Giới thiệu đến các bạn bài viết: Tiếng trống trường (Chữ Văn Long); đọc hiểu tiếng trống trường (Chữ Văn Long) ; trắc nghiệm tiếng trống trường  (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) tiếng trống trường chữ văn long ; đọc hiểu tiếng tiếng trống trường chữ văn long ; trắc nghiệm tiếng trống trường chữ văn long

Đọc bài thơ sau:

(1) “Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ

Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi

Bàn chân nhỏ băng qua đồng, qua ruộng

Tiếng trống trường giục giã những mùa thi.

 

(2) Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt

Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu

Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại

Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau.

 

(3) SAO CHẲNG THỂ MỘT LẦN NHƯ THẾ NỮA?

Ngồi chung bàn chung ghế như xưa

Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng

Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ.

 

(4) SAO CHƯA ĐẾN TÌM NHAU BÈ BẠN?

Bao năm ròng trọ học thổi cơm chung

Hãy ngồi lại thêm một lần so đũa

Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm.

 

(5) SAO KHÔNG THỂ CÙNG VỀ THĂM THẦY CŨ?

Ôi cái trống da trâu thay bọc lại bao lần

Giờ mới biết từng hồi trống ấy

Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng

 

(6) Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ

Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi.”

 (Tiếng trống trường – Chữ Văn Long)

tiếng trống trường chữ văn long ; đọc hiểu tiếng tiếng trống trường chữ văn long ; trắc nghiệm tiếng trống trường chữ văn long

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

  1. Tự do
  2. Bảy chữ
  3. Tám chữ
  4. Lục bát

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì? (0,5 điểm)

  1. Tự sự
  2. Biểu cảm
  3. Nghị luận
  4. Thuyết minh

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ viết in hoa? (0,5 điểm)

  1. Ẩn dụ
  2. Nhân hóa
  3. Điệp cấu trúc
  4. So sánh

Câu 4. Câu thơ nào sau đây nói về sự trôi chảy của thời gian? (0,5 điểm)

  1. Tiếng trống trường giục giã những mùa thi.
  2. Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau.
  3. Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ.
  4. Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm.

Câu 5. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ (1) và khổ (2)? (0,5 điểm)

  1. Nỗi nhớ về thầy cô và trường lớp
  2. Nỗi nhớ về tuổi thơ
  3. Nỗi nhớ về tuổi học trò và bạn bè thời cắp sách
  4. Nỗi nhớ về mối tình thuở học trò

Câu 6. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ (3), (4)? (0,5 điểm)

  1. Nỗi khát khao được sống lại những năm tháng của tuổi học trò
  2. Niềm vui mừng khi được thăm lại bạn cũ, trường xưa
  3. Nỗi buồn vì phải xa bạn bè, trường lớp
  4. Nỗi nhớ khôn nguôi về mối tình đầu

Câu 7. Dòng nào sau đây nói về cảm xúc chủ đạo của bài thơ? (0,5 điểm)

  1. Nỗi nhớ về người thầy giáo cũ
  2. Nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ
  3. Nỗi nhớ về tuổi học trò và ước mong được sống lại thời tươi đẹp ấy
  4. Nỗi nhớ về bạn bè thời cắp sách

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Bạn hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: “Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng”? (0,5 điểm)

Câu 9. Kỉ niệm nào trong bài thơ gây xúc động nhất đối với bạn? Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 10. Theo bạn, điều gì là đáng nhớ nhất trong những năm tháng cắp sách tới trường? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ trên.

tiếng trống trường chữ văn long ; đọc hiểu tiếng tiếng trống trường chữ văn long ; trắc nghiệm tiếng trống trường chữ văn long

Gợi ý trả lời tiếng trống trường chữ văn long ; đọc hiểu tiếng tiếng trống trường chữ văn long ; trắc nghiệm tiếng trống trường chữ văn long

ĐỌC HIỂU tiếng trống trường chữ văn long ; đọc hiểu tiếng tiếng trống trường chữ văn long ; trắc nghiệm tiếng trống trường chữ văn long

Câu 1. A Tự do

Câu 2. B Biểu cảm

Câu 3. C Điệp cấu trúc

Câu 4. A Tiếng trống trường giục giã những mùa thi.

Câu 5. C Nỗi nhớ về tuổi học trò và bạn bè thời cắp sách

Câu 6. A Nỗi khát khao được sống lại những năm tháng của tuổi học trò

Câu 7. C  .Nỗi nhớ về tuổi học trò và ước mong được sống lại thời tươi đẹp ấy

Câu 8. Ý nghĩa của hai dòng thơ: “Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng”:

– Nhận ra sự vất vả, cực nhọc, nhận ra công lao của người thầy năm xưa đối với học trò.

– Sự áy náy, day dứt vì đã không nhận ra điều đó sớm hơn.

Câu 9. Học sinh tự do lựa chọn một kỉ niệm mà bản thân cho là gây xúc động nhất và có lý giải thuyết phục. Gợi ý: Kỉ niệm về bạn bè, về những giờ học, những bữa cơm chung, kỉ niệm về người thầy giáo cũ…

Câu 10.  

Gợi ý:

– Nhớ về thầy cô giáo

– Nhớ về một tiết học

– Nhớ về một người bạn

v.v…

tiếng trống trường chữ văn long ; đọc hiểu tiếng tiếng trống trường chữ văn long ; trắc nghiệm tiếng trống trường chữ văn long

VIẾT

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

  1. Giới thiệu tác phẩm, tác giả, thể loại…; nêu nội dung cần phân tích, đánh giá.
  2. Phân tích chủ đề của bài thơ: Bài thơ là nỗi hoài niệm thiết tha về một thời cắp sách tới trường, nỗi ước mong cháy bỏng được sống lại quãng đời tươi đẹp ấy, đồng thời nó cũng là sự tiếc nuối không nguôi khi biết rằng thời gian sẽ không trở lại bao giờ.

– Nỗi hoài niệm thiết tha về một thời cắp sách: Nỗi nhớ bỗng chợt ùa về kéo theo những kỉ niệm: con đường tới trường, tiếng trống, mùa thi, bạn bè, mái trường, những tiết học, những buổi trọ học thổi cơm chung, người thầy giáo cũ…

– Nỗi ước mong cháy bỏng được thể hiện qua hàng loạt các câu hỏi được lặp lại: “Sao chẳng thể thêm một lần gặp nữa”, “Sao chưa đến tìm nhau bè bạn”, “Sao không thể cùng về thăm thầy cũ”…

– Nhưng những cụm từ như “sao chẳng thể”, “sao chưa đến”, “sao không thể” cũng đồng thời nhấn mạnh rằng: dù có ước mong cháy bỏng đến bao nhiêu đi chăng nữa, cũng không thể quay về quá khứ, không thể sống lại được một thời đã qua. Bài thơ, do vậy, cũng gợi lên trong ta những bùi ngùi, nhớ tiếc.

  1. Đánh giá chủ đề của bài thơ:

– Nỗi hoài niệm về một thời cắp sách là một chủ đề quen thuộc trong thơ ca, nhưng Chử Văn Long vẫn đem đến cho ta những rung động mãnh liệt nhờ vào cảm xúc chân thành tự đáy lòng của nhà thơ, nhờ vào việc gợi nhắc lại những hình ảnh đã trở thành ký ức chung của rất nhiều thế hệ học trò.

– Bài thơ cho thấy tác giả là một con người có tâm hồn sâu sắc, nặng lòng với quá khứ, với tuổi học trò.

– Bài thơ cũng nhắc nhớ mỗi chúng ta hãy biết trân trọng những khoảnh khắc còn được ngồi trên ghế nhà trường, để mai này khi xa rồi sẽ không nuối tiếc.

  1. Khẳng định lại một cách khái quát về chủ đề của bài thơ; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: tiếng trống trường chữ văn long ; đọc hiểu tiếng tiếng trống trường chữ văn long ; trắc nghiệm tiếng trống trường chữ văn long

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *