Giới thiệu đến các bạn bài viết: THẦN KAMA (THẦN TÌNH YÊU ẤN ĐỘ) ;đọc hiểu thần kama ; trắc nghiệm thần kama (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: thần kama ; đọc hiểu thần kama ; trắc nghiệm thần kama

THẦN KAMA (THẦN TÌNH YÊU ẤN ĐỘ)

            Kama là con trai của thần Vishnu và Lakshmi. là vị thần trắng trẻo, đẹp trai nhất trong chư thần, bởi vì ông chính là vị thần của tình yêu. Kama cầm một cây cung làm bằng cây mía, dây cung là cả một đàn ong đang bay, đầu mũi tên của thần là những bông hoa xoài, khiến kẻ nào bị trúng tên thì sẽ sa vào bể ái tình không dứt ra được. Vợ của thần Kama tên là Rati (Đam mê), và người bạn đồng hành của ông là Vasanta (chúa xuân). Thú cưỡi của Kama là một con vẹt. Đi hộ tống bên cạnh thần Kama luôn là một đống tiên nữ đi đến đâu thì ở đấy không khí yêu đương bốc lên ngút trời.

            Xưa Taraka là con quỷ có uy lực ghê  gớm khiến cả đấng tối cao Brahma cũng phải kính nể. Nó bắt thần Brahma truyền cho nó phép trường sinh bất tử. Từ khi có phép đó nó trở nên kiêu ngạo, khinh rẻ các thần linh. Các thần muốn tiêu diệt Taraka nhưng biết chắc rằng không có ai ngoài con trai của thần Siva sinh ra mới đủ sức tiêu  diệt nó. Nhưng khốn nỗi Siva theo chủ nghĩa khổ hạnh, không chịu lấy vợ. Các thần bàn cách làm sao cho Siva cưới Uma – con gái thần núi Himallahya. Kama nhận nhiệm vụ cực kỳ khó khăn này. Chàng mang “vũ khí”, dẫn  đoàn tuỳ tòng và nàng Uma lên đỉnh núi Kailasa, nơi thần Siva đang ngồi tu luyện.

            Uma được trang điểm lộng lẫy, nàng tìm mọi cách khêu gợi dục tình của Siva,  nhưng Siva không mảy may xao động, đôi mắt vẫn lim dim hướng  về  thượng  đế.  Chờ  đến  khi nàng Uma có sức quyến rũ và xinh đẹp tuyệt trần,  Kama gương  cung bắn thẳng mũi tên vào trái tim Siva. Thần Siva bàng hoàng, nhức  nhối trái tim, vùng đứng dậy, quắc mắt tìm kiếm xem kẻ  nào dám cả gan quấy rối.

            Trông thấy Kama, thần mở to con mắt thứ ba trên trán, phun lửa hừng hực đốt cháy Kama  thành tro. Nhưng trái tim Siva vẫn nhức nhối, ngọn lửa tình trong người cứ  bừng cháy. Siva ẩn nấp vào bóng cây râm mát hòng dập tắt lửa  tình. Vô hiệu, vì  xung quanh có nhiều sơn nữ xinh đẹp đang nhìn Siva khiến cho ngọn lửa càng nóng hơn. Thần chạy trốn xuống hồ nước, nước hồ lại càng sôi lên khi nàng  Uma đứng  trên bờ  hồ chờ đón. Cuối cùng Siva nhảy lên bờ. Nàng Uma chạy tới ôm chặt lấy  thần. Lúc ấy Siva mới cảm thấy lòng mình êm dịu. Thế là Siva lấy vợ và sinh con trai.

            Sau khi thần Kama chết thế giới trở nên khô cằn, lạnh lẽo vì Thần tình yêu không còn nữa. Thần linh và loài người đều vô cùng lo sợ. Mọi người lập đàn tế lễ cầu xin Siva cải tử hoàn sinh cho Kama. Nàng Rati goá bụa, đau khổ tìm nàng Uma  năn nỉ cầu xin Siva cho chồng sống lại. Siva đồng ý cho Kama sống lại nhưng phải chịu vô hình vô ảnh. Và Kama tồn tại mãi với muôn loài cho đến ngày nay.

(Trích “Thần thoại Ấn Độ”)

thần kama ; đọc hiểu thần kama ; trắc nghiệm thần kama
Thần Kama

Câu 1: Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?

  1. Ngôi thứ nhất số ít
  2. Ngôi thứ nhất số nhiều
  3. Ngôi thứ ba.
  4. Vừa kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là”

  1. Kama.
  2. Siva
  3. Uma
  4. Taraka.

Câu 3: Trong văn bản có bao nhiêu chi tiết hoang đường kì ảo?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 4: Trong văn bản, Kama đã có sự thay đổi như thế nào?

  1. Tư vô hình vô ảnh trở nên hữu hình.
  2. Từ hữu hình thành vô hình vô ảnh.
  3. Không có bất cứ sự thay đổi nào.
  4. Từ chàng trai trắng trẻo, đẹp trai trở thành người đen đúa, xấu xí.

Câu 5: Chi tiết thần Kama có “cây cung bằng mía và dây cung bằng cả bầy ong” có ý nghĩa gì?

  1. Tượng trưng cho vẻ đẹp và uy quyền của thần Kama.
  2. Khẳng định rằng tình yêu luôn có những lời ngọt ngào nhưng cũng có nọc độc chết người.
  3. Khẳng định tình yêu luôn có những lời ong bướm ngọt ngào.
  4. Khẳng định tình yêu rất gần gũi với người lao động (nhất là những người làm vườn).

Câu 6: Chi tiết “trái tim Siva vẫn nhức nhối, ngọn lửa tình trong người cứ bừng cháy” được hiểu như thế nào cho hợp lí nhất?

  1. Khẳng định tình yêu luôn mang đến những sự nhức nhối và phiền toái trong lòng người khác.
  2. Khẳng định tình yêu có sức mạnh khủng khiếp có thể khuất phục mợi người.
  3. Khẳng định tình yêu luôn rực cháy trong trái tim mọi người, kể cả những người tu hành khổ hạnh.
  4. Khẳng định sức hấp dẫn, sức mạnh và sự bất diệt của tình yêu đối với mọi người, kể cả người tu hành.

Câu 7. Thông điệp ý nghĩa nhất được rút ra từ văn bản là:

  1. Tình yêu sẽ thiêu rụi mọi thứ vì thế nên cẩn thận.
  2. Tình yêu mang sức mạnh vô song và có ý nghĩa lớn lao trọng đại.
  3. Tình yêu vô hình vô ảnh khó nắm bắt.
  4. Tình yêu luôn kèm theo những lời ong bướm đường mật.

Câu 8: Nhân vật Kama khiến anh/chị liên tưởng đến nhân vật nào?

  1. Adam (Kinh Cựu ước)
  2. Eros (Thần thoại Hy Lạp)
  3. Rama (Sử thi Ramayana)
  4. Atena (Thần thoại Hy Lạp)

Câu 9: Trong văn bản có đoạn viết: Sau khi thần Kama chết thế giới trở nên khô cằn, lạnh lẽo vì Thần tình yêu không còn  nữa. Thần  linh và loài người đều vô cùng lo sợ. Mọi người lập  đàn tế  lễ cầu xin Siva cải tử hoàn sinh cho Kama.”. Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về chi tiết trên bằng một đoạn văn có độ dài 5-7 dòng.

Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 dòng, trình bày những cảm nhận của mình về cái hay, cái đẹp của văn bản trên.

 

Phần hai: Viết (4,0 điểm) thần kama ; đọc hiểu thần kama ; trắc nghiệm thần kama

Có ba quan điểm sau:

  1. Vừa học vừa yêu.
  2. Yêu đã rồi học sau.
  3. Học trước yêu sau.

Hãy viết một bài luận trình bày quan điểm của anh/chị về mối quan hệ giữa sự nghiệp học hành và tình yêu.

thần kama ; đọc hiểu thần kama ; trắc nghiệm thần kama
Thần Kama

Gợi ý trả lời: thần kama ; đọc hiểu thần kama ; trắc nghiệm thần kama

Câu 1: c. Ngôi thứ ba.

Câu 2: a. Kama.

Câu 3: 

Câu 4: b. Từ hữu hình thành vô hình vô ảnh.

Câu 5: c. Khẳng định tình yêu luôn có những lời ong bướm ngọt ngào.

Câu 6: d Khẳng định sức hấp dẫn, sức mạnh và sự bất diệt của tình yêu đối với mọi người, kể cả người tu hành.

Câu 7: b. Tình yêu mang sức mạnh vô song và có ý nghĩa lớn lao trọng đại.

Câu 8: b. Eros (Thần thoại Hy Lạp)

Câu 9:

– Đây là đoạn văn rất hay và giàu ý nghĩa. Đoạn văn đã thể hiện quan điểm rất tiến bộ của nhân dân lao động Ấn Độ cổ xưa về vai trò và sức mạnh của tình yêu.

– Khi thần Tình yêu Kama chết thế giới trở nên khô cằn, lạnh lẽo => thế giới sẽ mất hết sự sống; mất hết ý nghĩa nếu không còn tình yêu.

=> Cần phải biết trân trọng, nâng niu, biết vun trồng để xây dựng một tình yêu đẹp.

=> Phải biết đấu tranh chống lại thói vụ lợi, thấp hèn, toan tính trong tình yêu.

=> Hãy nhìn đời và cảm nhận thế giới bằng trái tim yêu => Hoa hạnh phúc sẽ tỏa hương thơm suốt đời bạn.

Câu 10:

Cái hay, cái đẹp của văn bản:

– Về nội dung: Văn bản là những trang văn đẹp viết về tình yêu với những quan điểm hết sức tiến bộ.

+ Văn bản đã nói lên những đặc trưng đã trở thành quy luật của tình yêu: tình yêu gắn liền với những lời ong bướm, ngọt ngào; tình yêu gắn liền với mùa xuân, tuổi trẻ; tình yêu sẽ chắp cánh cho ngôn ngữ thăng hoa.

+ Bày tỏ vai trò, sức mạnh của tình yêu: tình yêu có sức quyến rũ lạ lùng; tình yêu làm cho cuộc sống ấm áp, tươi vui và tràn đầy sức sống.

– Về hình thức:

+ Tình huống truyện hấp dẫn; bất ngờ.

+ Chi tiết li kì, hấp dẫn.

+ Sử dụng rất nhuần nhuyễn, sáng tạo các yếu tố kì ảo hoang đường => câu chuyện trở nên thi vị mang màu sắc thần thoại nhưng không làm mất đi tính đời thường.

+ Hình ảnh so sánh, đối lập giàu sức gợi

=> tạo nên những trang văn đẹp khi viết về tình yêu => đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học nhân loại.

– Về thái độ, tình cảm:

+ Văn bản đã thể hiện thái độ trân trọng tình yêu của người lao động Ấn Độ cổ xưa.

thần kama ; đọc hiểu thần kama ; trắc nghiệm thần kama
Thần Kama

Phần II. Viết thần kama ; đọc hiểu thần kama ; trắc nghiệm thần kama

– Học sinh có thể chọn một trong 3 quan điểm được nêu trong đề bài.

– HS có thể bày tỏ những ưu và hạn chế khi yêu ở tuổi học trò.

MB: Khẳng định tình yêu là thứ tình cảm rất tự nhiên, chân thành và thiêng liêng của thế giới loài người; tuy nhiên yêu ở tuổi nào và yêu như thế nào là một điều đáng bàn với giới trẻ.

TB:

  1. Khái niệm tình yêu là gì?
  2. Những biểu hiện phong phú của tình yêu.
  3. Phân tích những lợi và hại trong tình yêu:

– Tác dụng:

+ Yêu làm cho con người cảm thây vui vẻ, hạnh phúc có nhiều động lực hơn trong cuộc sống.

+ Khi yêu các bạn trẻ sẽ chín chắn hơn, trưởng thành hơn.

+ Khi yêu con người ta biết hi sinh, biết phấn đấu vì người khác.

+ Khi yêu, trái tim trở nên phong phú và giàu có hơn

+ Khi yêu con người sạch sẽ hơn, biết hoàn thiện về vóc dáng, tâm hồn, tính cách để xứng đáng với người mình yêu.

– Hạn chế khi yêu ở tuổi học trò:

+ Thường mất thời gian nhớ nhung, giận hờn nên sẽ chiếm khá lớn thời gian học tập.

+ Nếu giận hờn sẽ đờ đẫn, buồn chán không có thời gian để phát triển bản thân.

+ Tuổi này chưa chín chắn trưởng thành dễ chia tay; dễ có những lời nói và hành động làm tổn thương nhau.

+ Tuổi học trò yêu bằng trái tim nhiều lúc si dại, mù quáng nên nếu bị tác động tiêu cực dễ có hành động dại dột để lại những hậu quả nặng nề.

+ Ngày nay, một số bạn không được trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên nên có thể có những hành động đi quá giới hạn tình yêu tuổi học trò.

=> Chính vì những lẽ trên, yêu là lợi bất cập hại; không nên yêu sớm; dành thời gian để phát triển sự nghiệp; hoàn thiện nhân cách.

  1. Bàn luận về cách hướng tới vun đắp xây dựng một tình yêu đẹp trong tương lai.

KB: 

Khẳng định lại quan điểm của cá nhân về tình yêu.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *