Giới thiệu đến các bạn bài viết: Ngừng viện cớ (Brian Tracy) ; đọc hiểu ngừng viện cớ (Brian Tracy) (Văn bản nghị luận) ; trắc nghiệm ngừng viện cớ (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) ngừng viện cớ ; đọc hiểu ngừng viện cớ ; trắc nghiệm ngừng viện cớ 

Đọc văn bản sau:

(1) “Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, và chúng ta biết phải làm gì để đạt được điều đó. Nhưng trước khi bắt tay vào việc, ta lại quyết định rằng mình cần có một kì nghỉ nho nhỏ ở vùng đất kì ảo mang tên: Đảo Một-Ngày-Nào-Đó. Chúng ta nói rằng: Một ngày nào đó, mình sẽ đọc quyển sách này. Một ngày nào đó, mình sẽ bắt đầu chương trình tập luyện kia. Một ngày nào đó, mình sẽ nâng cao kĩ năng và kiếm nhiều tiền hơn… Một ngày nào đó, mình sẽ thực hiện hết những việc cần làm để đạt được mục tiêu. Một ngày nào đó… Có khoảng 80% dân số dành phần lớn thời gian sống trên đảo Một-Ngày-Nào-Đó. Họ nghĩ ngợi, mơ mộng và tưởng tượng những thứ họ sẽ thực hiện vào “một ngày nào đó”.

(2) Nguyên tắc thành công đầu tiên rất đơn giản: Hãy cuốn gói khỏi đảo Một-Ngày-Nào-Đó! Ngừng viện cớ! Làm hoặc không làm – chứ đừng viện cớ. Đừng nghĩ ra lí lẽ hay lời biện minh vòng vo cho việc mình không chịu hành động. Hãy bắt tay vào thực hiện. Làm bất cứ việc gì. Hãy hành động! Lặp đi lặp lại điều này: Nếu điều đó xảy ra, thì tôi phải là người làm cho nó xảy ra!

Nếu người ta dốc sức để chinh phục mục tiêu cũng nhiều như khi người ta biện hộ cho sự thất bại, thì họ sẽ bất ngờ về chính mình. Nhưng trước hết, bạn phải thoát khỏi đảo Một-Ngày-Nào-Đó đã”.

(Trích Ngừng viện cớ, Brian Tracy, TGM Books dịch)

ngừng viện cớ ; đọc hiểu ngừng viện cớ ; trắc nghiệm ngừng viện cớ 

Lựa chọn đáp án đúng: ngừng viện cớ ; đọc hiểu ngừng viện cớ ; trắc nghiệm ngừng viện cớ 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: (0,5 điểm)

  1. Thuyết minh
  2. Tự sự
  3. Nghị luận
  4. Biểu cảm

Câu 2. Theo tác giả, đâu là nguyên tắc thành công đầu tiên ? (0,5 điểm)

  1. Cần một kì nghỉ nho nhỏ ở vùng đất kì ảo mang tên: Một-Ngày-Nào-Đó
  2. Nghĩ ngợi, mơ mộng và tưởng tượng những thứ họ sẽ thực hiện vào “một ngày nào đó”.
  3. Nếu điều đó xảy ra, thì tôi phải là người làm cho nó xảy ra
  4. Hãy cuốn gói khỏi đảo Một-Ngày-Nào-Đó

Câu 3. Theo bạn, đề tài của văn bản trên là gì ? (0,5 điểm)

  1. Sự nỗ lực
  2. Sự trì hoãn
  3. Sự biện hộ
  4. Sự lười biếng

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng phổ biến trong đoạn (1)? (0,5 điểm)

  1. Ẩn dụ
  2. Điệp
  3. Nhân hóa
  4. Nói quá

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung khái quát của văn bản ? (0,5 điểm)

  1. Tác hại của thói quen trì hoãn
  2. Tác hại của thói quen trì hoãn và cách khắc phục
  3. Hậu quả của thái độ không dứt khoát
  4. Những cách thức để đạt được thành công

Câu 6. Quan điểm của tác giả đối với thói quen trì hoãn là gì? (0,5 điểm)

  1. Phê phán
  2. Ủng hộ
  3. Ca ngợi
  4. Trung lập

Câu 7. Theo bạn, mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì ? (0,5 điểm)

  1. Giúp người đọc nhận ra tác hại của thói quen trì hoãn
  2. Cổ vũ người đọc hãy bắt tay ngay vào những việc mình cần làm
  3. Phê phán, nhắc nhở những người có thói quen trì hoãn
  4. Cả ba đáp án trên

 

Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Thông điệp nào từ văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với bạn? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 9. Hãy chỉ ra 02 phương pháp giúp khắc phục thói quen trì hoãn ? (1,0 điểm)

Câu 10. Bạn có cho rằng nếu khắc phục được thói quen trì hoãn thì con người chắc chắn sẽ thành công không?  (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)

 

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội Facebook.

 

ngừng viện cớ ; đọc hiểu ngừng viện cớ ; trắc nghiệm ngừng viện cớ 

Gợi ý trả lời ngừng viện cớ ; đọc hiểu ngừng viện cớ ; trắc nghiệm ngừng viện cớ 

ĐỌC HIỂU ngừng viện cớ ; đọc hiểu ngừng viện cớ ; trắc nghiệm ngừng viện cớ 

Câu 1. C Nghị luận

Câu 2.  D Hãy cuốn gói khỏi đảo Một-Ngày-Nào-Đó

Câu 3.  B Sự trì hoãn

Câu 4.  B Điệp

Câu 5.  B Tác hại của thói quen trì hoãn và cách khắc phục

Câu 6.  A Phê phán

Câu 7.  D Cả ba đáp án trên

Câu 8.  Tham khảo:

– Đừng trì hoãn, hãy bắt tay ngay vào công việc mà bạn muốn làm

– Lí giải: Vì khi ta trì hoãn, ta sẽ chỉ làm lãng phí thời gian; đánh mất cơ hội, làm nhụt ý chí; chỉ khi bắt tay ngay vào công việc ta mới nắm được thời cơ, rèn luyện bản lĩnh, tăng trải nghiệm, tăng hiểu biết và có được thành công.

Câu 9.  Tham khảo:

– Suy nghĩ về những hậu quả nếu tiếp tục trì hoãn

– Bắt tay ngay vào công việc dù mình chưa sẵn sàng

Câu 10.   Tham khảo:

– Đồng tình

– Lí giải: Vì khi không trì hoãn, ta sẽ bắt tay ngay vào công việc, và dù không đạt được kết quả như mong muốn thì ta cũng thành công trong việc phát triển bản thân.

Hoặc:

– Không đồng tình

– Lí giải: để thành công, ngoài việc từ bỏ thói quen trì hoãn thì ta còn cần thêm nhiều yếu tố nữa như kiến thức, kĩ năng, phương pháp làm việc và một số điều kiện khách quan.

ngừng viện cớ ; đọc hiểu ngừng viện cớ ; trắc nghiệm ngừng viện cớ 

VIẾT ngừng viện cớ ; đọc hiểu ngừng viện cớ ; trắc nghiệm ngừng viện cớ 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội Facebook.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

  1. Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; nêu lý do hay mục đích viết bài luận.
  2. Giải thích vấn đề: Lạm dụng facebook là tình trạng sử dụng facebook một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
  3. Bàn luận về tác hại của việc lạm dụng Facebook:

– Việc lạm dụng facebook khiến chúng ta lãng phí thời gian. Thay vì có thể dùng thời gian đó cho việc học hoặc những việc có ích khác, chúng ta lại chỉ dùng thời gian để ngồi lướt facebook, đọc và xem những thứ vô bổ.

– Việc lạm dụng facebook gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chúng ta quá lạm dụng nó, chúng ta sẽ thức khuya. Điều này tác động không tốt đến thị lực, đến giấc ngủ, đến chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể.

– Việc lạm dụng facebook cũng có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Khi chúng ta thường xuyên lên face, rất khó tránh khỏi những lúc, vì bực mình với một bài viết nào đó, chúng ta buông ra những lời lẽ nặng nề. Điều này có thể dẫn đến xích mích, hoặc thậm chí là gây gổ, đánh nhau.

  1. Lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook:

– Chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những công việc có ích: học bài, nói chuyện với gia đình, học thêm kĩ năng…

– Chúng ta sẽ ăn ngủ điều độ hơn, do đó sẽ có được sức khỏe tốt hơn.

– Chúng ta sẽ tập trung hơn vào những mối quan hệ thân thiết, cải thiện và phát triển chất lượng của những mối quan hệ thực sự hữu ích.

Mục cuối ở phần thân bài, chúng ta cùng đề ra 1 số giải pháp để khắc phục thói quen lạm dụng facebook:

  1. Giải pháp để từ bỏ thói quen nghiện Facebook:

– Lên kế hoạch cụ thể về những việc cần làm trong ngày, chỉ dùng facebook vào một khoảng thời gian nhất định, vào lúc rảnh rỗi.

– Chỉ lên facebook khi thực sự cần thiết: cần tìm kiếm thông tin, cần đăng những nội dung quan trọng.

  1. Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hy vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *