ; trắc nghiệm viết từ tâm lũ
Lựa chọn đáp án đúng: viết từ tâm lũ ; đọc hiểu viết từ tâm lũ ; trắc nghiệm viết từ tâm lũ
Câu 1. D. Thơ tự do.
Câu 2. A. Biểu cảm.
Câu 3. B. Nạn phá rừng.
Câu 4. D. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 5. D. Thể hiện thái độ thờ ơ, vô cảm trước con người trong thiên tai.
Câu 6. B. Tương thân tương ái.
Câu 7. D. Điệp ngữ, ẩn dụ.
Câu 8. B. Sai.
Câu 9. Học sinh nêu được một số việc làm cụ thể để hạn chế ảnh hưởng do thiên tai, do lũ lụt.
Ví dụ:
– Có những quy định bảo vệ rừng chặt chẽ hơn, trồng rừng. – Xả lũ thủy điện hợp lý, đúng quy trình.
– Xử phạt nghiêm minh với hành động xả rác bừa bãi, chặt phá rừng. – Cần chuẩn bị trước tinh thần để đối phó với thiên tai, lũ lụt.
– Sẵn sàng chung tay, góp sức cùng đồng bào trong vùng thiên tai, lũ lụt
– …
Câu 10.
Thông điệp của đoạn thơ: Con người cần sống hòa hợp và có ý thức hơn trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên cũng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Phần tự luận viết từ tâm lũ ; đọc hiểu viết từ tâm lũ ; trắc nghiệm viết từ tâm lũ
- Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn.
- Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận.
- Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn.
Có thể viết bài văn theo hướng sau:
* Mở bài:
Nêu vấn đề: Thực tế hiện nay, “bệnh” lãng phí đang diễn ra ở mức đáng báo động. Ngay cả trong giới trẻ của chúng ta được ăn học, có tri thức, nhưng chúng ta cũng đang mắc phải căn bệnh này.
* Thân bài:
* Giải thích từ ngữ, cách hiểu vấn đề nghị luận:
– Theo từ điển Hán – Việt, lãng là phóng túng, buông thả; phí là để mất đi một cách vô ích do đã dùng không có hiệu quả, dùng quá mức cần thiết hoặc đã bỏ không dùng đến.
– Hiểu một cách đầy đủ, lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả; làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích.
– Lãng phí đó chính là một hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết trong cuộc sống của con người chúng ta, nguy hiểm hơn là nó đang ngày càng diễn ra khá phổ biến hiện nay đối với giới trẻ.
* Ý kiến 1. Sự lãng phí vật chất của tuổi trẻ là không cần thiết
– Trong việc sử dụng lương thực thực phẩm nhiều bạn hiện nay cũng quá lạm dụng, hoang phí một cách vô tội vạ.
+ Hễ đi siêu thị, đi chợ, nhiều bạn trẻ mua quá nhiều đồ ăn thức uống sau đó dùng không hết và bỏ đi.
+ Nếu đi cả nhóm vào quán, nhiều bạn trẻ gọi một bàn đầy thức ăn, bừa phứa cả ra sau đó mỗi món chỉ ăn một vài miếng còn lại đứng lên đi về. Đó là một sự lãng phí khi các bạn cố gắng thể hiện sự sang chảnh, đẳng cấp của bản thân bằng việc gọi một bàn đồ ăn rồi bỏ thừa.
+ Ngay cả đồ dùng, quần áo, có những bạn trẻ dành rất nhiều tiền vào sắm sửa quần áo, mua sắm đồ dùng cá nhân. Đồ mặc cả tháng không lặp bộ nào, thậm chí mỗi bộ đồ chỉ dùng một lần là bỏ vì không muốn mặc lại. Điện thoại thì luôn thay đổi, chạy theo các smatphone đời mới nhất; giày dép, trang mục luôn phải đòi hỏi hợp mốt…
* Ý kiến 2. Sự lãng phí thời gian, sức khỏe là vô cùng nguy hiểm
– Thời gian là vô cùng quý giá, nhưng không ít bạn trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng của thời gian.
+ Bất cứ nơi đâu gần trường học, có nhiều sinh viên, học sinh đều có cửa hàng game online. Không chỉ lãng phí thời gian, nhiều bạn trẻ còn bỏ ăn, bỏ học, bỏ làm chỉ để làm vua trong….thế giới ảo.
+ Không chỉ game, nhiều bạn trẻ còn đắm mình trong những trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook,Tiktok, YouTube, Zalo, Messenger, Chatbot…
– Việc lãng phí thời gian cho games, mạng xã hội, cho sống ảo cũng đồng nghĩa với việc các nạ trẻ đang phung phí nhiều sức khỏe, đánh mất cơ hội học tập,… mà đôi khi nhận ra được thì đã muộn…
– Cần thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất, nhận thức được vấn đề nếu những lãng phí của cá nhân, gia đình, của xã hội sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai ra sao là điều rất quan trọng.
→ Hãy tận dụng tối đa năng lượng mình đang có để làm việc, để tích lũy, để học tập, để giữ gìn sức khỏe. Đó chính là bạn đang “tiết kiệm” cho bản thân, cho gia đình trong tương lai!
* Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề: Sức mạnh của tuổi trẻ là sức mạnh của thể lực, tâm hồn và tri thức. Xin mỗi chúng ta dừng ngay những suy nghĩ, những việc làm có thể dẫn đến lãng phí vật chất, lãng phí thời gian.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo: viết từ tâm lũ ; đọc hiểu viết từ tâm lũ ; trắc nghiệm viết từ tâm lũ
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận